Danh Nhân

Hai người Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh năm 1931

Về xã An Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, người dân ở đây ai cũng biết một gia đình cách mạng trong đó hai anh em là Trần Hoặc, Trần Xu đều là Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh trong những năm đầu tiên của thời kỳ thành lập Đảng 1930 – 1931.

Theo một số tài liệu như Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh tập 1 (1930 – 1954), Lịch sử Đảng bộ huyện Thạch Hà tập 1(1930 – 1954) và bản trích lục hồ sơ liệt sỹ ZA 1501c và số ZA5152c của Bộ LĐTB – XH và các tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh thì đồng chí Trần Hặc (sinh năm 1900) và đồng chí Trần Xu (sinh năm 1904) là người làng Lộc Nguyên, tổng Canh Hoạch, phủ Thạch Hà, nay là xã An Lộc, huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh. Thân sinh của hai ông là ông Trần Thát và bà Nguyễn Thị Liêm.

Năm 1925, Trần Hoặc và Trần Xu gia nhập Thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Giữa năm 1927, lực lượng trí thức ở phủ Thạch Hà đã có nhiều người tham gia Đảng Tân Việt do Trần Xu làm Bí thư. Những người đảng viên đầu tiên ấy đã chia nhau về các làng xã để tuyên truyền vận động quần chúng, xây dựng cơ sở. Các tài liệu như “Đường cách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc được đem phổ biến khắp nơi trong tỉnh. Tháng 6 năm 1929 Đông Dương Cộng Sản Đảng ra đời. Sau đó, chi bộ Đông Dương Cộng Sản Đảng ở Hà Tĩnh được thành lập. Hai đồng chí Trần Hoặc và Trần Xu đều là Ủy viên BCH Đông Dương Cộng sản Đảng. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) hai đồng chí trở thành Đảng viên ĐCS Việt Nam. Cuối tháng 3 năm 1930, để thống nhất tổ chức và đưa phong trào cách tiến lên, được ủy nhiệm của xứ ủy Trung Kỳ, tại bến đò Thượng Trụ (nay thuộc xã Thiên Lộc huyện Can Lộc), đồng chí Trần Hữu Thiều đã triệu tập hội nghị thành lập Đảng bộ lâm thời tỉnh Hà Tĩnh. Sau hội nghị đồng chí Trần Xu, Tỉnh ủy viên lâm thời đã tích cực hoạt động, nhanh chóng thành lập Chi bộ Xuân Sắc gồm ba thôn: Lộc Nguyên, Bình Nguyên và Vĩnh Hòa thuộc xã Mỹ Lộc do đồng chí Trần Hoặc làm Bí thư. Chi bộ Xuân Sắc đã nhanh chóng chớp thời cơ, lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh, xây dựng lực lượng tự vệ đỏ, mít tinh biểu tình đòi quyền lợi, treo cờ dỏ, rải truyền đơn ủng hộ ngày quốc tế lao động 01/5. Trong một thời gian ngắn, chi bộ Xuân Sắc đã phát triển mạnh, chia thành 3 chi bộ. Đồng chí Trần Hoặc được điều động về hoạt động tại Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Hà Tĩnh.

Tháng 9 năm 1930 Đảng bộ Hà Tĩnh tổ cdộngĐại hội lần thứ nhất. BCH Đảng bộ được bầu gồm 7 đồng chí do đồng chí Nguyễn Thiếp làm Bí thư, hai anh em Trần Hoặc và Trần Xu đều được bầu vào BCH Tỉnh ủy… Sau đại hội phong trào cách mạng ở Hà Tĩnh có những bước phát triển quan trọng, đưa phong trào cách mạng tiến tới đỉnh cao, dẫn đến sự ra đời của chính quyền Xô Viết ở các làng, xã vào những năm cuối 1930 và đầu năm 1931.

Vào giữa năm 1931, sau khi dập tắt phong trào cách mạng ở tỉnh Nghệ An, thực dân Pháp và bè lũ tay sai tập trung lực lượng về đàn áp phong trào cách mạng ở Hà Tĩnh. Chúng ra sức khủng bố, bắt bớ những chiến sỹ cộng sản ở khắp nơi trong tỉnh. Nhiều cơ sở Đảng bị phá vỡ. Nhiều cán bộ, đảng viên bị địch bắt. Hoạt động của tổ chức Tỉnh ủy, Huyện ủy và chi bộ các địa phương gặp nhiều khó khă, đồng chí Mai Kính bị bắt. Để tiếp tục lãnh đạo phong trào, đồng chí Trần Xu được cử làm Bí thư Tỉnh ủy. Từ tháng 6 năm 1932, các cơ sở Đảng ở các địa phương dần dần được lập lại. Tuy nhiên, bọn mật thám Pháp đã biết đồng chí Trần Xu là Bí thư Tỉnh ủy và là đầu mối quan trọng của Đảng nên bọn chúng ra sức ráo riết truy lùng. “Năm đó, thực dân Pháp và tay sai kéo về Lộc Nguyên ráo riết truy tìm các chiến sỹ Cộng Sản. Chúng tập trung dân chúng lại, một điểm và bắt nhiều người đánh đập, tra khảo. Cụ Trần Chước nhận có biết Trần Xu. Thực dân Pháp hí hửng phen này sẽ bắt được Trần Xu. Giả vờ đau chân không đi được, bọn Pháp đã cho xe kéo Trần Chước đi khắp nơi nhưng không tìm được Trần Xu, cuối cùng chúng đã đánh Trần Chước giả man dã man” (*).

Trong khi đó Trần Xu vẫn được sự che chở của nhân dân và tích cực hoạt động cách mạng. Trong hồ sơ thu được của mật thám Pháp hiện lưu trữ tại Cục hồ sơ nghiệp vụ an ninh Bộ Công An có một tài liệu về người giữ chức Bí Thư tỉnh Hà Tĩnh năm 1931 ghi rõ: Trần Xu sinh năm 1904 tại làng Lộc Nguyên , tổng Canh Hoạch, phủ Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Nay là xã An Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Trần Xu còn có các tên khác là Trần Đị, Xuân Trào, Xuân Chào, Khắc Phục, Tám, Thành. Tháng 7 năm 1930 là Bí thư Huyện ủy Thạch H, đến tháng 7 năm 1931 giữ chức Bí Thư Tỉnh Ủy Hà Tĩnh.

Không bắt được Trần Xu là nhưng tháng 6 năm 1932, tại bản án số 109 ngày 10 tháng 6 , tòa án ngụy quyền tỉnh Hà Tỉnh đã kết án vắng mặt ông với mức án 12 năm tù khổ sai. Trong khi đó Trần Xu đã sang Thái Lan hoạt động và thành lập Đông Dương viện trợ bộ. Tháng 4 năm 1933 tại cuộc họp ở Lakhon Thái Lan, ông được tổ chức của Đảng Cộng Sản Đông Dương, phân bộ Thái Lan cử về Việt Nam khôi phục lại các cơ sở Đảng ở Hà Tĩnh. Không may, đêm 12 rạng ngày 13 tháng 7 năm 1934 ông bị địch bắt ở Truông Bát, Hà Tĩnh.

Tháng 9 năm 1934 tòa án ngụy quyền tỉnh Hà Tĩnh, kết án ông lần thứ hai, tại bản án 119 ngày 01 tháng 9 năm 1934 với mức án 13 năm tù khổ sai và 20 năm quản thúc. Bản án  được y án theo quyết định của Bộ tư pháp ngụy ngày 31 tháng 10 năm 1934. Tổng mức án đối với ông Trần Xu là 25 năm tù khổ sai và 20 năm quản thúc. Trong những ngày bị giam giữ trong nhà lao, giặc Pháp đã tìm mọi cách để khai thác những hoạt động của Đảng nhưng Trần Xu vẫn giữ khí tiết của người cộng sản. Không để địch tra tấn giả man, đêm 16 rạng 17 tháng 12 năm 1934 ông đã tự sát khi đang bị thực dân Pháp giam giữ tại nhà lao Vinh Nghệ An.

Sau khi đồng chí Trần Xu bị địch bắt, đồng chí Bùi Khương được cử làm Bí thư tỉnh ủy. Mặc dầu đã khôn khéo hoạt động và được nhân dân che chở nhưng trong vòngvây dày đặc của bọn mật thám, một thời gian ngắn, đồng chí Bù Khương cũng bị bắt, đồng chí Trần Hoặc được cử giữ chức Bí thư Tỉnh ủy. Đồng chí Trần Hoặc cùng các đồng chí trong Ban cán sự Đảng và những Đảng viên vừa được địch thả ra từ các nhà lao vào giữa năm 1933 đã nhanh chóng tập hợp lại, lãnh đạo phong trào cách mạng. Một số cơ sở Đảng vừa được cũng cố thì thực dân Pháp phát hiện ra và truy lùng bắt bớ. Đồng chí Trần Hoặc bị sa vào tay giặc. Thực dân pháp đã tra tấn giả man nhưng không khai thác được gì về hoạt động của các tổ chức Đảng ở Hà Tĩnh. Thực dân Pháp đã chuyển Trần Hoặc vào nhà lao ở Thừa Thiên Huế. Không khuất phục được ý chí của người cộng sản, chúng thả Trần Hoặc về địa phương trong tình trạng sức khỏe kiệt quệ. Trưa ngày 26 tháng 5 năm 1934 đồng chí Trần Hoặc đã hy sinh tại quê nhà

(Theo trích lục hồ sơ liệt sỹ của Bộ LĐ – TBXH ngày 28/12/1997)

Hình ảnh nhà thờ Trần Hoặc, Trần Xu tại quê nhà xã An Lộc, huyện Lộc Hà

Hiện nay, căn nhà nơi hai ông sinh ra và lớn lên trở thành khu tưởng niệm, nơi thờ tự song thân và hai đồng chí. Ghi nhận những công lao của hai Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Hà Tĩnh, đồng thời giáo dục lòng yêu nước tới thế hệ trẻ, ngày 20/6/2012 UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành quyết định số 1761/QĐ-UBND công nhận Di tích nhà thờ Trần Hoặc, Trần Xu ở xã An Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

(*) Lời kể của cụ Trần Văn Nuôi, 82 tuổi – xã An Lộc.

 Tiến Dũng (Thạch Bằng)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP