Tuỳ bút Quê hương

Gặp lại một 'nàng' trong thơ Phạm Tiến Duật

“… Em ở Thạch Kim sao em đùa bảo anh là Thạch… Nhọn/ Đêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón/ Cái miệng em ngoa cho bạn em cười giòn/ Giọng Hà Tĩnh buồn cười đáo để…”. Tác phẩm Gởi em, cô thanh niên xung phong của nhà thơ Phạm Tiến Duật một thời đã đi vào lòng bạn đọc và góp phần làm nên tên tuổi ông.

Cô thanh niên xung phong đã đùa với nhà thơ để Phạm Tiến Duật có cảm xúc viết nên những vần điệu vang tiếng ngày nào, giờ đã trở thành một phụ nữ xế chiều, khắc khổ và lam lũ, chiều chiều vẫn ngồi bó gối nhìn xa xăm ra biển… Cô thanh niên xung phong ngày ấy tên là Lê Thị Nhị, một cái tên như hàng triệu cái tên của tuổi trẻ một thời dâng hiến thanh xuân cứu nước. Năm 1967, khi đang là một vận động viên đa năng theo học tại trường TDTT ở Từ Sơn, Bắc Ninh, o Nhị xung phong nhập ngũ. Vào thanh niên xung phong, việc của o Nhị và đồng đội là lấp hố bom, bạt đường và làm cọc tiêu trên đường Trường Sơn dẫn xe qua ban đêm. Ban đầu đơn vị o đóng ở Đức Thọ sau chuyển xuống Ngã ba Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Như thơ của Phạm Tiến Duật, o Nhị cùng bao đồng đội tuổi mười tám – đôi mươi căng đầy sức sống luôn cất tiếng hát yêu đời. “Răng mà chú hỏi nhiều rứa?”… O Nhị nhớ lại hoàn cảnh tình cờ để mình trở thành “nàng thơ” của Phạm Tiến Duật: “Đó là một tối năm 1968. O mặc áo trắng đang lúi cúi dẫn đường cho xe tải từ chiến trường ra vượt tránh hố bom. Đường đang tắc, xe chưa qua được. Thấy những nữ thanh niên xung phong vừa lấp hố bom vừa hát, một chú bộ đội cao ráo, đẹp trai, mũi cao như Tây nhảy từ trên xe xuống hỏi chuyện làm quen. Hỏi quê o ở mô (đâu), o bảo: “Quê em ở Thạch… Nhọn!”. Chú bộ đội lái xe ấy lại thắc mắc: “Thạch Nhọn là đâu, tên lạ quá chưa nghe bao giờ?”. O đấm lưng đồng đội cười: “Bên cạnh Thạch Bằng thì phải là Thạch Nhọn, tức là Thạch Kim đó, Kim nào mà không Nhọn! Răng mà chú hỏi nhiều rứa?”. Sự việc tình cờ với o Nhị chỉ xảy ra có vậy nhưng nhà thơ Phạm Tiến Duật thì đã có thơ. Bốn tháng sau khi bài thơ Gửi em, cô thanh niên xung phong của Phạm Tiến Duật xuất hiện trên báo và tiếp tục đi vào lòng một thế hệ thanh niên thì o Nhị lại gặp rắc rối vì một câu nói đùa. O Nhị kể: “Lúc nói đùa như thế o đâu biết chú ấy (Phạm Tiến Duật) là nhà thơ, nhà báo chi mô. Sau vì bài thơ mà o bị đơn vị kêu lên khiển trách vì cái tội nói… dối, dám lừa bộ đội. Cái thời nớ nó rứa”. O Nhị giờ sống ra sao? O Nhị sinh năm 1946, năm nay vẫn sống độc thân, nếp nhăn tuổi già đã tràn đầy gương mặt. Năm 1975, o Nhị ra quân về dệt thảm mành ở HTX thủ công nghiệp xóm Hải Đằng, xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà, tỉnh Nghệ Tĩnh cũ. Lúc đó o đã 29 tuổi. Thạch Kim là một làng chài. Phụ nữ vùng biển thường lập gia đình từ rất sớm nên gái 29 như o Nhị đã “toan về già”. Khi được hỏi sao o không chịu lập gia đình, o Nhị cười buồn: “Chờ hoài đâu có ai chịu lấy mô”. Năm 1982, o Nhị thôi làm ở HTX về nghỉ chế độ thương binh 4/4 do bom giật với tiền lương hiện nay là 218.000 đồng/tháng. Với mức lương ít ỏi ấy o Nhị còn lo cho người mẹ già đến năm 2002 khi cụ hưởng thọ 92 tuổi. Đi qua chiến tranh, sức khỏe và nhan sắc o Nhị đã gởi lại chiến trường. Hòa bình về, những gì còn lại của một đời người o Nhị dành cho mẹ. Căn nhà tranh xiêu vẹo của hai mẹ con o Nhị thường rung lên bần bật trước những trận gió biển mùa đông. Những lúc như thế, o cũng đành bất lực ngồi ôm mẹ vì không có bàn tay đàn ông chẻ tre đan lạt giữ vững mái tranh. Trẻ con làng biển Thạch Kim hằng ngày quấn quýt bên o Nhị vì thúng quà bánh kẹo o buôn bán thêm cho cuộc mưu sinh. Dấu chân o Nhị in khắp con đường cát ven cửa biển có tên nghe như tên gọi cuộc đời o – Cửa Sót. Ở làng biển Thạch Kim này, nghề gì mưu sinh cũng thành nghiệp cả. Những trai làng đi biển theo nghề tổ tiên đã hàng trăm năm. Những người đàn bà chờ chồng về lấy cá đem nướng (thay vì ướp đá lạnh) để giữ được lâu mang ra các chợ bán, thành nghề cũng đã mấy trăm năm. Thúng bánh kẹo bên người o Nhị cũng là cái nghiệp truyền đời như mẹ o đã làm nuôi o khôn lớn. Số phận một con người không mấy khi đẹp như những câu thơ, cho dù đó là thơ viết về chính họ. Tôi đem mối lo lắng những khi trái gió trở trời một mình o làm sao xoay trở nói lên thành lời. O Nhị nghe xong chỉ cười buồn: “Chết thì thôi, sống được ngày nào biết ngày đó. Mẹ o đã mất, o không chồng con… chết đi chẳng còn vướng bận gì”. Đôi lần, o cũng tính xin đứa con nuôi cho đỡ quạnh quẽ tuổi già đang đuổi sau lưng sầm sập, song lại lo không nuôi nổi, sợ cảnh mẹ chiếc con côi, không dạy nổi cháu thành người tử tế nên lại đành thôi. Hạnh phúc hiếm hoi Cuộc đời o Nhị cứ thế trôi đi trong hiu hắt. Một đôi lần, có những nhà báo tìm về. Từ tấm lòng cảm thông yêu mến của bạn đọc khắp nơi, ngôi nhà xiêu vẹo của mẹ con o Nhị được thay bằng nhà xây lợp ngói với diện tích hơn 10 m2. Đích thân ông Chủ tịch xã Thạch Kim Phạm Minh Thống đứng ra chỉ đạo thợ xây dựng. Năm 2000, nhà thơ Phạm Tiến Duật có gọi điện mời cô gái Thạch… Nhọn ra Hà Nội thăm chơi nhưng o Nhị không đi được. Tuy vậy, o Nhị cũng đã tự túc ra Hà Nội được bảy lần, vừa để viếng Lăng Bác – như một cách hành hương của người Nghệ Tĩnh – vừa để thăm bà con. Đôi lần có những đoàn làm phim tài liệu Ngã ba Đồng Lộc của đài VTV tìm về mời o làm cố vấn, o Nhị hăng hái nhận lời vì đó là niềm vui và cũng là để bớt nhớ bao đồng đội đã ngã xuống. Đó chính là những ngày hạnh phúc hiếm hoi của đời o. Còn ngày thường, để quên hết sự cô độc và tuổi già đang đến, người đàn bà ấy, cô thanh niên xung phong, nàng thơ của ngày nào lại ngồi bên bậu cửa ngó xa xăm ra cửa biển, mà không biết mình đang chờ đợi điều gì!Trần Hoàng Nhân


—————-


Bài thơ ” Gửi em cô thanh niên xung phong “Có lẽ nào anh lại mê emMột cô gái không nhìn rõ mặtÐại đội thanh niên đi lấp hố bomáo em hình như trắng nhất.Người tinh nghịch là anh dễ thânBởi vì thế có em đứng gầnEm ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói là “Thạch Nhọn”Ðêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đónEm đóng cọc rào quanh hố bomCái miệng em ngoa cho bạn cười giònTiếng Hà tĩnh nghe buồn cười đáo đểAnh lặng người như trôi trong tiếng ru.Tranh thủ có ánh sáng đèn dùAnh vội nhìn em và bạn em khắp lượtMọi người cũng tò mò nhìn anhRồi bóng tối lại khép vào bóng tốiEm ơi em, hãy nghe anh hỏiXong đọan đường này các em làm đâuAnh đã tìm em rất lâu, rất lâuCô gái ở Thạch Kim Thạch NhọnKhăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớmSách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.Anh đã đi rất nhiều, rất nhiềuNhững con đường như tình yêu mới mẻÐất rất hồng và người rất trẻNhưng chẳng thấy em, cô gái ở Thạch Nhọn Thạch KimNhững đội làm đường hành quân trong đêmNào cuốc nào choòng xoong nồi xủng xỏangRực rỡ mặt đất bình minhHấp hối chân trời pháo sángÐường trong tim anh in những dấu chân.Chiếc võng bạc trên đường hành quânAnh đã buộc nhiều cây xoan cây ổiLại đường mới và hàng nghìn cô gáiở đâu em tinh nghịch của anh?Bụi mù trời mùa hanhNước trắng khe mùa lũÐêm rộng dài là đêm không ngủEm vẫn đi, đường vẫn liền đường.Cạnh giếng nước có bom từ trườngEn không rửa ngủ ngày chân lấmNgày em phá nhiểu bom nổ chậmÐêm nằm mơ nói mớ vang nhàChuyện kể từ nỗi nhớ sâu xaThương em, thương em, thương em biết mấy.Dừng tay cuốc khi em ngỏanh lạiSẽ giật mình đường mới ta xâyÐã có độ dài hơn cả độ dàiCủa đường xá đời xưa để lạiSẽ ra về bao nhiêu cô gáiMột ngày mai đường sẽ đứng chơ vơÐể cho đời sau còn thấy ngẩn ngơTrước những công trình ngoằn ngòeo trên mặt đất.Ơi em gái chưa một lần rõ mặtCó lẽ nào anh lại mê emTừ cái đêm Thạch Nhọn Thạch KimTên em đã thành tên chung anh gọiEm là cô thanh niên xung phong.Ðức Thọ 1968, Phạm Tiến Duật 2. Hoàn cảnh ra đời bài thơ trên :Năm 1965, địch ném bom miền Bắc, Hà Tĩnh- mà đặc biệt là ngã ba Đồng Lộc là một túi bom của Bắc miền Trung. 1 năm sau, theo tiếng gọi thiêng, o Nhị và bạn bè lên đường, người đi bộ đội vào các chiến trường, người vào thanh niên xung phong đến với những trọng điểm bị địch bắn phá ác liệt, để bảo vệ những tuyến giao thông nối từng phút lộ trình Bắc-Nam. O Nhị vào ngã ba Đồng Lộc, thuộc quân số của C4- Tổng đội TNXP 55 khi o tròn 20 tuổi.O Nhị nhớ lại thời mình trở thành nguyên mẫu bài thơ nổi tiếng của Phạm Tiến Duật: “Hồi đó, đoàn xe của đường dây 559 trong Nam ra thì dừng lại Đức Thọ. Một anh bộ đội có cái mũi rất thẳng và giọng Bắc ngọt lịm nhỏ nhẹ như con gái: “Quê em ở đâu?”, o trả lời: “Quê em qua Thạch Bằng rồi đến Thạch nớ là Thạch Nhọn eng nờ”. Cả tiểu đội con gái cười giòn như pháo. Sau đó anh bộ đội ấy hỏi ra mới biết Thạch Nhọn là Thạch Kim, và mãi sau này bài thơ phát trên đài o mới biết anh đó là Phạm Tiến Duật và là nhà thơ, nhà báo chứ lúc đó biết ông là ai? Khi bài thơ được phát thì đơn vị có gọi o lên khiển trách rằng tại răng lại đi nói dối anh bộ đội”.

NLD

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP