Nguyễn Văn Tháo – Danh nhân thời Lê nửa đầu thế kỷ XVIII

Kiệt Thạch xưa, Thanh Lộc nay là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, đạo học văn chương, khoa cử bén rễ vùng đất này từ rất sớm. Làng Kiệt Thạch nằm về phía đông núi Cài – Sạc Sơn (Nhạc Sạc) nổi tiếng ” Tứ diện giai công hầu” (bốn phía núi Sạc Sơn là giai công hầu). Đây là danh sơn hiếm có ở vùng đất xứ Nghệ vì ở thời kỳ nào cũng có nhiều người học cao, tài rộng làm rạng danh quê hương đất nước.

Giáo sư Hoàng Xuân Nhị, một trí thức tận trung với nước

Hoàng Xuân Nhị (1914-1990) sinh tại làng Yên Hồ, huyện Ðức Thọ, trong một gia đình, một dòng họ nổi tiếng của tỉnh Hà Tĩnh. Ông sớm mang trong mình những tố chất đặc biệt: Hiếu học và học giỏi; yêu nước và tận trung với nước; sự quyết chí và kiên định.

Quê hương nhớ thương người anh hùng (Phan Đình Giót)

Kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, triệu triệu con tim lại bồi hồi xúc động khi nhắc đến những người anh hùng đã ngã xuống tại chiến trường này. Chúng tôi – thế hệ con cháu của liệt sỹ, người anh hùng lấp lỗ châu mai Phan Đình Giót một lần nữa lại thổn thức, tự hào…

Dấu ấn quê hương Hà Tĩnh trong tác phẩm của Nguyễn Du

“Giang Đình hữu cảm”, “Tạp thi” là những bài thơ ông viết với tất cả hoài niệm, tình yêu, nỗi xót xa đau đáu của người con sớm biết mình nặng nợ với quê hương. “Thác lời trai phường nón” và “Văn tế Trường Lưu nhị nữ” cùng với 2 biệt hiệu ông tự đặt cho mình: “Nam Hải điếu đồ” (câu cá ở biển Nam) và “Hồng Sơn liệp bộ” (đi săn trên núi Hồng Lĩnh) đã phản ánh rất rõ những tháng ngày gắn bó với quê hương Hà Tĩnh, không chỉ là Tiên Điền – Nghi Xuân. Nơi đây, thiên nhiên hoang sơ khoáng đạt với đồng bãi, bến sông, hoa cỏ, núi non… đã mang lại cho ông những khoảnh khắc đẹp của cuộc đời.

Đồng chí Trần Phú và quá trình hình thành những quan điểm quân sự đầu tiên của Đảng

Đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam được hình thành và từng bước hoàn thiện gắn liền với sự ra đời và lớn mạnh của Đảng, sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Trên cương vị Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, đồng chí Trần Phú đã có những đóng góp quan trọng trong việc hình thành đường lối đó. Điều này được thể hiện rõ thông qua một số quan điểm quân sự được trình bày trong các văn kiện đầu tiên của Đảng, mà đồng chí Trần Phú trực tiếp soạn thảo và chỉ đạo soạn thảo ngay từ sau ngày đồng chí về nước hoạt động, rồi vào Ban Chấp hành Trung ương và làm Tổng Bí thư.

Trần Phú: Núi sông vang mãi lời Anh…

Những ngày này, hòa vào không khí, thời khắc thiêng liêng của cả dân tộc hướng về kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 39 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh lại bồi hồi tưởng nhớ đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người con yêu dấu của quê hương tròn 110 tuổi.

Trần Phú người cộng sản trẻ tuổi – Hình mẫu cho thanh niên học tập, noi theo

Đồng chí Trần Phú – người cộng sản bất tử, người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh. Thân thế, sự nghiệp hoạt động cách mạng và chí khí, cốt cách của người cộng sản trẻ tuổi Trần Phú với câu nói nổi tiếng “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” luôn sống mãi với thời gian và là hình mẫu để thanh niên học tập, noi theo.

Lễ tế 520 năm ngày mất của Khai quốc công thần Nguyễn Tuấn Thiện

Sáng ngày 17/2/2014 (Tức ngày 18 tháng Giêng năm Giáp Ngọ), dòng tộc họ Nguyễn tại xã Sơn Ninh (Hương Sơn) đã tổ chức lễ tế 520 năm ngày mất danh tướng Nguyễn Tuấn Thiện. Đồng chí Lê Đức Hùng – Phó chủ tịch UBND huyện, đồng chí Lê Nhật Tân -Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hương Sơn đã đến dự.

Bí thư huyện uỷ Cẩm Xuyên đầu tiên Nguyễn Đình Liễn – Người cộng sản kiên trung

Xã Cẩm Hưng vùng quê hiếu học, giàu truyền thống cách mạng, quê hương đã sinh ra nhiều nhà cách mạng lổi lạc, kiên trung như tổng bí thư Hà Huy Tập, bí thư huyện uỷ đầu tiên Nguyễn Đình Liễn, đây cũng là nơi ghi dấu cho sự ra đời của Đảng bộ huyện Cẩm Xuyên và sự kiện này gắn với nhà cách mạng kiên trung bí thư huyện uỷ đầu tiên Nguyễn Đình Liễn.

Nguyễn Thiếp – Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh chính thức đầu tiên

Năm 1927, Nguyễn Thiếp tham gia Đảng Tân Việt và được cử làm Tổ trưởng Tân Việt của xã Phù Việt; năm 1928, phụ trách Đại tổ Tân Việt huyện Thạch Hà. Năm 1930, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, sau đó được cử làm Bí thư Chi bộ Đảng xã Phù Việt và được phân công đi chỉ đạo xây dựng cơ sở Đảng trong tỉnh. Tháng 9/1930, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất đã bầu Nguyễn Thiếp làm Bí thư Tỉnh ủy chính thức đầu tiên của tỉnh thay thế Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Nguyễn Trung Thiên.

Lý Chính Thắng – Người Chiến sĩ Cộng sản tuổi trẻ

Đồng chí Lý Chính Thắng tên thật là Nguyễn Đắc Huỳnh ( 1917- 1946), ông sinh ra ở xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Thời niên thiếu ông sống và học tập ở trường trung học tỉnh Thanh Hóa, lớn lên chuyển ra học trường tư thục Thăng Long Hà Nội. Sau đó ông vào Nam tham gia hoạt động cách mạng, sau khi vào Nam, ông được đồng chí Hà Huy Giáp ( cậu ruột của Lý Chính Thắng)- Bí thư Đặc ủy miền Hậu Giang, Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ giác ngộ cách mạng. Nguyễn Đắc Huỳnh tham gia công hội bí mật Sài Gòn – Gia Định.

BÀI ĐỌC NHIỀU

Hà Tĩnh: Xúc động Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông

Hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông” năm 2024, chiều 14/11, tại huyện Can Lộc, Tỉnh đoàn phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Ban An toàn giao thông huyện và Huyện đoàn Can Lộc tổ chức “Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông” cấp tỉnh.

Ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây… liên quan thế nào đến chuyên án ma tuý VN10?

Sáng 14/11, Phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh đã cung cấp thông tin xung quanh việc mở rộng đấu tranh Chuyên án VN10, xử lý triệt để các đối tượng đã từng mua ma túy từ các đối tượng bị bắt giữ trong chuyên án để tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Đáng chú ý, các đối tượng liên quan tới cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội…

TOP