Vì đó là quê nhà

18 tuổi, tôi vào Sài Gòn học và mang theo quyết tâm: Bất cứ giá nào cũng sẽ “trụ” lại thành phố này. Tôi ghét miền Trung nắng cháy đến khô người. Tôi cũng chẳng chịu được những cơn mưa dầm dề mùa đông, gió lùa buôn buốt.

Gặp lại một 'nàng' trong thơ Phạm Tiến Duật

“… Em ở Thạch Kim sao em đùa bảo anh là Thạch… Nhọn/ Đêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón/ Cái miệng em ngoa cho bạn em cười giòn/ Giọng Hà Tĩnh buồn cười đáo để…”. Tác phẩm Gởi em, cô thanh niên xung phong của nhà thơ Phạm Tiến Duật một thời đã đi vào lòng bạn đọc và góp phần làm nên tên tuổi ông.

Giới thiệu Trường Ca Đồng Lộc (Chương cuối)

Những năm chiến tranh ác liệt ấy, khi tôi đến Ngã Ba Đồng Lộc thì Mười cô gái Anh hùng bám trụ giữa trọng điểm này đã hy sinh, thế mà tôi và đồng đội vẫn không kịp thắp một nén hương. Những người lính chúng tôi vẫn tiếp tục đi về phương Nam. “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”. Câu thơ của Phạm Tiến Duật lúc ấy là vô cùng chân thực, nó đúng với tâm trạng người lính, đúng với tâm trạng những người đi vào cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước” lúc bấy giờ. Dù chỉ đi qua, nhưng những địa danh quanh Đồng Lộc vẫn ghi vào trí nhớ của tôi,…

Những dân cư lá vàng

Tôi ngược rừng một ngày cuối xuân, Nắng lang thang trên những giãi đồi bạt ngàn hoa tím. Con đường qua những địa danh: Động Bụt, Khe Giao, Con Chôồng, Khe Bứa quá đỗi thân quen. Chỉ hơn hai mươi năm con người đã làm được một việc “phi thường” biến rừng thành đồi. Bây giờ họ đang cố biến đồi thành rừng.

Yêu Hà Tịnh!

Nhớ đến comment của một người không quen ở blog mà giờ đây trong tôi có nhiều cảm xúc quá! Tên blog tôi là “ Hà Tịnh quê choa đó! “ . Có lẽ đã rõ ràng để người ấy biết quê tôi ở Hà Tĩnh. Và thế rồi người ta comment cho tôi là: “ Đã đi qua Hà Tĩnh. Hà Tĩnh nghèo nhưng đẹp ‘’. Nghèo nhưng đẹp ư ?…

Thương nhớ Sông La

Mùa bão lũ đã đến , chúng tôi là những đứa con xa quê luôn luôn lo lắng cho mảnh đất Đức thọ phải chống chọi với thiên tai khắc nghiệt, Những xóm ở ngài đê, mổi khi nước Sông la dâng lên, tất cả đều chìm trong làn nước đục. Tôi xin gửi tới Ban biên tập cảm xúc của mình qua bài thơ sau đây:

Trường Ca Đồng Lộc "chương 4, 5"

Những năm chiến tranh ác liệt ấy, khi tôi đến Ngã Ba Đồng Lộc thì Mười cô gái Anh hùng bám trụ giữa trọng điểm này đã hy sinh, thế mà tôi và đồng đội vẫn không kịp thắp một nén hương. Những người lính chúng tôi vẫn tiếp tục đi về phương Nam. “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”. Câu thơ của Phạm Tiến Duật lúc ấy là vô cùng chân thực, nó đúng với tâm trạng người lính, đúng với tâm trạng những người đi vào cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước” lúc bấy giờ. Dù chỉ đi qua, nhưng những địa danh quanh Đồng Lộc vẫn ghi vào trí nhớ của tôi, đến nỗi sau đó đọc được bài thơ Qua cầu Tùng Cốc của Phạm Tiến Duật, một cây cầu nhỏ gần ngã ba Đồng Lộc, là tôi bị ấn tượng ngay, rồi lập tức hát lên thành một bài hát đến giờ tôi vẫn nhớ: “Tùng Cốc! Tùng Cốc! Qua cây cầu này rồi ta lên dốc/ Đêm hoa xoan hoa khế một màu/ Qua cầu Tùng Cốc! Ta qua cầu Tùng Cốc/ Đạn trên xe và sao sáng trên đầu…”.

Hoa đào mùa cũ

Tôi là Nguyễn Đức Thạch, sinh năm 1969 tại đội 7 Trung Lễ/ Đức Thọ / Hà Tĩnh. Gia đình chúng tôi đã vào Ninh Thuận năm 1980. Cái tên Cao Hoài Hà của tôi là để nhớ về quê hương Hà Tĩnh.

Thương về Hà Tĩnh

Đây là cảm nhận của bạn: Khải Nguyên – Việt Nam cây đa.về bài hát "Hà Tĩnh Mình Thương"do Thành Lê trình bày ở Sao Mai 2007,Chúng tôi xin đăng lại để các bạn theo giõi

Giới thiệu "TRƯỜNG CA ĐỒNG LỘC" (Chương 2)

Cho đến khi viết những lời này, Đồng Lộc chiến tranh vẫn ám ảnh tôi suốt bốn chục năm qua. Nói như nhà thơ Nguyễn Hoa là “Cuộc chiến tranh vẫn không chịu ra khỏi tôi”.

Nhớ nồi cá nục mẹ kho

Sáng nay, vợ tôi đi chợ về hồ hởi: "Chợ toàn là cá nục, mua kho mặn ăn cơm sáng đi làm; tiết kiệm được đồng nào hay đồng nấy; giá cả bây giờ tăng từng ngày thấy mà lo". Nghe nói, tự nhiên mùi cá nục mẹ tôi vẫn thường kho trong nồi đất thuở nào lại đánh thức tuổi ấu thơ.

Giới thiệu "TRƯỜNG CA ĐỒNG LỘC"

Cho đến khi viết những lời này, Đồng Lộc chiến tranh vẫn ám ảnh tôi suốt bốn chục năm qua. Nói như nhà thơ Nguyễn Hoa là “Cuộc chiến tranh vẫn không chịu ra khỏi tôi”.

Con sông buồn nhất trần gian

Trèo lên cây đa, ba nhánh, bốn chồi Ai về Hà Lội bắt cáy hôi thì về Câu ca chợt nghe có vẻ như đùa, thực ra nó buồn thảm lắm. Xã Hà Lội nằm lọt thỏm giữa vành đai sông Già, một doi đất “tứ vi giang hà” đồng phèn ngập mặn, con coòng, con cáy như đã bò vào giấc mơ của bao thế hệ kiếp người. Mùa lũ, Hà Lội như dề lục bình chao đảo quanh sông.

Thương về sông Lam!

Tôi nhớ về những ngày thơ ấu của mình. Thuở ấy, cứ mỗi buổi chiều, khi cái nắng hè không còn oi ả, lũ trẻ chúng tôi rủ nhau đi dọc bờ sông nhặt củi trôi từ thượng nguồn về, tíu tít bên nhau qua chỗ bồi chỗ lở, lúc mệt nằm ngả lưng trên triền đê cỏ xanh mướt nhìn lên trời…

BÀI ĐỌC NHIỀU

Văn Thanh xin lỗi

Ngày 11/5, hậu vệ CLB Công An Hà Nội (CAHN) và tuyển Việt Nam lên mạng xin lỗi về hành vi xúc phạm trọng tài.

TOP