Cách trung tâm thị xã Hồng Lĩnh chừng 5 km, bước qua cổng chào của xã Thuận Lộc để đi vào từng cung đường nông thôn mới rợp cờ đỏ sao vàng là cả một thế giới khác hẳn, sự văn minh, đẹp đẽ của cảnh sắc phố thị đã nảy nở trên từng gam màu xinh tươi của nhiều ngôi nhà khang trang, của hàng quán đông vui nhưng tôi vẫn có thể cảm nhận được sự thanh bình, yên ả và chân chất của một làng quê thuần khiết với những con người dễ mến, nhiệt tình và gần gũi.
Theo ghi chép của cụ Nguyễn Huy Chín – nguyên cán bộ xã Thuận Lộc và thị xã Hồng Lĩnh thì làng Giao Tác trước đây thường gọi là Nhà Dào, thuộc xã Nguyệt Ao, Tổng Lai Thạch, huyện La Sơn (năm Khải Định, lục niên 1922), sau đổi về huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nay là HTX Đồng Tiến, xã Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh. Phía đông giáp núi Hồng Lĩnh, Tây giáp xã Thái Yên, Đức Thọ, nam giáp làng Phúc Hội và làng Trù, làng Hói (Hồng Nguyệt), Bắc giáp làng Phúc Lộc (Kẻ Rục nay là Hồng Phúc thuộc xã Thuận Lộc). Phải chăng vì thế mà trong câu ví của Phường cấy Nghi Xuân có đoạn:
” Tới nơi chợ Tổng là làng Vịnh Gia
Trước hồ Quan Thánh đi qua
Đây là Phú Lược, đó làng Nguyệt Ao”.
Khi xưa, xã Nguyệt Ao và xã Phúc Hải ở kề nhau trên một vùng ô trũng, chưa mưa đã lụt, chưa nắng đã hạn, thiên nhiên khắc nghiệt, mùa màng thất bát, đời sống nhân dân vô cùng nghèo khổ. Nghiên cứu gia phả các họ trong làng thì làng Giao Tác có từ đời vua Lê Lợi 1423. Đầu tiên làng ở xứ nương tây, sau làng phát triển lớn vào ở xứ Nhà Sẳng rồi lên đến Đại Hoàng tới chùa Cổ Lộng, Nhà Nếp. Địa đầu làng có đền Long Mạch, chùa Cổ Lộng, tiếp một dãy lũy, chủ yếu là cây lộc vừng (người dân Thuận Lộc gọi là cây mưng), cây cối um tùm, rậm rạp bao bọc phía sau làng, lũy chắn gió Lào, gió bấc, lũy tỏa bóng mát quanh năm. Con sông Lê (còn gọi là sông Thúy Giang) hiền hòa, uốn khúc mềm mại ôm lấy làng, nhìn từ xa khung cảnh làng trông như một vành bán nguyệt.
“Cảnh làng thật non nước hữu tình
Sau vành bán nguyệt, trước trửa đồng
Tháng ngày vui hưởng hoa xuân bốn mùa”
Nơi đây, thuyền bè nhộn nhịp từ Bến Thủy, qua Trung Lương vào Đò Cài, Nghèn xuống Đò Điệm, không chỉ ghi nhiều dấu ấn buồn vui của lịch sử, của cuộc sống mà còn chở nặng tình duyên lứa đôi. Vắt qua sông Thúy Giang có 3 bến đò: Phúc Lộc ; Giao Tác; đò Hói – những địa danh mà nay còn in đậm trong ký ức của người Thuận Lộc năm xưa. Ngày đó, vào những đêm trăng sáng, bến đò là nơi gái trai tụ hội, hát đối, tự tình. Người làng Giao nhiệt tình, hăng say, giúp đỡ nhau trong lao động và rồi yêu nhau, nên duyên chồng vợ trong tình cảm mặn nồng, thủy chung, son sắt:
“Non Hồng gặp bạn củi tranh
Thúy Giang bến nước nghĩa tình sắt son;
– Trước sau em vẫn yêu anh
Đói no đùm bọc, rách lành thủy chung”
Để rồi từ thế hệ này sang thế hệ khác, người làng Giao không chỉ mang trong mình trái tim ấm nồng tình làng nghĩa xóm, tình cảm gia đình mà còn sâu đậm truyền thống đấu tranh cách mạng hào hùng, góp phần xây dựng quê hương phồn thịnh. Đình Giao Tác là một nhân chứng lịch sử minh chứng cho truyền thống quý báu ấy. Không ai biết đình làng Giao Tác có từ bao giờ, theo lịch sử Đảng bộ xã Thuận Lộc và ký ức của các cụ cao niên trong làng thì Đình được làm lại từ đời vua Tự Đức thứ 28, vào năm 1878 thuộc loại cổ kính, chạm trỗ mỹ thuật công phu, làm trên 2 năm ” Tự Đức nhị thập bát niên chính nguyệt tạo tác” đến “Tự Đức nhị thập bát niên lục nguyệt thập ngụ nhật” hoàn thành. Do hai hiệp thợ tài làm, trong đó có tổ thợ đến từ làng Thái Yên. Đình có 3 gian, 4 vì bát vận xung quanh. Đình làng Giao Tác không chỉ là nơi thờ cúng còn là địa điểm tôi luyện tinh thần, tập hợp quần chúng hội họp đấu tranh cách mạng, đồng thời cũng là nơi bầu cử chính quyền cách mạng lâm thời. Do đình làng ở trung tâm, sát lũy, chủ yếu là cây mưng um tùm, rậm rạp, địa hình hoạt động bí mật rất thuận lợi, khi bị mật thám bắt bớ dễ thoát thân nên nơi đây được nhiều nghĩa quân và cán bộ Việt Minh chọn làm căn cứ hoạt động. Cuối năm 1885, một toán nghĩa quân Phan Đình Phùng do nghĩa sỹ Nguyễn Trọng Chinh người làng Giao Tác chỉ huy liên lạc từ Nghi Xuân – La Sơn đều ẩn náu ở đây. Nơi đây không chỉ chứng kiến nhiều cuộc diễn thuyết, hội họp, mittinh mà còn là cái nôi cách mạng từ khi Đảng ra đời. Người dân làng Giao tích cực đi đầu trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, tham gia nhiều cuộc mít tinh, biểu tình đưa yêu sách đòi giảm sưu thuế … Đình làng Giao Tác là nơi ra đời và sinh hoạt của Chi bộ Giao Xô Viết. Khi cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh bị thực dân Pháp dìm trong biển máu, thực dân Pháp và tau sai lập đồn đại điếm, phu đoàn, hội đồng hương biểu, tộc biểu, sục sạo bắt giam 72 cán bộ, đảng viên và những quần chúng hoạt động tích cực trong xã, dùng các hình thức trấn áp, đe dọa, dỡ nhà, tịch ký những gia đình có người là cán bộ chủ chốt tham gia phong trào cách mạng. Thời kỳ các năm 1942-1944, Việt Minh bí mật tập trung ở đình. Cách mạng tháng 8 thành công, đình là nơi bầu cử chính quyền xã Minh Tân cũ, chính quyền công tác tại đình đến năm 1949 mới dời đi chỗ khác. Năm 1960, Hợp tác xã nông nghiệp Đại Đồng, Giao Tác dỡ đình về Đại Hoàng làm hội quán. Năm 1973, một lần nữa ngôi đình được chuyển đến trụ sở UBND xã Thuận Lộc để làm nhà thờ Bác và nhà truyền thống. Trãi qua hơn 100 năm, đình đã xuống cấp nghiêm trọng, nay chỉ còn một ngôi nhà gỗ rêu phong. Năm 2012, thể theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng bộ xã đã ra nghị quyết về việc trùng tu tôn tạo đình Giao Tác. Công trình có tổng kinh phí 3,7 tỷ đồng và đã được khởi công từ tháng 3 năm 2014. Về làng Giao những ngày này, ta luôn cảm nhận được cái hồn quê Giao Tác, Nguyệt Ao xưa vẫn còn vương vấn đậm nét trong từng hơi thở cuộc sống của xã nông thôn mới Thuận Lộc hôm nay. Đường làng có vẻ như đẹp hơn vì sắc đỏ của lũy lộc vừng và náo nức hơn bởi những câu hát sắc bùa. Làng mà phố. Phố trong làng. Cái mới, cái cũ cứ đan xen, hòa quyện. Về đây, gặp người làng, lòng tự hào về truyền thống quê hương luôn thường trực, ai cũng yêu thắm thiết cảnh sắc làng quê non nước hữu tình.
” Tới nơi chợ Tổng là làng Vịnh Gia
Trước hồ Quan Thánh đi qua
Đây là Phú Lược, đó làng Nguyệt Ao”.
Khi xưa, xã Nguyệt Ao và xã Phúc Hải ở kề nhau trên một vùng ô trũng, chưa mưa đã lụt, chưa nắng đã hạn, thiên nhiên khắc nghiệt, mùa màng thất bát, đời sống nhân dân vô cùng nghèo khổ. Nghiên cứu gia phả các họ trong làng thì làng Giao Tác có từ đời vua Lê Lợi 1423. Đầu tiên làng ở xứ nương tây, sau làng phát triển lớn vào ở xứ Nhà Sẳng rồi lên đến Đại Hoàng tới chùa Cổ Lộng, Nhà Nếp. Địa đầu làng có đền Long Mạch, chùa Cổ Lộng, tiếp một dãy lũy, chủ yếu là cây lộc vừng (người dân Thuận Lộc gọi là cây mưng), cây cối um tùm, rậm rạp bao bọc phía sau làng, lũy chắn gió Lào, gió bấc, lũy tỏa bóng mát quanh năm. Con sông Lê (còn gọi là sông Thúy Giang) hiền hòa, uốn khúc mềm mại ôm lấy làng, nhìn từ xa khung cảnh làng trông như một vành bán nguyệt.
“Cảnh làng thật non nước hữu tình
Sau vành bán nguyệt, trước trửa đồng
Tháng ngày vui hưởng hoa xuân bốn mùa”
Nơi đây, thuyền bè nhộn nhịp từ Bến Thủy, qua Trung Lương vào Đò Cài, Nghèn xuống Đò Điệm, không chỉ ghi nhiều dấu ấn buồn vui của lịch sử, của cuộc sống mà còn chở nặng tình duyên lứa đôi. Vắt qua sông Thúy Giang có 3 bến đò: Phúc Lộc ; Giao Tác; đò Hói – những địa danh mà nay còn in đậm trong ký ức của người Thuận Lộc năm xưa. Ngày đó, vào những đêm trăng sáng, bến đò là nơi gái trai tụ hội, hát đối, tự tình. Người làng Giao nhiệt tình, hăng say, giúp đỡ nhau trong lao động và rồi yêu nhau, nên duyên chồng vợ trong tình cảm mặn nồng, thủy chung, son sắt:
“Non Hồng gặp bạn củi tranh
Thúy Giang bến nước nghĩa tình sắt son;
– Trước sau em vẫn yêu anh
Đói no đùm bọc, rách lành thủy chung”
Để rồi từ thế hệ này sang thế hệ khác, người làng Giao không chỉ mang trong mình trái tim ấm nồng tình làng nghĩa xóm, tình cảm gia đình mà còn sâu đậm truyền thống đấu tranh cách mạng hào hùng, góp phần xây dựng quê hương phồn thịnh. Đình Giao Tác là một nhân chứng lịch sử minh chứng cho truyền thống quý báu ấy. Không ai biết đình làng Giao Tác có từ bao giờ, theo lịch sử Đảng bộ xã Thuận Lộc và ký ức của các cụ cao niên trong làng thì Đình được làm lại từ đời vua Tự Đức thứ 28, vào năm 1878 thuộc loại cổ kính, chạm trỗ mỹ thuật công phu, làm trên 2 năm ” Tự Đức nhị thập bát niên chính nguyệt tạo tác” đến “Tự Đức nhị thập bát niên lục nguyệt thập ngụ nhật” hoàn thành. Do hai hiệp thợ tài làm, trong đó có tổ thợ đến từ làng Thái Yên. Đình có 3 gian, 4 vì bát vận xung quanh. Đình làng Giao Tác không chỉ là nơi thờ cúng còn là địa điểm tôi luyện tinh thần, tập hợp quần chúng hội họp đấu tranh cách mạng, đồng thời cũng là nơi bầu cử chính quyền cách mạng lâm thời. Do đình làng ở trung tâm, sát lũy, chủ yếu là cây mưng um tùm, rậm rạp, địa hình hoạt động bí mật rất thuận lợi, khi bị mật thám bắt bớ dễ thoát thân nên nơi đây được nhiều nghĩa quân và cán bộ Việt Minh chọn làm căn cứ hoạt động. Cuối năm 1885, một toán nghĩa quân Phan Đình Phùng do nghĩa sỹ Nguyễn Trọng Chinh người làng Giao Tác chỉ huy liên lạc từ Nghi Xuân – La Sơn đều ẩn náu ở đây. Nơi đây không chỉ chứng kiến nhiều cuộc diễn thuyết, hội họp, mittinh mà còn là cái nôi cách mạng từ khi Đảng ra đời. Người dân làng Giao tích cực đi đầu trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, tham gia nhiều cuộc mít tinh, biểu tình đưa yêu sách đòi giảm sưu thuế … Đình làng Giao Tác là nơi ra đời và sinh hoạt của Chi bộ Giao Xô Viết. Khi cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh bị thực dân Pháp dìm trong biển máu, thực dân Pháp và tau sai lập đồn đại điếm, phu đoàn, hội đồng hương biểu, tộc biểu, sục sạo bắt giam 72 cán bộ, đảng viên và những quần chúng hoạt động tích cực trong xã, dùng các hình thức trấn áp, đe dọa, dỡ nhà, tịch ký những gia đình có người là cán bộ chủ chốt tham gia phong trào cách mạng. Thời kỳ các năm 1942-1944, Việt Minh bí mật tập trung ở đình. Cách mạng tháng 8 thành công, đình là nơi bầu cử chính quyền xã Minh Tân cũ, chính quyền công tác tại đình đến năm 1949 mới dời đi chỗ khác. Năm 1960, Hợp tác xã nông nghiệp Đại Đồng, Giao Tác dỡ đình về Đại Hoàng làm hội quán. Năm 1973, một lần nữa ngôi đình được chuyển đến trụ sở UBND xã Thuận Lộc để làm nhà thờ Bác và nhà truyền thống. Trãi qua hơn 100 năm, đình đã xuống cấp nghiêm trọng, nay chỉ còn một ngôi nhà gỗ rêu phong. Năm 2012, thể theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng bộ xã đã ra nghị quyết về việc trùng tu tôn tạo đình Giao Tác. Công trình có tổng kinh phí 3,7 tỷ đồng và đã được khởi công từ tháng 3 năm 2014. Về làng Giao những ngày này, ta luôn cảm nhận được cái hồn quê Giao Tác, Nguyệt Ao xưa vẫn còn vương vấn đậm nét trong từng hơi thở cuộc sống của xã nông thôn mới Thuận Lộc hôm nay. Đường làng có vẻ như đẹp hơn vì sắc đỏ của lũy lộc vừng và náo nức hơn bởi những câu hát sắc bùa. Làng mà phố. Phố trong làng. Cái mới, cái cũ cứ đan xen, hòa quyện. Về đây, gặp người làng, lòng tự hào về truyền thống quê hương luôn thường trực, ai cũng yêu thắm thiết cảnh sắc làng quê non nước hữu tình.
Chiều làng Giao nắng nhạt, sắc vàng cuối ngày thẹn thùng nép mình vào từng kẽ lá lộc vừng xanh trong, ánh lên một vẻ thanh khiết đến lạ lùng. Tôi lang thang dọc theo lũy lộc vừng trải dài tít tắp dọc con đường bê tông nhỏ xinh uốn mình ven làng Giao bình yên trong làn gió nhẹ, thấp thoáng trong khói lam chiều là mùi cơm chín tới thơm nồng khiến lòng tôi nao nao nhớ về tuổi thơ bên mẹ thầy, nhớ bữa cơm gia đình đầm ấm.
Thả hồn giữa cảnh sắc làng Giao, tôi thấy lòng mình khắc khoải, nhớ da diết cái lần đầu tiên theo chân người Thuận Lộc đặt chân đến mảnh đất này, mọi thứ vẫn vẹn nguyên, tinh khôi. Người ấy cho tôi biết, hiểu và yêu làng Giao từ lúc nào chẳng biết. Dường như trong ký ức của mỗi con người làng Giao từ đứa trẻ thơ đến các cụ già ai cũng là một pho sách sống quý giá để người ta tìm hiểu và tôn trọng. Tiếp xúc với họ, tôi tìm thấy lòng tự hào về truyền thống quê hương từ những năm tháng chiến tranh hào hùng đến những năm đổi mới và lòng rạo rực, say sưa với công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay. Có một cái gì đó khó lí giải nổi khi ở đây tôi tìm thấy những khoảng lặng cuộc sống, tôi gửi gắm tâm hồn mình vào sự dân dã chân phương. …Về làng Giao, tôi tìm riêng cho mình một góc trời, nơi đó có màu xanh hy vọng của lũy lộc vừng vững chãi theo năm tháng, có điệu hát sắc bùa lung linh mùa lễ hội, có niềm mơ ước cháy bỏng của người làng Giao về ngôi đình Giao Tác sẽ được phục dựng lại nơi nền đất cũ, xung quanh là lũy lộc vừng nẩy lộc đâm chồi với những cung đường rộng mở hai bên và đây sẽ là con đường đẹp nhất nối liền quá khứ – hiện tại và tương lai./.
Thả hồn giữa cảnh sắc làng Giao, tôi thấy lòng mình khắc khoải, nhớ da diết cái lần đầu tiên theo chân người Thuận Lộc đặt chân đến mảnh đất này, mọi thứ vẫn vẹn nguyên, tinh khôi. Người ấy cho tôi biết, hiểu và yêu làng Giao từ lúc nào chẳng biết. Dường như trong ký ức của mỗi con người làng Giao từ đứa trẻ thơ đến các cụ già ai cũng là một pho sách sống quý giá để người ta tìm hiểu và tôn trọng. Tiếp xúc với họ, tôi tìm thấy lòng tự hào về truyền thống quê hương từ những năm tháng chiến tranh hào hùng đến những năm đổi mới và lòng rạo rực, say sưa với công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay. Có một cái gì đó khó lí giải nổi khi ở đây tôi tìm thấy những khoảng lặng cuộc sống, tôi gửi gắm tâm hồn mình vào sự dân dã chân phương. …Về làng Giao, tôi tìm riêng cho mình một góc trời, nơi đó có màu xanh hy vọng của lũy lộc vừng vững chãi theo năm tháng, có điệu hát sắc bùa lung linh mùa lễ hội, có niềm mơ ước cháy bỏng của người làng Giao về ngôi đình Giao Tác sẽ được phục dựng lại nơi nền đất cũ, xung quanh là lũy lộc vừng nẩy lộc đâm chồi với những cung đường rộng mở hai bên và đây sẽ là con đường đẹp nhất nối liền quá khứ – hiện tại và tương lai./.
HỒNG HẠNH