Nhà thờ họ – nơi lưu giữ những truyền thống cội nguồn

Về quê đã như một tâm niệm của mỗi người con xa xứ trong những dịp lễ Tết hay những lúc con người ta đã mỏi gối chồn chân nơi chân trời góc bể muốn được về nơi quê cha đất tổ để hưởng cái thú thanh nhàn.

Dấu chân chim, ngàn năm trên gương mặt quê hương

Đôi khi, ai đó, vẫn hỏi tôi về quê hương. Tôi chưa bao giờ nhận mình là người Hà Nội, dù thành phố ấy là nơi tôi sinh ra, lớn lên, và cất cánh bay đi miết. Tôi còn nhớ, ở đâu đó, tôi đã viết: “Hà Nội như mẹ cha; Sài Gòn là chính tôi, nguyên bản”.

Kẻ Gỗ là đây bao năm đợi tháng chờ

Nói đến công trình thuỷ lợi vừa đẹp vừa mang lại hiệu quả thiết thực cho lợi ích dân sinh thì phải kể đến hồ Kẻ Gỗ thuộc địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Ký ức ngọn đèn dầu

Ngày ấy, thôn vạn chài nghèo Xuân Yên – Nghi Xuân (Hà Tĩnh) thật bình yên và lặng lẽ đến sợ. Sau một ngày mưu sinh vất vả, tối đến, nhà nào cũng có một chiếc đèn dầu leo lét trong nhà.

Ngàn Phố: Dòng sông màu tím

Tôi không được sinh ra bên dòng sông Ngàn Phố hiền hòa nhưng tuổi thơ tôi đã có những năm tháng ngụp lặn sáng chiều ở đó. Giấc ngủ còn chập chờn đã nghe tiếng lịch xịch neo buộc của những chuyến đò ngang chở đầy mưa nắng cuộc đời.

Nghi Xuân: Nét đẹp truyền thống văn hóa của một dòng họ

Dòng họ Nguyễn Tiến sỹ, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh là một dòng họ lớn có nhiều danh nhân khoa bảng, học cao biết rộng. Trong suốt từ thế kỷ 16 đến nay, dòng họ đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc cũng như chấn hưng dòng họ.

Về "Làng Đỏ" Phù Việt – Thạch Hà

Nhân chuyến công tác của chồng tại trường Đại học Hà Tĩnh, tôi cùng anh về thăm lại "Làng Đỏ" Phù Việt (Thạch Hà) để tìm lại bao ký ức, kỷ niệm nơi tuổi thơ tôi từng nhiều năm gắn bó và chứng kiến những đổi thay trên mảnh đất thân yêu này…

Đồng quê Hà Tĩnh gió lào cát trắng

Quê tôi, miền Trung nắng nóng và gió lào, đất và người nơi đây cằn cỗi nhưng trong mắt tôi quê hương lúc nào cũng là màu xanh mát của bầu trời và những đồng lúa thẳng cánh cò bay.

Hà Tĩnh: Ký ức về một trung đội anh hùng

Chiến tranh, cũng như một phần của lịch sử dân tộc, nhiều khi chỉ được ghi lại đầy đủ nhất trong ký ức của nhân dân. Với Trung đội súng máy phòng không 12 ly 7, tập trung từ năm 1965 đến 1972, nhận nhiệm vụ bảo vệ thị xã Hà Tĩnh và từng bắn rơi bốn máy bay Mỹ là một trường hợp đặc biệt. Ðặc biệt hơn, đây là một trung đội chủ yếu là nữ, phần đông là học sinh mới 17, 18 tuổi. Sau chiến tranh, Trung đội đã giải tán, nhưng ký ức về họ sẽ còn mãi…

Mùa tơi đón nắng

Nắng nóng “lịch sử” trong những ngày hè đã mách tôi tìm về Thạch Hương (Thạch Hà), một địa chỉ truyền thống làng nghề chằm tơi để tìm hiểu về sức mạnh của làng nghề này trong bối cảnh mới.

Sông Cày vẫn tha thiết chảy!

Chẳng biết từ bao giờ con sông Cày như nét mày thiếu nữ đã trở thành biểu tượng của vùng đất có lịch sử hơn ngàn năm có lẻ Thạch Hà (1007 năm). Sông Cày gắn với bao biến đổi thăng trầm lịch sử, bao tên tuổi người Thạch Hà đến mức nhắc đến Thạch Hà người ta nghĩ tới sông Cày và ngược lại.

Những đứa trẻ lớn lên từ đồng ruộng

Có lẽ mỗi năm có bao nhiều mùa thì lòng người cũng bấy nhiêu cảm xúc chộn rộn. Và khi những đàn chim ngói chấp chới bay về tìm thức ăn trên đồng quê xôn xao mùa gặt, lòng tôi cũng xao xuyến bâng khuâng…

TP. Hà Tĩnh: Rực rỡ sắc màu hoa phượng đỏ

Tháng năm, là mùa hoa Phượng bắt đầu le lói trên tán cây. Như đốm lửa hồng e ấp núp sau những mắt lá xanh, những nụ hoa chợt bùng cháy từng vệt đỏ rực trong cái nắng óng vàng giữa nền trời Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh ơi, thương lắm hẹn ngày về

Chiều Hà Tĩnh cháy trời hoa phượng nở Tiếng ve ngân náo nức gọi hè về Trang giấy mỏng tím từng dòng lưu bút Mai xa rồi mỗi đứa một nơi.

Chạnh lòng… chợ quê Hương Sơn

Sau 25 năm xa quê, hè năm ngoái tôi mới có dịp trở lại quê nhà và đi chợ quê. Đã chừng ấy năm nhưng chợ quê ngày nào vẫn chẳng đổi khác là bao. Nói là ngôi chợ, nhưng thực tế chẳng có nhà lồng, sạp hàng hay kiôt, mà chỉ là một bãi đất trống trên triền đê, nơi tiếp giáp của ba xã Sơn Trà, Sơn Hà, Sơn Bình của huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Siêu phẩm tiếng Nghệ

“Bửa nớ đi ngoài cươi bấp cái cẳng bổ trợt cái trục cúi, mai đi mần không đặng. Quê choa nói rứa đó, bọn bây dịch đi”.

Ngược nguồn Ngàn Trươi

Người dân 2 xã Hương Quang, Hương Điền thuộc vùng lòng hồ Công trình thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang (Vũ Quang) đang háo hức đón xuân Nhâm Thìn. Với họ niềm vui thật tràn đầy, song, nỗi lòng cũng đang khấp khởi trào dâng, bởi chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, tất cả sẽ phải cất bước ra đi nhường đất, nhường lại mặt bằng cho dự án.

Ngược bến Tam Soa

Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh ngoài tài nguyên rừng còn là nơi xuất phát của nậm Ngàn Trươi, một nhánh của con sông Ngàn Sâu. Hai con sông chính của Hà Tĩnh chảy từ phía Tây là Ngàn Phố thuộc địa phận huyện Hương Sơn và Ngàn Sâu thuộc địa phận huyện Hương Khê cùng đổ về Đức Thọ và gặp nhau tại bến Tam Soa.

BÀI ĐỌC NHIỀU

Hai kiểm lâm tử vong khi tham gia chữa cháy rừng

Theo tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, có 2 cán bộ kiểm lâm tử vong khi đang làm nhiệm vụ chữa cháy rừng tại đỉnh cao 2.000m, rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh, khu vực xã Lao Chải, huyện Vị Xuyên.

Đại dự án hoang tàn ở Hà Tĩnh: FLC có biến, bỏ mặc khu nông nghiệp công nghệ cao èo uột

Năm năm trước, Hà Tĩnh giao hơn 240 ha đất để Công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản FAM Hà Tĩnh (thuộc Tập đoàn FLC) thực hiện Dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, đến nay, dự án đang có nguy cơ “khai tử” do việc sản xuất kém hiệu quả, hoạt động cầm chừng và liên tục thu hẹp diện tích sản xuất...

TOP