Tình yêu cổ tích của cô gái Ngã ba Đồng Lộc

Trong một lần về mảnh đất Hà Tĩnh anh hùng, tôi quyết tâm tìm gặp những nhân chứng của một thời khói lửa để được nghe những câu chuyện về tình yêu, về sự hi sinh hạnh phúc tuổi trẻ của những cô gái Ngã ba Đồng Lộc.

Dâng hương nhân kỷ niệm 107 năm ngày sinh cố TBT Hà Huy Tập

Nhân kỷ niệm 107 năm ngày sinh cố tổng bí thư Hà Huy Tập ( 24/4/1906- 24/4/2013) , đồng chí Trần Nam Hồng – UVBTV, trưởng BTC Tĩnh ủy, đoàn cán bộ Tĩnh Phú Thọ và lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên đã đến dâng hương tại khu lưu niệm và khu mộ cố tổng bí thư Hà Huy Tập.

Kỷ niệm 107 năm ngày sinh cố TBT Hà Huy Tập ( 24/04/1906 – 24/04/2013)

Hà Huy Tập ( còn có tên, bút danh là Hà Huy Kiêm; Ba; Xinhitxkin; Hồng Thế Công; Josep Marat;Thanh Hương…) sinh ngày 24 tháng 4 năm 1906 trong một gia đình Nho học có nguồn gốc nông dân, tại làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa, nay là xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, một vùng quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng.

Nguyễn Khắc Viện: Tâm tình của con người đã vời vợi đi xa…

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện quê xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh nhưng trong cuộc đời hơn 80 năm của ông lại có nhiều kỷ niệm gắn với TPHCM. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (5-2-1913), cùng điểm lại những “cột mốc” ấy.

Bí thư huyện uỷ đầu tiên Nguyễn Đình Liễn – Người cộng sản kiên trung

Xã Cẩm Hưng vùng quê hiếu học, giàu truyền thống cách mạng, quê hương đã sinh ra nhiều nhà cách mạng lổi lạc, kiên trung như tổng bí thư Hà Huy Tập, bí thư huyện uỷ đầu tiên Nguyễn Đình Liễn, đây cũng là nơi ghi dấu cho sự ra đời của Đảng bộ huyện Cẩm Xuyên và sự kiện này gắn với nhà cách mạng kiên trung bí thư huyện uỷ đầu tiên Nguyễn Đình Liễn.

Thám hoa Nguyễn Huy Oánh – Người thầy mẫu mực

Nguyễn Huy Oánh (1713-1789); húy là Xuân; tự là Kính Hoa; hiệu là Thạc Đỉnh, Lựu Trai; biệt hiệu là Thiên Nam cư sĩ. Ông là người làng Trường Lưu, xã Lai Thạch, huyện La Sơn (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), một làng quê nổi tiếng bởi Văn phái Hồng Sơn.

Hồi ức về cố GS.Nguyễn Đình Tứ: Chuyện chưa từng kể

Câu chuyện giữa tôi và GS. Nguyễn Thu Nhạn kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ. Trong quãng thời gian đó, người phụ nữ bước vào tuổi 80 như chìm vào dòng hồi ức hơn 60 năm về trước. Từ câu chuyện dài bằng cả đời người, tôi cảm nhận được một tình yêu lớn lao, mãnh liệt, sự ngưỡng mộ và tôn kính của bà với người chồng quá cố – GS.Nguyễn Đình Tứ.

Nguyễn Đình Tứ: Một trí thức gương mẫu

Báo Giáo dục và Thời đại giới thiệu bài viết của cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHXHCN Việt Nam tại Pháp, ông Trịnh Ngọc Thái, người bạn đồng môn của GS.Nguyễn Đình Tứ nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh cố giáo sư.

Kỷ niệm 80 năm ngày sinh cố GS. Nguyễn Đình Tứ: Nhà khoa học, nhà giáo, nhà chính trị tài năng, đức độ

GS.TS. Nguyễn Đình Tứ sinh ngày 1/10/1932, trong một gia đình trí thức yêu nước tại làng Nguyên Xá, xã Song Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Truyền thống gia đình, truyền thống quê hương đã hun đúc nên nhân cách Nguyễn Đình Tứ – một nhà khoa học, nhà giáo, nhà chính trị tài năng, đức độ của nước ta.

Danh nhân Thám hoa Phan Kính- một tấm gương hiếu học

Phan Kính tự là Dĩ Trực, hiệu Tĩnh Trai, sinh vào giờ Dậu, ngày 12 tháng 11 năm Ất Mùi (6-12-1715) tại thôn Vĩnh Gia, xã Lai Thạch, huyện La Sơn, trấn Nghệ An ( nay là xã Song Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), là con trai của hai cụ Đông Các Đại học sĩ Phan Quán và cụ bà Nguyễn Thị Tuyên.

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh danh họa Nguyễn Phan Chánh (21/7/1892 – 21/7/2012) : Trăm năm tươi mãi bút thần…

Trong hội họa thế giới, có rất nhiều tên tuổi họa sỹ tài hoa gắn với nhiều trường phái, xu hướng nghệ thuật đã để lại cho hậu thế những kiệt tác bất hủ. Trong thế giới ấy, Hà Tĩnh tự hào có danh họa Nguyễn Phan Chánh (1892 – 1984) – được coi là người đặt nền móng cho tranh lụa Việt Nam hiện đại. Tranh của ông được kết hợp giữa thủ pháp tạo hình phương Tây với bản sắc văn hóa Việt Nam nên dù màu sắc không lộng lẫy vẫn có sức lay động hồn người.

Đức Thọ: Đoàn Tử Quang 21 lần thi, 82 tuổi mới đậu

21 lần đi thi, đến năm 82 tuổi mới đậu cử nhân. Đó là thí sinh đặc biệt nhất của lịch sử thi cử Việt Nam, ông tên Đoàn Tử Quang (1818-1928), quê ở làng Phụng Đạt, xã Phụng Công, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc xã Đức Hòa, Đức Thọ, Hà Tĩnh).

Người Hà Tĩnh: Người chỉ huy biệt động huyền thoại

Người chỉ huy cuộc tấn công tết Mậu Thân tại Sài Gòn, người mà chế độ cũ đã treo thưởng 2 triệu USD cho ai bắt và giết được ông, đại tá Nguyễn Đức Hùng (biệt danh Tư Chu) – Anh hùng lực lượng vũ trang, đã ra đi ngày 16- 5 tại TPHCM ở tuổi 86.

Người Hà Tĩnh: Xứng danh anh hùng

Đại tá Nguyễn Đức Hùng, tức Tư Chu, sinh năm 1928, quê ở xã Hậu Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, ngay từ nhỏ, ông đã sớm có lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc sâu sắc. Năm 12 tuổi, ông đã tham gia cách mạng. Sau khi được cơ sở cách mạng cử đi học lớp quân chính trở về, ông được cấp trên phân công vào hoạt động bí mật tại nội thành Sài Gòn – Gia Định.

Hà Tông Mục, người được thờ sống

“Việc trung cần đối với nước, việc hiếu thuận đối với nhà, ăn ở hòa mục với dân làng là chức phận đương nhiên của tôi vậy”.

BÀI ĐỌC NHIỀU

CAHN 2-1 Hà Tĩnh: Vỡ òa phút bù giờ

Bàn thắng ở phút bù giờ cuối cùng của Bùi Hoàng Việt Anh giúp CLB Công an Hà Nội đánh bại CLB Hà Tĩnh để giành quyền vào tứ kết Cup quốc gia.

Phát hiện nhóm h.ọ.c s.i.n.h Hà Tĩnh tự chế 52 quả p.h.á.o tại nhà

Kiểm tra nơi ở của 5 học sinh tại xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, công an phát hiện và thu giữ hàng chục quả pháo tự chế; trong đó có quả pháo nặng hơn 1kg, tiềm ẩn nguy cơ gây thương tích nghiêm trọng và đe dọa tính mạng nếu phát nổ.

Nghi Xuân, Hà Tĩnh: Cần xử lý dứt điểm những vi phạm tại xã Cổ Đạm theo kết luận của UBND xã

Mặc dù đã có kết luận của UBND xã Cổ Đạm và văn bản chỉ đạo của UBND huyện Nghi Xuân về những sai phạm của ông Phan Văn Dực trong công tác quản lý tiền quỹ thôn, và vi phạm pháp luật về đất đai, nhưng sau gần 10 năm những vi phạm này vẫn chưa được các cơ quan chức năng xử lý dứt điểm.

TOP