Danh Nhân

Danh nhân văn hóa Vũ Duy Áng, Vũ Duy Dư, xã Vượng Lộc

Vũ Duy Dư sinh ngày 14 tháng 4 năm Tân Dậu (tức năm 1720) trong một nhà nho nghèo, có truyền thống hiếu học. Ông là con trai thứ 5 của ông Tham Nghị, em ruột của Hoàng giáp Vũ Diệm. Thủa bé ông là người thông minh học giỏi, 4 tuổi đã biết làm vế đối, 8 tuổi đã biết làm thơ, năm 14 tuổi đã được gọi ra học ở Trường Yên – Thăng Long. Năm Kỷ Mão (1735) thi đậu nhất bảng tam trường. Khóa thi năm Nhâm Ngọ (1738) đậu tứ trường. Là người tài giỏi thông minh, nên về sau ông đã được triều đình giao cho công việc làm Huấn Đạo ở đất Thăng Long (trông coi việc học tập – đứng đầu ngành Giáo dục vùng đất Thăng Long). Khi đương chức là người tài giỏi, học vấn cao, mẫn cán với công việc, ông tập trung tiến hành việc cải cách dạy và học trong nhà trường, rèn luyện các sỹ tử, điều chỉnh lại việc thi cử, tuyển chọn nhân tài. Với những việc làm đó, Vũ Duy Dư đã có công lớn , đào tạo nhiều người tài cho đất nước và đã được nhà Lê phong tặng 2 đạo sắc về công lao sự nghiệp đào tạo nhân tài cho đất Thăng Long. Tuổi già, ông được vua Lê cho về an trí tại làng Thổ Phượng, nay là xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc. Ông mất ngày 27 tháng 11 (ÂL) năm 1792 thọ 71 tuổi tại quê nhà.

hatinh (2)

Di tích lịch sử Vũ Duy Áng , Vũ Duy Dư

Vũ Duy Áng là con trai của Vũ Duy dư, (còn có tên gọi khác là Vũ Duy Đại), sinh năm Canh Dần (1746). Tiếp nối truyền thống của người cha, Vũ Duy Áng là người học giỏi, 15 tuổi đã thông thạo các pho sử sách: Thi, Thư, Dịch, Lễ, được gọi ra học ở Trường Yên – Thăng Long. Đây là thời kỳ chuyển giao giữa nhà Tây Sơn và Gia Long, nên việc tổ chức thi cử tuyển chọn nhân tài bị hoãn lại. Tuy vậy, Vũ Duy Áng là người học rộng, tài cao, văn võ kiêm toàn, danh thơm nổi tiếng, nên vua Gia Long vừa lên ngôi đã tuyển thẳng ông vào làm quan trong triều đình. Vũ Duy Áng làm việc sâu sát, tận tụy, được triều đình tin yêu, sủng bái. Ông liên tục được thăng chức và giao đảm nhiệm nhiều việc quan trọng của triều đình.

Năm Nhâm Ngọ (1754), ông được phong chức tri huyện Kinh Bắc (Hà Nội, Hà Bắc, Hải Dương ngày nay). Dẫu đang còn trẻ tuổi vừa ra làm quan, nhưng là người tháo vát, biết dựa vào dân, ông bắt tay vào sắp xếp lại bộ máy hành chính, ổn định trật tự xã hội, chăm lo kinh tế trong vùng. 5 năm sau khi ông giữ chức , vùng Kinh Bắc kinh tế phát triển, các làng quê trở lại trù phú sầm uất, nhân dân vùng Kinh Bắc khâm phục và rất quý mến ông.

Năm Bính Dần (1770), ông được thăng chức Hàn lâm viện triều đình Thăng Long (người đứng đầu về học vấn của đất Thăng Long). Đây là một chức Đại nho trong triều đình, giúp nhà vua kiểm định về mặt khoa học, sử học và pháp luật. Với sự thông minh, sắc sảo trong văn chương, Vũ Duy Áng đã bắt tay đính chính lại các bộ sử của triều đình, điều chỉnh lại những bộ luật pháp soạn thảo trước đây không phù hợp với điều kiện hiện tại. Hàng ngày ông còn chỉnh sữa lại các văn cáo, lễ tế cho nhà vua ban xuống dân chúng.

Đang giữ chức Hàn lâm viện ở Thăng Long, việc làm của ông đang nổi danh thơm. Vào lúc này, vùng đất Thiệu Hóa – Thanh Hóa thường bị thiên tai lũ lụt, dân tình đói khổ, dân binh nổi loạn khắp nơi, Vũ Duy Áng lại được triều đình bổ về giữ chức Tri phủ Thiệu Hóa. Sau 11 năm nhận chức, ông đã bắt tay cùng nhân dân ngăn đê đắp đập, trị thủy sông Chu, sông Mã, giải quyết được lũ lụt, mất mùa. Kết hợp đẩy mạnh tăng gia sản xuất, trồng thêm rau màu, nạn đói bị đẩy lùi, bạo loạn trong dân cũng không còn, kinh tế phát triển, xã hội được ổn định, đời sống vật chất tinh thần người dân được nâng lên. Người dân vùng Thiệu Hóa – Thanh Hóa biết ơn ông đời đời.

Năm Tân Tỵ (1773) ông lại được điều và bổ nhiệm giữ chức quan trong Bộ binh triều đình Huế 3 năm liền (tương đương Bộ Quốc phòng bây giờ). Năm Ất Dậu (1780), Vũ Duy Áng lại được bổ nhiệm Thượng thư Bộ binh, kiêm quản lý vùng Gia Định – Sài Gòn và lục tỉnh Nam Bộ. Vũ Duy Áng còn là người giỏi thơ văn, khi đương thời ông để lại nhiều bài thơ hay. Ông được đánh giá là vị quan thanh liêm, văn võ song toàn, đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của triều đình. Ở trên lĩnh vực nào, ông vẫn là người tận tụy, biết lựa chọn nhân tài, biết điều hành công việc. Đặc biệt hơn, ông là người Việt Nam đứng sau nhà vua Cao Miên để quản lý bảo hộ một nước láng giềng thân cận, là người có công đặt nền móng cho mối quan hệ Việt – Miên mà trong lịch sử ngoại giao chưa thấy ghi chép.

Tuổi già, Vũ Duy Áng xin triều đình về quê ở làng Thổ Phượng để nghỉ dưỡng. Với những công lao đóng góp của ông, vua nhà Nguyễn đã phong 3 đạo sắc và cấp 3 mẫu ruộng để tế lễ. Ông mất ngày mồng tám tháng 3 (âl) năm 1819 thọ 73 tuổi, tại quê nhà.

Ngọc Bé

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP