Khảo sát điền dã về văn hóa địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh

Từ ngày 27/10 đến ngày 30/10/2014, Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam đã phối hợp cùng phòng Quản lý di sản tổ chức khảo sát điền dã về văn hóa địa phương và đánh giá lại tư liệu hiện vật trong kho Bảo tàng Hà Tĩnh.

Linh khí Hồng Lam

Rước linh vị đồng chí Lý Tự Trọng nhập nhà thờ mới

Dạo bước giữa vườn Kiều

Với tình yêu tha thiết dành cho truyện Kiều và lòng ngưỡng mộ đối với đại thi hào Nguyễn Du, cụ Phạm Văn Khoát ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai đã dành diện tích 3.000m2 đất để làm vườn Kiều. Trong vườn Kiều này có lầu Ngưng Bích, tượng các nhân vật như: Kim Trọng, Vương Quan, Thúy Kiều, Thúy Vân và những phù điêu đắp nổi mô tả một số cảnh trong truyện Kiều. Đặc biệt hơn, trong vườn Kiều còn có nhà thờ và tượng Nguyễn Du làm theo nguyên mẫu ở làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Đất học Tùng Ảnh

Cho đến nay chưa có nhà khoa học nào cắt nghĩa trọn vẹn về lý do gì mà xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) xưa nay nổi tiếng về khoa bảng và danh nhân. Câu hỏi khiến các nhà nghiên cứu, các nhà văn hóa hàng đầu đã hội thảo về xã Tùng Ảnh “xưa và nay”. Dẫu có rất nhiều ý kiến tranh luận khác nhưng cuối cùng đều đưa ra kết luận: Tùng Ảnh – đất học.

Huyền thoại núi Nam Giới (Thạch Hà)

Nhắc đến trầm tích văn hóa miền hạ lưu Thạch Hà, hàng trăm du khách xa gần không thể quên vẻ đẹp dãy núi Nam Giới. Dãy núi giấu trong lòng bao pho sử thi huyền thoại mà con người càng khám phá, càng ngưỡng mộ.

Thạch Hà – nghìn năm một vùng văn hóa

Theo sử sách, châu Thạch Hà xưa kéo dài từ hữu ngạn sông Nghèn, sông Hà Hoàng đến dãy Hoành Sơn. Nơi đây lưu dấu đời sống của người Việt cổ cách đây hơn 4.800 năm, qua các hiện vật tại di chỉ khảo cổ học Thạch Lạc, cồn Lôi Mốt (Thạch Vĩnh), Phái Nam (Thạch Lâm). Cùng với các di chỉ khảo cổ, các vết tích hằn in trên đá ở dãy Trà Sơn và các cồn cát chạy dài ở gần chân núi đã chứng minh những biến động địa chất và xã hội tại Thạch Hà, gắn với quá trình phù sa núi bồi lắng biển, cư dân hướng về biển để đánh bắt cá, chinh phục đồng bằng.

Đất và người Trường Lưu (Can Lộc)

Làng Trường Lưu, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, xứ Nghệ An, (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) là một trong những làng văn hóa nổi tiếng của Việt Nam. Nơi đây là quê hương của dòng họ Nguyễn Huy với 3 danh nhân văn hóa Việt Nam và nhiều nhà khoa bảng khác.

Hương Sơn: Xưa & Nay

Ai đó nói, “Đường vào xứ Nghệ loanh quanh, non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ”.

Hương Sơn – Vùng đất ” Địa linh, nhân kiệt”

Hương Sơn là một địa danh lịch sử, được Lê Thánh Tông niên hiệu Quang Thuận thứ 10 năm 1469 đổi tên từ Đỗ Gia (thời Lý) thành Hương Sơn. Trải qua 545 năm với tên gọi Hương Sơn, tuy có nhiều cách giải thích khác nhau như “Núi thơm” hay “Làng trong núi” nhưng Hương Sơn là mảnh đất ” Địa linh, nhân kiệt”

Làng trống Bắc Thai (xã Thạch Hội) rộn rã vào mùa Vu Lan

Cứ đến dịp rằm tháng 7 hay còn gọi là lễ Vu Lan, làng nghề trống Bắc Thai (xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) lại rộn rã vào mùa sản xuất mới để kịp đưa ra thị trường những chiếc trống bền, đẹp phục vụ cho các hội làng, đền thờ, nhà chùa…

Bản hùng ca bên bờ sông Lam

50 năm Hải quân Việt Nam đánh thắng trận đầu: Bản hùng ca bên bờ sông Lam . Chốc chốc, những con “chim sắt” bay dọc theo hướng núi Hồng Lĩnh lại nhắm thẳng vào Xuân Giang mà nã rốc két. Cứ hết chiếc này đến chiếc khác…

Bài 3: Lời thỉnh cầu thống thiết giữa đại ngàn Kẻ Gỗ

Cần phải thiết lập đường dây nóng

Có thể nói bất cứ một nơi nào dọc theo tuyến quốc lộ 22A Trường Sơn năm xưa, nhất là đoạn từ cửa rào Cời tới cửa rào Môn nằm ở địa bàn xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, ta có thể bắt gặp chi chít những hố bom, hầm hào, trận địa pháo cao xạ… đặc biệt vẫn còn rất nhiều những nấm mộ liệt sĩ nằm rải rác đó đây đợi người nhang khói. Phải nói rằng, sự hy sinh mất mát từng diễn ra trên tuyến lửa này là quá tang thương so với bất kỳ một địa danh chiến tranh nào trên đất nước Việt Nam, nhưng dường như chưa hề được nhắc đến. Chiến tranh vừa kết thúc, chúng ta đã  nóng vội  bắt tay ngay vào xây dựng công trình đại thủy nông Kẻ Gỗ. Đập có sức chứa 370 triệu m3 nước, với chiều sâu có chỗ lên tới 17m, chiều dài hơn 30km làm ngập hàng chục km QL 22A. Một công trình lớn như vậy, nhưng do không tính đến phương án di dời nên vô tình dìm sâu xuống lòng hồ hàng ngàn ngôi mộ liệt sỹ. Gần đây hạn hạn nhiều, mực nước lòng hồ có lúc cạn xuống dưới điểm chết. Nhờ đó lực lượng bảo vệ rừng và người dân địa phương đã phát hiện được rất nhiều ngôi mộ lộ thiên dưới đó.

BÀI ĐỌC NHIỀU

Thủ tướng: Phát triển Đà Nẵng thực sự là cực tăng trưởng của cả nước

Sáng 21/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng (Nghị quyết 136), chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Đại gia chi hơn 600 tỷ để qua đêm với hàng nghìn chân dài: Phơi bày góc khuất tình trường và số phận bi thảm

Kosuke Nozaki, một doanh nhân giàu có và nổi tiếng tại tỉnh Wakayama, Nhật Bản, không chỉ được biết đến với khối tài sản khổng lồ mà còn với lối sống xa hoa và đào hoa. Tuy nhiên, cuộc đời ông lại kết thúc đầy bi kịch khi ông qua đời ở tuổi 77 do sốc thuốc, chỉ hai tháng sau khi kết hôn với người vợ trẻ kém ông 55 tuổi.

Liên danh Xây dựng 47 - Lilama 10 - Xây dựng 465 trúng gói thầu 219 tỷ đồng tại Hà Tĩnh

Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 4 vừa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện Gói thầu số 14 Đường thi công, xây dựng trà xả lũ mới; sửa chữa, nâng cấp đập chính, đập phụ, tràn Dốc Miếu, tràn sự cố và gia công, lắp đặt thiết bị cơ khí thuộc Dự án Tăng cường khả năng thoát lũ hạ du hồ Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh (tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng).

TOP