Hà Tĩnh: Một thoáng Tiên Sơn

Cách cầu bến Thủy 10 km, nằm ngay dưới chân núi Hồng Lĩnh, kinh đô Ngàn Hống của người Việt Thường cổ xưa là khu di tích lịch sử văn hóa Tiên Sơn (núi Tiên), phường Trung Lương, Tx Hồng Lĩnh.

Đi cho tới ngọn nguồn sông La

Chùm ảnh của Phlanhoa ghi lại vẻ yêu kiều của con sông quê hương. Trước khi xem ảnh, bà con hãy click vào bài hát "Câu đợi câu chờ" để thấm thía một tình yêu thủy chung của người đi xa cùng con sông xanh thơ mộng tâm hồn…

Thao thức bến đò Cày

Làng Vĩnh Khánh, xã Trường Sơn – Đức Thọ (Hà Tĩnh) nép mình dưới dãy Thiên Nhẫn trùng trùng, điểm hợp lưu của sông Ngàn Phố với sông La. Rẻo đất bán sơn địa ấy được ví như một ốc đảo nhỏ, nhưng đấy lại là niềm thương, nỗi nhớ để bao người đi xa đau đáu tìm về…

Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh tập III – Món quà quý mừng ngày lập tỉnh

Sau một thời gian tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, Ban thường vụ Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đã cho xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh tập III (1975-2010). Đây là một sản phẩm quý gửi tới bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh và 20 năm đổi mới trên quê hương Hà Tĩnh.

Bến phà Địa Lợi

Bến phà Địa Lợi vốn được xây dựng từ thời Pháp thuộc, vào thời điểm đó mặt phà xây dựng và lát thủ công bằng gỗ lim, trụ dưới chống bằng một loại cây Chạng Phày (cây tre hóp). Sau Cách mạng Tháng Tám, bến phà do Ty Giao thông Vận tải tỉnh Hà Tĩnh trực tiếp quản lý.

Đức Thọ: Nơi địa linh sinh người tuấn kiệt

Không hiểu vì sao mỗi dịp viết về Đức Thọ, tôi đều muốn được đến ngồi trên bến Tam Soa hoặc giả sẽ mường tượng về nơi ấy bằng con đường riêng của lòng mình. Bởi ở riêng nơi đó, tôi mới có thể cảm nhận được tất cả những vỉa tầng văn hóa, những vẻ đẹp truyền đời của cả một vùng Đức Thọ mênh mông. Tam Soa – chỉ một ngã ba sông thôi mà gọi lên rất nhiều lớp tầng văn hóa của một vùng đất, khiến người đến, người đi đều nhiều vương vấn, vấn vương…

Đường chiến lược 21

Đầu năm 1965, Mỹ chuyển hướng leo thang đánh phá ác liệt ra miền Bắc nước ta. Để có thể vừa đảm bảo chi viện kịp thời vũ khí đạn dược, lương thực cho chiến trường miền Nam vừa để “chia lửa” sự đánh phá khốc liệt của không lực Hoa Kỳ dội xuống các căn cứ trọng điểm trên tuyến đường 15A, Trung ương quyết định mở thêm tuyến đường chiến lược 21 ngay giữa đại ngàn của tỉnh Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh trong dòng văn hóa Đông Sơn

Trải qua bao biến cố, đổi thay của lịch sử, vùng đất Hà Tĩnh với thiên nhiên khắc nghiệt này đã chứng minh được sự bắt nhịp của mình trong tiến trình lịch sử chung của đất nước đồng thời cũng khẳng định được những nét văn hóa riêng biệt của vùng đất này. Những hiện vật khảo cổ tìm được trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn là một trong những minh chứng cho điều đó.

Về thăm Hương Đô: Sở Chỉ huy Tiền phương Tổng cục Hậu cần

Cách đây 52 năm, Đoàn 559 được thành lập. Trong dịp đặc biệt này, chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc Khu di tích lịch sử kháng chiến quốc gia Sở Chỉ huy Tiền phương Tổng cục Hậu cần Bộ Tư lệnh Đoàn 559 và Đoàn 500 đóng tại xóm 7, xã Hương Đô, huyện miền núi Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Ân tình bến Lách, rú Cơm…

Tôi không nhớ đã bao nhiêu lần mình trở lại Nghi Xuân theo cách ấy. Không chỉ là bằng những con đường trên mặt đất mà bằng cả những ký ức hỗn tạp được lưu giữ trong tâm hồn sau những chuyến về đi tất tả. Ở miền quê giàu văn hóa này, mỗi khúc sông, bến đò hay ngọn rú nhỏ bên sông từ bao lâu nay đã lặng lẽ trôi sâu vào miền tâm tưởng khiến lòng tôi không thôi lưu luyến, vấn vương…

Mai Hồ, trong nỗi nhớ dòng La…

Một sáng đầu hạ trong trẻo, tôi ra bến, ngồi lên mấy bậc tam cấp người làng mới xây và trông xa ra bàu Mai. Mai Hồ khoảnh khắc này thật tĩnh lặng. Không một bóng người. Không một chiếc thuyền câu.

"Tiền thân" của kinh đô Phong Châu vốn ở Hà Tĩnh?

Chúng ta cắt nghĩa thế nào về một cố đô Ngàn Hống xuất hiện trước khi có kinh đô Văn Lang, nhất là khi những ghi chép đó lại xuất hiện trong Ngọc phả Hùng Vương, như một sự truy niệm về kinh đô cũ?

Một phần hồn cốt văn hóa xứ Nghệ

Nhà xuất bản Văn học vừa xuất bản tập sách “Đường về xứ Nghệ” giới thiệu thơ Nghệ An – Hà Tĩnh xưa và nay do 2 tác giả Gia Dũng và Nguyễn Hồng Oanh sưu tầm, tuyển chọn và biên soạn. Ấn phẩm này được xem như một phần hồn cốt của văn hóa xứ Nghệ.

Về làng lưu giữ báu vật vua Hàm Nghi ban

Trải qua bao dâu bể nhưng người dân làng Phú Hòa, xã Phú Gia (Hương Khê – Hà Tĩnh) vẫn cất giữ được nhiều báu vật do vua Hàm Nghi ban. Điều đặc biệt là, qua nhiều đời truyền tay nhau nhưng các báu vật vẫn còn nguyên vẹn.

Chuyện chưa kể về dân tộc Chứt

Trước năm 1958, người dân huyện Hương Khê, Hà Tĩnh chưa biết ở trong địa bàn có cộng đồng người Chứt sinh sống. Một thời gian dài, một số người đã xuống một số khu chợ ở Hương Khê đổi chim thú săn bắn được để lấy gạo, muối, dao, rựa…Từ đó, cuộc “hành quân” đi tìm dân tộc lạ bắt đầu. Người Chứt ở Hương Khê được phát hiện, tuy nhiên phải đến năm 1992, các nhà khoa học mới chính thức xác định dân tộc Chứt chính là dân tộc đang sinh sống ở khu vực miền núi thuộc huyện Hương Khê.

Ngọt ngào hương đất, tình người Hương Sơn

Hương Sơn, mảnh đất sơn thuỷ hữu tình, địa linh nhân kiệt của quê hương Hà Tĩnh. Nơi đây đã sinh ra những danh nhân kiệt xuất như Đại danh y Lê Hữu Trác, danh tướng Nguyễn Tuấn Thiện, Cao Thắng, Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm, nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện…

Ngọt mát Bến Tam Soa

Một ngày cuối năm rực nắng tôi trở lại bến Tam Soa, tưởng như bao nhiêu ánh vàng chưa kịp phát lộ đã nhằm ngày đó để cháy hết mình. Tam Soa vì thế trở nên bừng sáng, lộng lẫy hơn bao giờ hết.

BÀI ĐỌC NHIỀU

TBT Nguyễn Phú Trọng: Dự thảo các văn kiện phải thực sự xứng tầm trình Đại hội

Chủ trì và phát biểu bế mạc tại hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành TƯ Đảng khoá XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp uỷ trong thời gian tới phải rà soát thật kỹ để lựa chọn, giới thiệu và bầu được những đồng chí thật sự xứng đáng, đủ tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

TOP