Danh Nhân

Sơ lược cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân văn hóa Hà Công Trình

Khu lăng mộ Hà Công Trình, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2008 tại quuyết định số 3822/QĐ-UBND tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.

Tintuchatinh

Khu lăng mô Hà Công Trình

Hà Công Trình sinh năm 1434, đỗ Hoàng giáp, niên hiệu Quang Thuận thứ 7, đời vua Lê Thánh Tông (năm 1466). Hà Công Trình là tên chép ở bia Văn Miếu Quốc Tử Giám và Đại Việt sử ký toàn thư, còn theo gia phả họ Hà thì chép là Hà Tông Trình. Ông làm tế tửu Quốc Tử Giám, sau làm quan đến thượng thư Bộ Hình, Bộ Binh. Hà Công Trình sinh năm Giáp Tuất, thủa nhỏ còn có tên là Hà Trình, tên tự là Tuấn Nghị – quê xã Tĩnh Thạch, tổng Phù Lưu, huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An xưa, nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Hà Công Trình sinh ra trong một gia đình danh tiếng, cụ nội là phụ quốc thượng tướng quân, thượng vị hầu trấn thủ xứ Nghệ An, ông nội là Đại tướng Hoàng Bảng. Bố Hà Công Trình là Hà Nho, bị giặc Minh truy lùng vì ông và cha là quan đại thần nhà Trần và trực tiếp chống lại giặc Minh, nên không có điều kiện theo con đường khoa sử, chỉ làm thầy dạy học. Thủa nhỏ Hà Công Trình nổi tiếng hiếu học, thông minh và có đức hạnh và là một cự phách của xứ Nghệ An. Năm Bính Tuất, niên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466) đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497), Hà Công Trình thi đỗ  Đệ nhị giáp tiến sĩ, đệ tứ danh (bia tiến sĩ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám ghi tên những người đỗ khoa thi năm Bính Tuất, niên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466) và bài ký bia tiến sĩ khoa Bính Tuất ghi danh Hà Công Trình, xã Tỉnh Thạch, huyện Thiên Lộc, niên hiệu Hồng Đức thứ 15, đời vua Lê Thánh Tông (1475) đậu Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân. Sau khi thi đỗ Đình nguyên tiến sĩ năm 1466, Hà Công Trình được triều đình phong kiến nhà Lê (Lê Thánh Tông) bổ nhiệm làm tri huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, thăng làm tri phủ Triệu Phong (Triệu Phong là tên phủ thời Lê, bao gồm các huyện Triệu Hải (Quảng Trị), Hương Điền, Hương Phú, Phú Lộc (Thừa Thiên) và các huyện Điện Bàn, Hòa Vang, Tiên Phước (Quảng Nam) ngày nay. Sau đó được thăng chức thừa chính xứ Đạo Sơn Nam (xứ Sơn Nam gồm: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và một phần đất Hà Tây, Hưng Yên ngày nay. Sau một thời gian, do có nhiều công lao, Hà Công Trình được điều về triều đình ở Thăng Long và được thăng chức Thượng thư Bộ Binh, Bộ Hình (theo gia phả họ Hà đầu thế kỷ XVIII chỉ ghi: “Binh hình nhị bộ thượng thư kiêm Quốc tử giám tế tửu, nhập thị kinh diên…”. Như vậy gia phả không ghi ông làm thượng thư Bộ Công như trong sách “các nhà khoa bảng Việt Nam” và sách “từ điển tác giả Hà Tĩnh”. Đến thời vua Lê Hiến Tông (1497-1504), Hà Công Trình được kiêm giữ chức nhập thị Kinh Diên (kinh diên là nơi giảng bài cho vua) và chức tế tửu Quốc tử Giám. Tháng 2 năm Nhâm Tuất (1502) đời vua Lê Hiến Tông, niên hiệu Cảnh Thống mở khoa thi hội, Quốc tử giám tế tửu Hà Công Trình được nhà vua giao đọc quyển thi.

Upload

Tổng thể khu Lăng mộ

Năm 1504, Hà Công Trình về trí sỹ tại quê nhà lúc 71 tuổi, bảy năm sau đó, ngày 19 tháng giêng, năm Tân Mùi (1511) ông mất tại quê nhà, hưởng thọ 78 tuổi. Trãi qua hơn 40 năm làm quan đưới triều đại phong kiến nhà Lê, là một vị quan nổi tiếng thanh liêm, khảng khái và đức độ. Hà Công Trình đã có nhiều công lao đóng góp vào sự hưng thịnh của triều Lê nói riêng và Quốc gia Đại Việt nói chung trong những năm của thế kỷ 15, 16. Là một danh thần, danh sĩ trung nghĩa, làm quan trãi qua 2 triều vua Lê Thánh Tông (1460-1497) và vua Lê Hiến Tông (1497 – 1504) và mất dưới triều vua Lê Tương Dực (1510-1516), được ghi nhận trong Đại Việt sử ký toàn thư, được khắc tên vào bia tiến sĩ và danh sách tế tửu Quốc Tử Giám.

Ngọc Bé

PHÒNG VH&TT HUYỆN CAN LỘC

Tài liệu tham khảo từ hồ sơ di tích Hà Công Trình

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP