Bản tráng ca bất tử giữa đại ngàn Kẻ Gỗ

Trên mảnh đất Hà Tĩnh trong thời kỳ chiến tranh chống giặc Mỹ xâm lược, ngoài các chảo bom, túi lửa như Đồng Lộc, Khe Giao mà ai cũng biết đến như những cột mốc hào hùng của cuộc chiến khốc liệt, thì bên cạnh đó, Sân bay Ly Bi huyền thoại cũng là một chiến trường ác liệt không kém. Từ những tư liệu lịch sử, từ những nhân chứng sống cho thấy Sân bay Ly Bi đã từng là tâm điểm đánh phá của kẻ thù, là nơi không biết bao nhiêu máu xương của người Việt Nam đã đổ xuống để bảo vệ căn cứ hết sức quan trọng trong việc chi viện cho chiến trường Quảng Trị – Thừa Thiên.

Quạnh hiu làng đảo Hồng Lam – Nghi Xuân

Đó là câu hỏi đầu tiên của người lái đò khi chúng tôi tìm về với ốc đảo của những người già và… những ngôi nhà hoang. Nghe chúng tôi trình bày lí do ra thăm ốc đảo, vừa sắp xếp hành lí cho những khách đi đò, chủ đò tiếp tục với câu chuyện buồn về ốc đảo Hồng Lam.

Hà Tĩnh: Mở đường “giải cứu” đồng bào dân tộc Chứt

UBMTTQ tỉnh Hà Tĩnh vừa đề xuất lãnh đạo tỉnh xem xét, trình Chính phủ mở tuyến đường 15k nối bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) với huyện Minh Hóa (Quảng Bình) nhằm “giải cứu” đồng bào dân tộc Chứt khỏi chủng họa thoái hóa giống nòi.

Lung linh “mắt biển“ Cửa Sót (xã Thạch Hải, Thạch Hà)

Chúng tôi đặt chân đến Trạm Đèn biển Cửa Sót (xã Thạch Hải, Thạch Hà, Hà Tĩnh). Cái mặn mòi của biển, cái tha thiết của tình người và hơn cả là lòng yêu nghề của những người gác đèn biển đã níu giữ chúng tôi với lời hứa sẽ trở lại đây…

Nghề lặn hến…trên sông Ngàn Sâu

Sông Ngàn Sâu đoạn chảy qua xã Đức Liên (Vũ Quang) hằng năm cứ đến mùa nắng nóng là triệu triệu con hến được sinh sôi làm nguồn nuôi dưỡng bao thế hệ cư dân ven sông và cũng tạo nên món canh hến mát thơm, dân dã.

Hương Khê – Nối mạch đất thiêng

Nằm ở phía Tây nam của Hà Tĩnh, Hương Khê được lịch sử lưu danh là vùng đất với nhiều chiến tích hào hùng. Không chỉ là nơi dấy nên ngọn cờ hồng của lòng yêu nước trong quá khứ mà hiện tại, Hương Khê đang nỗ lực từng bước “thay da đổi thịt” để hòa nhịp vào sự nghiệp CNH-HĐH của đất nước…

Chợ cá Cồn Gò – Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên)

Phía cuối đường chân trời, vầng mặt trời đỏ từ từ nhô lên giữa đại dương mênh mông. Những áng mây rực sắc đỏ quyến rũ dịch chuyển, nhường chỗ cho những tia nắng đầu ngày xuất hiện. Trên màn nước trong xanh, tàu thuyền tấp nập cập bến khiến làng biển Cồn Gò càng trở nên náo nhiệt bởi khung cảnh mua bán hải sản của ngư dân sau một đêm đi biển trở về.

Đồng muối Kỳ Hà – Muối bao năm muối đương còn… mặn!

Năm nay, mùa nắng đến muộn hơn nhưng gay gắt và kéo dài, hứa hẹn vụ muối có nhiều ngày nắng hơn nhiều năm trước. Vụ muối năm 2014 chưa đi hết nửa thời gian nhưng đã được dự báo là một năm được mùa. Mặc dù vậy, người làm muối vẫn không vui khi giá muối nhanh chóng xuống thấp ngay từ đầu vụ sản xuất.

Hà Tĩnh: Về nơi mưu sinh bằng nghề tàu chợ, trâu kéo

Bị chia cắt bởi con sông Ngàn Sâu, mọi sinh hoạt của người dân ở xã Đức Liên, nơi được coi là rốn lũ của huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) phụ thuộc hoàn toàn vào những chuyến tàu chợ. Nơi đây có không ít câu chuyện khó tin.

Nắng nóng gay gắt, người dân trở lại với mốt “áo tơi ra đồng”

Dọc các ven đường thôn quê, TP, trên các cánh đồng hình ảnh áo tơi chống nắng đặc thù của thôn quê lại xuất hiện. Những cụ già, các cô, bác khoác chiếc áo tơi ra đồng, khòm lưng gặt lúa. Cảm thấy cái nắng chói chang của mùa hạ như được giảm nhiệt.

Độc đáo nét đẹp Văn hoá nói lối Yên Huy (Yên Lộc – Can Lộc)

Can Lộc từ xưa vốn là cái nôi của nhiều nét văn hóa độc đáo. Nếu như Trường Lưu (Trường Lộc) với những điệu ví phường vải làm say đắm lòng người thì nói lối Yên Huy (Yên Lộc) lại là nét đặc trưng riêng của việc sử dụng ngôn ngữ một cách “điệu nghệ” trong lao động, sản xuất và sinh hoạt để tạo nên những tiếng cười sảng khoái, làm vơi bớt mệt nhọc, lo âu.

Kỳ Xuân – Khám phá những trải nghiệm lý thú

Với bờ biển dài 13 km, hình cánh cung và 3 ngọn núi nhỏ lấn ra biển (núi Vàng, núi Voi và núi Sơn Tịnh) tạo ranh giới chia khu vực này thành 3 bãi biển gồm: Xuân Thắng, Xuân Phú, Xuân Tiến, bãi biển Kỳ Xuân (Kỳ Anh) mang vẻ đẹp hoang sơ. Nước biển trong xanh, bờ cát dài trắng mịn và các lèn đá tự nhiên, xa xa là những rặng phi lao, rặng tràm ngút ngát, Kỳ Xuân là điểm du lịch ấn tượng đối với du khách…

Bí ẩn ngôi làng “ma ám” ở Vượng Lộc – Can Lộc

Người dân làng Vượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) hết sức hoang mang và lo sợ, bởi những năm gần đây có nhiều người đang khỏe mạnh bỗng dưng phát bệnh rồi lăn đùng ra chết. Năm nào cũng có ít nhất 5 – 6 người làng chết đột ngột, không rõ nguyên nhân. Sau khi trong làng xảy ra những cái chết bí ẩn như vậy, nhiều người dân trong làng đã tin những lời đồn thất thiệt của thầy mo phán đất làng bị con ma bắt tội.

Tháng tư trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú

Về Đức Thọ những ngày đầu tháng tư, không khí rộn ràng bao trùm khắp thôn, xã. Trên khuôn mặt của từng người dân nơi đây hiện rõ niềm vui, niềm tự hào hướng về kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú – người con yêu dấu của quê hương.

Bước tới Đèo Ngang…

Chuyến công tác đầu năm đã trở thành cơ duyên đưa chúng tôi trở lại Đèo Ngang. Thắng cảnh kỳ vĩ và vẻ đẹp thiên nhiên mê đắm của mảnh đất này từng ghi dấu trong thơ Bà Huyện Thanh Quan vẫn vẹn nguyên với “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Chỉ khác chăng, dòng chảy thời gian cùng với những nỗ lực của con người đã làm bừng sáng bức tranh toàn cảnh của vùng đất một thời là biên viễn.

BÀI ĐỌC NHIỀU

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Đền Truông Bát là một ngôi Đền có lịch sử lâu đời, đã được xếp hạng là Di tích Lịch sử – Văn hoá, đây là nơi thờ Vương Nương Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Lộc Hoa Công Chúa (Bà Chúa Lộc – Thân Mẫu Quan Hoàng Mười). Hàng năm Đền luôn tổ chức nhiều hoạt động lễ hội thu hút đông đảo bà con nhân dân địa phương và các tỉnh trên cả nước tham gia. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động và quản lý di tích này đã xuất hiện nhiều dấu hiệu sai phạm, Phóng viên Văn hiến Việt Nam đã nhận được phản ánh của nhân dân cũng như ý kiến của các cử tri xung quanh ngôi Đền linh thiêng này…

TOP