Dọc miền Hà Tĩnh (kỳ 4)

Trung đoàn ta đã bắn rơi tại chỗ hai máy bay Mỹ đúng ngày sinh Bác Hồ. Tôi nhắc chỉ huy các đơn vị, trinh sát, đo xa, thông tin, pháo thủ toàn cụm phải cảnh giác cao độ, đề phòng địch tổ chức đánh lớn vào cầu và đội hình đơn vị ta.

Dọc miền Hà Tĩnh (kỳ 3)

Trận đánh rất ác liệt. Các tốp máy bay sau chiếm độ cao, ném bom, bắn tên lửa, rốc-két vào đài ra-đa và các trận địa phòng không. Đài ra-đa bị phá hỏng. Nhiều chiến sĩ phòng không, dân quân hy sinh, máu của các anh chị thấm trên từng gốc cây hoa dẻ Rú Nài – cầu Phủ.

Dọc miền Hà Tĩnh (kỳ 2)

Tôi biết H. từ trận địa Xuân Giang, huyện lỵ của huyện Nghi Xuân. Xuân Giang có nhiều vườn cây, các gia đình khá giả còn trồng hoa ở trước nhà. Qua mấy con hói, mấy cây cầu nhỏ là tới xã Xuân Tiên. Làng Tiên Điền quê hương Đại thi hào Nguyễn Du và quan Dinh Điền sứ – nhà thơ ngang tàng Nguyễn Công Trứ.

Dọc miền Hà Tĩnh (phần 1)

Đêm 31 tháng 10 năm 1968 máy bay Mỹ đột ngột ngừng ném bom, bắn phá Bắc và Nam phà Bến Thủy. Đại đội của tôi nhận lệnh rời trận địa ở đầu bến phà phía Bắc sang bờ phía Nam vào chốt trận địa sát chân núi Cơm, đúng vị trí đại đội 10, tiểu đoàn tôi bị đánh thiệt hại nặng hồi tháng 9 năm 1968.

Ước vọng "vườn Nguyễn"

Có lẽ nhiều người khi đến đất Nghi Xuân đều không quên được những lời tâm sự trở thành một ý tưởng đầy thi vị, một vườn tượng đủ màu sắc, đủ cá tính của những nhân vật trong Truyện Kiều mà anh Bùi Tùng Phong, nguyên Chủ tịch UBND huyện và nhiều người từng ấp ủ.

Chuyên án K50 và gần 1600 ngày dùng địch đánh địch

K50 là chuyên án đặc biệt của công an Hà Tĩnh trong những năm đánh Mỹ, thực hiện “trò chơi” nghiệp vụ: dùng biệt kích Mỹ – Ngụy đánh Mỹ – Ngụy kéo dài suốt 4 năm 2 tháng. Địa điểm hoạt động của chuyên án là đồi 931 (bắc đường quốc lộ 8) sát với biên giới Việt – Lào và các xã Sơn Kim, Sơn Hồng, Sơn Lĩnh, thuộc huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh)…

Những người lính đi xây hồ Kẻ Gỗ

Họ là những người lính lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam trước ngày Chiến thắng 30-4 không lâu. Đất nước hoà bình, thống nhất, họ trở thành những người công nhân chủ lực “đào núi, ngăn sông” trên công trình đại thuỷ nông Kẻ Gỗ và nhiều công trình khác. Ba mươi lăm năm ngoảnh lại, những cựu binh ngày nào mái tóc giờ đã ngã màu sương, không ít chị em trong số họ quá lứa lỡ thì khi đã gửi lại tuổi xuân cho rừng xanh núi đỏ…

Chuyện về một thời hào hùng

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hà Tĩnh là trọng điểm bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt nhằm cắt đứt ngõ hầu con đường chiến lược đưa người và phương tiện chi viện chiến trường miền Nam. Chính trong những ngày tháng máu lửa bi hùng ấy, với tinh thần "Sống bám đường, chết kiên cường, dũng cảm", đã xuất hiện bao tấm gương cán bộ, chiến sĩ CSGT mưu trí, dũng cảm, chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để mạch máu giao thông không bao giờ ngừng chảy…

“Cho quê mình gạo trắng, nước trong”

Nước hồ Kẻ Gỗ theo hệ thống kênh mương có độ dài gần 1.000 km tưới tiêu cho hàng vạn hécta ruộng đồng của Cẩm Xuyên, Thạch Hà và TP Hà Tĩnh. Nguồn lợi kinh tế của hồ Kẻ Gỗ đem lại cho người nông dân nơi đây vô cùng to lớn. Xưa đồng đất hạn hán một màu cát trắng, nay quanh năm đủ nước để cấy trồng, muôn cây xanh tốt.

Nước chè xanh xứ Nghệ

Người mình vốn hiếu khách, ai đến chơi nhà thì thể nào cũng cũng rót nước mời . Nước chè xanh, nước trà, nước vối, nước lọc. Chén nước, miếng trầu, điếu thuốc là những thức đãi khách không thể thiếu. Tuy sang hèn khác nhau nhưng cách kiểu hệt nhau. Vùng nào cũng vậy. Duy chỉ ở Nghệ Tĩnh trước đây có tục mời nhau uống nước chè xanh là hơi khác một chút.

Ở nơi vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến

Hà Tĩnh là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, dân số gần 1,3 triệu người, diện tích tự nhiên 6.054,85km2. Trong những năm chống Mỹ, cứu nước, Hà Tĩnh trở thành "Tiền tuyến của hậu phương miền Bắc, hậu phương của tiền tuyến miền Nam".

Mai vàng 5 cánh ở Kỳ Nam

Xưa nay, trên các dãy núi ở Kỳ Nam nổi tiếng có loài mai vàng, 5 cánh với màu sắc rực rỡ, được nhiều người ưa chuộng. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, người dân lại kéo nhau lên các dãy núi Hoành Sơn, núi Mũi Độc… chặt mai về chưng trong những ngày tết. Chặt lắm cũng hết. Người dân nơi đây đã kiếm hạt, cây con về ươm trồng.

Đẹp thêm hồn cốt quê hương…

Hà Tĩnh từ ngàn xưa đã là một trong những cái nôi của văn hoá của đất nước. Văn hoá Hồng Lam hội tụ nhiều tinh hoa văn hoá của dân tộcViệt. Theo dòng chảy của thời gian, các giá trị văn hoá ngày càng được gìn giữ và bồi đắp thêm.

Nhớ 'chi, mô, răng, rứa' Hà Tĩnh

Nhớ quá cái hơi thở quê mình " mô, tê, răng, rứa"! Từng câu, từng chữ cất lên sao ngọt ngào và mặn nồng đến lạ!

Nơi sông Lam xuôi về với biển

Sông Lam bắt nguồn từ vùng Nậm Căn (Lào), phần chính của sông chảy qua Nghệ An, phần cuối hợp lưu với sông La (Hà Tĩnh) tạo thành biên giới hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh và đổ ra biển Đông qua Cửa Hội. Trước khi hòa mình vào biển cả, sông Lam đã kịp lắng đọng trên đất Nghi Xuân một nền văn hóa vô cùng đặc sắc.

Cá rô rán, đèn ông sao và trăng rằm quê tôi

Khi cả làng rộm lên bởi mùi hương lúa mới ngọt lành và âm thanh tóp tép của những chú cá rô đớp cào cào giữa những bãi ruộng ăm ắp nước, lềnh bềnh rơm rạ rau vụ gặt ấy là khi tất thảy lũ trẻ ở làng tôi biết tết trung thu sắp đến gần…

Một dải Lam Hồng

Lịch sử và văn hóa ngàn đời như dòng sông bồi đắp biết bao khí chất cho con người Can Lộc, để hôm nay, đi đâu trên dải đất này cũng bắt gặp bóng dáng ông cha trong từng trang đời mới, sinh sôi và tươi trẻ.

Thân thương một vùng Hà Tĩnh

Sau chặng đường gần 400 cây số, tôi đặt chân đến Hà Tĩnh thực hiện lời hứa với cô bạn cùng học: Về Hà Tĩnh chơi.

Vài cảm nhận từ ca khúc về một dòng sông quê hương

Không biết tự bao giờ, tôi yêu những ca khúc viết về Hà Tĩnh quê mình đến vậy?! Có phải vì "duy ý chí" khi nghĩ mình là người Hà Tĩnh nên tôi cứ đồ rằng những ca khúc viết về mảnh đất và con người của núi Hồng, sông La hay đến mức mà hiếm một vùng quê nào trên đất nước này có được. Có thể liệt kê: Chào em cô gái Lam Hồng; Người con gái sông La;Gửi sông La; Một khúc tâm tình của người Hà Tình; Hà Tĩnh mình thương; Nơi ấy quê mình; Mời anh về Hà Tĩnh; Sông La ngày về; Núi Hồng Sông La… vân vân và vân vân…

BÀI ĐỌC NHIỀU

Hai kiểm lâm tử vong khi tham gia chữa cháy rừng

Theo tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, có 2 cán bộ kiểm lâm tử vong khi đang làm nhiệm vụ chữa cháy rừng tại đỉnh cao 2.000m, rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh, khu vực xã Lao Chải, huyện Vị Xuyên.

Đại dự án hoang tàn ở Hà Tĩnh: FLC có biến, bỏ mặc khu nông nghiệp công nghệ cao èo uột

Năm năm trước, Hà Tĩnh giao hơn 240 ha đất để Công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản FAM Hà Tĩnh (thuộc Tập đoàn FLC) thực hiện Dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, đến nay, dự án đang có nguy cơ “khai tử” do việc sản xuất kém hiệu quả, hoạt động cầm chừng và liên tục thu hẹp diện tích sản xuất...

TOP