Tuỳ bút Quê hương

Nghi Xuân: Nét đẹp truyền thống văn hóa của một dòng họ

Dòng họ Nguyễn Tiến sỹ, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh là một dòng họ lớn có nhiều danh nhân khoa bảng, học cao biết rộng. Trong suốt từ thế kỷ 16 đến nay, dòng họ đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc cũng như chấn hưng dòng họ.

Thôn Cam Lâm, xã Xuân Liên, trước đây gọi là Trang Cam Lâm, là một vùng đất địa linh nhân kiệt, đã sản sinh nhiều bậc hiền tài cho đất nước trong đó tiến sỹ Nguyễn Bật Lãng mà bà con trong dòng họ thường gọi Nguyễn Tiến Sỹ là một danh nhân kiệt xuất. Ông sinh năm 1546 trong một gia đình có truyền thống nho học. Con cháu của ông có nhiều người nổi tiếng như: Nguyễn Tướng Công làm quan trong triều Nhà Lê,  Nguyễn Đình, đậu tiến sỹ khoa Mậu thìn năm 1693 và La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, cử nhân Nguyễn Mông, cử nhân Nguyễn Bật Cát, tú tài Nguyễn Văn Trạc ở Cương Gián…..

 Theo tương truyền của bà con trong dòng họ, thủa nhỏ tiến sỹ Nguyễn Bật Lãng là người nổi tiếng thông minh học cao biết rộng, văn võ song toàn, khi còn ở quê những lúc rảnh rổi, ông thường ra bờ biển chơi, để ngắm cảnh và làm thơ. Năm 1577, khi  triều đình Nhà Lê tổ chức kỳ thi để chọn người tài giỏi ra làm quan, Nguyễn Bật Lãng dự thi và đậu ” Đệ Nhất Giáp”, tương đương với học hàm tiến sỹ ngày nay. Sau khi đậu tiến sỹ ông được Nhà Vua mời ra làm quan và giữ chức Thái Thượng Tự Khanh Nam tước. Trong cuộc đời quan trường của mình, ông đã cống hiến tài năng, trí tuệ, sức lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước và hết mực trung thành với Vua . Đối với quê hương, ông đã có nhiều hiến kế như: Cho khai dân lập ấp, mở mang dân trí, phát triển kinh tế vùng biển…. Ngày xưa nơi ông sinh sống là một vùng đất ngập mặn, chưa nắng đã khô, chưa mưa đã ngập. Do đó để giúp dân ổn định cuộc sống, ông tiến hành cho đào mương chống úng, chống hạn đồng thời ông còn cho nhân dân, trồng cây chắn sóng, nhằm tránh sự xâm lấn của biển. Từ một vùng cát hoang vu ông đã chiêu mộ dân, khai khẩn đất hoang hóa ven biển, buổi đầu chỉ có vài gia đình sinh sống, theo thời gian nơi đây ngày càng đông đúc lên sau lập thành trang Cam Lâm, Trang Đô Uyên. Cảm tạ ơn đức của ông, sau khi ông mất triều đình đã ban cấp phát vàng bạc và cho đưa hài cốt của ông về an táng tại quê nhà. Đồng thời để tỏ lòng biết ơn những công lao đóng góp của ông đối với quê hương đất nước, con cháu trong dòng họ và nhân dân địa phương đã xây dựng đền thờ của ông ở 3 nơi, gồm Trang Đô Uyên, nay là xã Xuân Yên, Trang Cam Lâm, Xuân Liên và Cương gián và được nhân dân phong ông là Thành Hoàng Làng. Cuộc đời, sự nghiệp và tên tuổi của ông đã được viết ở nhiều sử sách và ghi vào bia đá ở những nơi trang trọng tại Quốc Tử Giám Hà Nội và được Vua phong sắc cho ông là Thị Lang, Tước Bá. Hàng năm để ghi nhớ công lao của ông đối với quê hương đất nước, dân làng và dòng họ đã tổ chức tế lễ đầu xuân vào ngày giỗ của ông( 06/06 âm lịch).

 Phát huytruyền thống củadòng họ trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược con cháu trong dòng họ đã xung phong lên đường tòng quân, nhập ngũ ra mặt trận chiến đấu để bảo vệ tổ Quốc. Chiến tranh kết thúc trong dòng họ đã có 7 liệt sỹ, 19 thương binh hy sinh một phần thân thể của mình để cho Tổ Quốc. ông Nguyễn Viết Xuân, thương binh, nhiều năm liền làm thôn trưởng, ông Nguyễn Văn Khương, nhập ngũ tháng 2 năm 1968, tham gia chiến trường Quảng Trị, là một thương binh, nạn nhân chất độc da cam, khi trở về với cuộc sống đời thường, phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, nhưng ông đã phấn đấu vươn lên và gữi nhiều trọng trách tại địa phương, như bí thư Đảng ủy, chủ tịch hội nạn nhân chất độc da cam, phó chủ tịch HCCB xã Xuân Liên.

 Trong dòng họ hiện nay có 108 hộ gia đình với 550 nhân khẩu trong đó có hơn 100 người đang hợp tác lao động ở nước ngoài, vừa qua hưởng ửng lời kêu gọi của Ủy ban Trung Ương mặt trận tổ quốc Việt Nam, ngoài thực hiện tốt các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, về xây dựng gia đình văn hóa, gia đình thể thao, dòng họ còn xây dựng câu lạc bộ văn hóa, thể dục thể thao, câu lạc bộ con dâu, câu lạc bộ dưỡng sinh, chi hội khuyến học…. Đến nay trong dòng họ đã có  100% hộ gia đình đã có nhà ngói tường xây, 70% hộ giàu khá và giàu và tỷ lệ hộ nghèo có 5%. Với những thành tích đã đạt được, hiện nay trong dòng họ đã có trên 100% hộ gia đình được công nhận là gia đình văn hóa, 50 hộ gia đình được công nhận là gia đình thể thao, 50 hộ gia đình được công nhận là gia đình hiếu học tiêu biểu.

Các câu lạc bộ đã đi vào hoạt động nề nếp là điểm sáng của xã Xuân Liên, ngoài tham gia biểu diễn vào các ngày lễ tết, ngày truyền thống của dòng họ, các câu lạc bộ còn tham gia biểu diễn tại xã và tổ chức giao lưu với nhiều dòng họ khác.

Các buổi sinh hoạt của các câu lạc bộ đã được tổ chức lồng ghép với nhiều nội dung phong phú, không những là một sân chơi bổ ích câu lạc bộ còn là nơi giao lưu học hỏi lẫn nhau, giáo dục truyền thống, học hỏi kinh nghiệm về xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi con khỏe dạy con ngoan….. Chị Ngô Thị Xuân, mặc dù chồng đi làm ăn xa, nhưng một mình chị vẫn đảm đang việc nội trợ gia đình, chăm sóc mẹ già và nuôi 4 người con ăn học thành tài, chị còn tham gia sinh hoạt câu lạc bộ con dâu, câu lạc bộ văn hóa, thể thao và tham gia Ban chấp hành hội khuyến học dòng họ.

Phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ, hiện nay trong dòng họ Nguyễn Tiến Sỹ đã có gần 40 người có trình độ đại học và cao đẳng trong đó có nhiều người là kỹ sư, bác sỹ, ca sỹ, nhà báo, nhà giáo…..tiêu biểu như nhà báo Thuận Hữu, hiện nay là Ủy viên Trung Ương Đảng, tổng biên tập báo Nhân Dân, chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, ông đã có nhiều đóng cho nền báo chí cách mạng Việt Nam và nhiều người con ưu tú khác, đã góp phần làm rạng danh cho quê hương và cho dòng họ.

Hàng năm để tôn vinh và phát động phong trào thi đua hiếu học, chi hội khuyến học dòng họ Nguyễn Tiến Sỹ đã tổ chức trao thưởng, tặng quà khuyến học, khuyến tài cho con, cháu đạt các danh hiệu học sinh giỏi các cấp và học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Đây là một niềm vinh dự lớn cho con cháu trong dòng họ, đồng thời đây là dịp để con cháu báo kết quả và những thành tích đã đạt được trong học tập với dòng họ và các bậc Tiên Tổ trong năm học vừa qua.

Hiện nay, chi hội khuyến học dòng họ Nguyễn Tiến Sỹ, đã có số quĩ khuyến học gần 100 triệu đồng trong thời gia qua, để động viên tinh thần học tập của các cháu, dòng họ đã trích số quĩ gần 10 triệu đồng để trao thưởng cho 5 cháu đậu vào các trường đại học và 78 cháu đạt danh hiệu học sinh giỏi các cấp và học sinh nghèo vượt khó, học giỏi, năm học 2011-2012.

Để xứng tầm với những công lao đóng góp của dòng họ cho đất nước và một di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng di tích văn hóa cấp tỉnh trong thời gian qua con cháu trong dòng họ đã quyên góp trên 2 tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo lại nhà thờ. Sau gần 2 năm thi công, tháng 10 năm 2012, công trình đã được khánh thành, đi vào hoạt động trong niềm vui lớn và niềm tự hào của con cháu trong dòng họ./.

Đình Sơn

Nghi Xuân

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP