Danh nhân văn hóa Vũ Duy Áng, Vũ Duy Dư, xã Vượng Lộc

Vũ Duy Dư sinh ngày 14 tháng 4 năm Tân Dậu (tức năm 1720) trong một nhà nho nghèo, có truyền thống hiếu học. Ông là con trai thứ 5 của ông Tham Nghị, em ruột của Hoàng giáp Vũ Diệm. Thủa bé ông là người thông minh học giỏi, 4 tuổi đã biết làm vế đối, 8 tuổi đã biết làm thơ, năm 14 tuổi đã được gọi ra học ở Trường Yên – Thăng Long. Năm Kỷ Mão (1735) thi đậu nhất bảng tam trường. Khóa thi năm Nhâm Ngọ (1738) đậu tứ trường. Là người tài giỏi thông minh, nên về sau ông đã được triều đình giao cho công việc làm Huấn Đạo ở đất Thăng Long (trông coi việc học tập – đứng đầu ngành Giáo dục vùng đất Thăng Long). Khi đương chức là người tài giỏi, học vấn cao, mẫn cán với công việc, ông tập trung tiến hành việc cải cách dạy và học trong nhà trường, rèn luyện các sỹ tử, điều chỉnh lại việc thi cử, tuyển chọn nhân tài. Với những việc làm đó, Vũ Duy Dư đã có công lớn , đào tạo nhiều người tài cho đất nước và đã được nhà Lê phong tặng 2 đạo sắc về công lao sự nghiệp đào tạo nhân tài cho đất Thăng Long. Tuổi già, ông được vua Lê cho về an trí tại làng Thổ Phượng, nay là xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc. Ông mất ngày 27 tháng 11 (ÂL) năm 1792 thọ 71 tuổi tại quê nhà.

Hồng Lĩnh: Nguyễn Đình Mai – Người chiến sỹ cách mạng kiên trung

Trong lịch sử đấu tranh cách mạng, mảnh đất, con người Hà Tĩnh được  nhân dân cả nước ngưỡng mộ “đi đầu, dậy trước”, khởi đầu từ phong trào Xô – viết Nghệ Tĩnh. Không chỉ làm nên cao trào cách mạng trên quê hương mình, con người Hà Tĩnh còn góp phần tích cực vào phong trào cách mạng các địa phương trong nước. Thật tự hào khi mở cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận” và cuốn “45 năm đấu tranh cách mạng Phan Rang- Tháp Chàm”, trong Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời (UBNDCMLT) của tỉnh Ninh Thuận ( lời trong cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận) có 9 thành viên, thì đã có 3 người con quê hương Hà Tĩnh. Đó là Võ Liêm Sơn cùng con trai là Võ Giới Sơn (quê huyện Can Lộc) và Nguyễn Đình Mai (quê thị xã Hồng Lĩnh). Nhân kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, xin giới thiệu bài viết về tấm gương Nguyễn Đình Mai, một đảng viên kiên trung trọn đời vì Đảng, vì dân.

Can Lộc: Cuộc đời và sự nghiệp của Danh nhân văn hóa Nguyễn Văn Trình

Nguyễn Văn Trình, tự Lục Quang, hiệu Thạch Thất, sinh năm Nhâm Thân (1872) tại phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương trong một gia đình khoa bảng. Thân sinh là ông Nguyễn Liên, đỗ cử nhân vào năm 1848, từng trãi qua các chức: Tri phủ Bình Giang – Hải Dương, Tế Tửu Quốc Tử Giám, Phủ doãn phủ Thừa Thiên, đốc học tỉnh Quảng Nam. Nguyễn Văn Trình là ngưuời có tư chất thông minh, lại chịu khó nên học hành rất tiến bộ, 8 tuổi ông đã biết ứng đối trôi chảy.

Danh nhân văn hóa Lê Sỹ Triêm – Lê Sỹ Bàng

Dòng họ Lê Sỹ vốn gốc ở Thanh Hóa vào lập nghiệp tại làng Bói – Nội Thiên Lộc vào những năm cuối thế kỷ XVI, về sau là một dòng họ có truyền thống học hành, đỗ đạt và công danh. Nhà thờ Lê Sỹ Triêm – Lê Sỹ Bàng xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2008 tại quyết định số 3822/QĐ – UBND tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2015 được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia tại Quyết định số 1345/QĐ-BVHTTDL, ngày 24 tháng 4 năm 2015.

GS.VS Hồ Tôn Trinh – gương mặt tài năng, đức độ trong khoa học xã hội và nhân văn

GS.VS Hồ Tôn Trinh (bút danh Hoàng Trinh,  sinh ngày 28 tháng 9 năm 1920, mất ngày 19 tháng 3 năm 2011), nguyên quán làng Đại Nài, huyện Thạch Hà (nay là Phường Đại Nài, Tp. Hà Tĩnh). Xuất thân là cán bộ thông tin tuyên truyền ở tỉnh, rồi cán bộ tuyên huấn của Ban tuyên giáo T.Ư. Đảng, thông thạo Pháp văn, Anh văn, ông thuộc lớp cán bộ khoa học xã hội đầu tiên đặt nền móng xây dựng các viện thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Vào cuối những năm 50, đầu những năm 60, trên cương vị Thư ký khoa học, rồi phó Viện trưởng và Viện trưởng Viện Văn học, GS. Hồ Tôn Trinh không chỉ là người tổ chức khoa học, hướng dẫn nhiều thế hệ cán bộ khoa học trẻ trong và ngoài viện, mà còn tự học, tự nghiên cứu. Vào những năm 80, ông đã được phong tặng giáo sư, rồi viện sĩ nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Hungari, là người được giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I – 1996), đã có hàng chục công trình lớn và nhiều hoạt động khoa học, văn học có tầm cỡ quốc gia và quốc tế, v.v… Nhờ sự tác động tích cực của chính sách văn hóa và khoa học của nhà nước, với sự hỗ trợ của đội ngũ khoa học xã hội và nhân văn, ông đã nổ lực bền bĩ để hoàn thiện nhân cách trên hai bình diện: đức và tài. Nhìn lại sự nghiệp nghiên cứu, trước tác của giáo sư trong nhiều thập kỷ, chúng ta thấy rõ những thành công sau đây của nhà khoa học xuất sắc này.

Cuộc đời sự nghiệp của danh nhân Đình nguyên thám hoa Phan Kính

Phan Kính sinh ngày 12 tháng 11 năm Ất Mùi tức ngày 06-12-1715 tại làng Vĩnh Gia, xã Lai Thạch, huyện La Sơn ( nay là xã Song Lộc, Huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh ). Ông sinh ra trong một nhà nho nghèo, thân phụ ông là cụ Phan Quán đỗ tam trường, được ban hàm thiếu doãn, mẹ là bà Nguyễn Thị Tuyên con gái cụ nho sinh họ Nguyễn Huy, thuộc dòng họ vọng tộc, khoa bảng ở làng Trường Lưu xã Lai Thạch nay là xã Trường Lộc, bà là em con chú của của danh nhân Nguyễn Huy Tựu( 1690 – 1750). Vợ Nguyễn Huy Tựu là chị gái của thân phụ Phan Kính, vì vậy Phan Kính gọi Nguyễn Huy Tựu vừa là cậu vừa là dượng.

11 nghệ nhân Hà Tĩnh được phong tặng Nghệ nhân ưu tú

Ngày 13/11/2015, Chủ tịch nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có Quyết định số 2533/QĐ-CTN về việc phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” cho 600 nghệ nhân trong toàn quốc, trong đó có 11 nghệ nhân của tỉnh Hà Tĩnh.

Người thầy lừng danh của đất Hồng Lam

Dù tên tuổi không đăng lên sách báo, nhưng thế hệ học trò của thầy lớn lên trên mọi nẻo đường đất nước cũng như ở nước ngoài, nhiều người thành đạt trên các lĩnh vực, mỗi khi có dịp ôn lại, nhớ lại vẫn luôn nhắc đến thầy Đinh Chí với tất cả lòng tự hào, biết ơn và kính trọng, có nhiều học trò đã không ngần ngại tôn vinh thầy là bậc “Vạn thế hiền sư” (Người thầy của muôn đời) .

Ông Lê Tính, chủ tịch huyện Nghi Xuân đầu tiên ( 1895 – 1955)

Ông Lê Tính, sinh năm 1895, quê  ở xã Tiên Cầu, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình nhà nho giàu lòng yêu nước. Thân sinh Lê Tính là ông đồ dạy chữ Nho nên từ nhỏ đã được học chữ Hán với cha . Là người thông minh, sớm hiểu biết, sinh ra khi tiếng súng Cần vương của cụ đình nguyên Phan Đình Phùng còn vang vọng, lớn lên gặp cảnh nước mất dân nô lệ đã ảnh hưởng đến tư tưởng yêu nước của ông , một học sinh trường Quốc học Vinh.

Hai người Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh năm 1931

Về xã An Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, người dân ở đây ai cũng biết một gia đình cách mạng trong đó hai anh em là Trần Hoặc, Trần Xu đều là Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh trong những năm đầu tiên của thời kỳ thành lập Đảng 1930 – 1931.

Lý Tự Trọng – Hành động dũng cảm, ý chí sắt đá!

Ngày 8/2/1931, nhân lúc bà con tập trung rất đông xem bóng đá ở sân vận động Sài Gòn, các chiến sỹ cách mạng đã tổ chức một cuộc mít tinh chớp nhoáng. Cờ đỏ búa liềm giương cao. Đồng chí Phan Bôi đứng lên diễn thuyết kêu gọi quần chúng đánh đổ thực dân Pháp và tay sai. Đồng chí dõng dạc tố cáo chế độ cai trị hà khắc, tàn bạo của bọn thực dân, nêu cao lòng yêu nước của các tầng lớp nhân dân, kêu gọi bà con đứng lên chống áp bức bóc lột, ủng hộ Liên bang Xô-viết – nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới… Tiếng nói của Đảng dưới lá cờ đỏ búa liềm được quần chúng hoan nghênh nhiệt liệt.

Lý Tự Trọng: vinh quang cuộc đời hoạt động cách mạng

Thân sinh Lê Văn Trọng là Lê Hữu Đài (quê xã Việt Xuyên, Thạch Hà). Nuôi chí lớn “thà chết chứ không chịu nhục mất nước”, để che mắt bọn thống trị và quân xâm lược, ông phải nhiều lần thay đổi tên, khi thì Lê Đạt, lúc thì Lê Khoan, Lê Văn Đức. Gặp lúc xã tắc lâm nguy, dân tình khốn đốn vì sự càn quét của thực dân, ông đã cùng họ hàng và những người cùng chí hướng rời quê sang bản Mạy sinh sống và tham gia Việt Nam quang phục hội, lập các “trại cày” trước để mưu sinh, sau là tạo vốn cho hội dưới sự hướng dẫn của Đặng Thúc Hứa, Đặng Thúc Kính… Tại đây, Lê Hữu Đài và Nguyễn Thị Sờm (quê Can Lộc) quen và cùng giúp nhau trong sản xuất, việc hội, rồi sớm nên duyên vợ chồng. Năm 1914, ông bà sinh con trai đầu lòng, đặt tên là Lê Văn Trọng.

BÀI ĐỌC NHIỀU

CAHN 2-1 Hà Tĩnh: Vỡ òa phút bù giờ

Bàn thắng ở phút bù giờ cuối cùng của Bùi Hoàng Việt Anh giúp CLB Công an Hà Nội đánh bại CLB Hà Tĩnh để giành quyền vào tứ kết Cup quốc gia.

Phát hiện nhóm h.ọ.c s.i.n.h Hà Tĩnh tự chế 52 quả p.h.á.o tại nhà

Kiểm tra nơi ở của 5 học sinh tại xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, công an phát hiện và thu giữ hàng chục quả pháo tự chế; trong đó có quả pháo nặng hơn 1kg, tiềm ẩn nguy cơ gây thương tích nghiêm trọng và đe dọa tính mạng nếu phát nổ.

Nghi Xuân, Hà Tĩnh: Cần xử lý dứt điểm những vi phạm tại xã Cổ Đạm theo kết luận của UBND xã

Mặc dù đã có kết luận của UBND xã Cổ Đạm và văn bản chỉ đạo của UBND huyện Nghi Xuân về những sai phạm của ông Phan Văn Dực trong công tác quản lý tiền quỹ thôn, và vi phạm pháp luật về đất đai, nhưng sau gần 10 năm những vi phạm này vẫn chưa được các cơ quan chức năng xử lý dứt điểm.

TOP