Theo đó, loài hoa Ưu đàm có một không hai này xuất hiện tại nhà ông Lê Xuân Bính (SN 1956) và bà Bà Nguyễn Thị Loan (SN 1960), tại xóm 4, xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn vào sáng ngày 17/11.
Xưa nay làng Tiên Điền, quê hương Đại thi hào Nguyễn Du được nhiều người biết đến là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Nhưng ở đây còn là “đất học”, từ những chức sắc, lý dịch trong làng đến người dân đều thấm thía và coi trọng sự học.
Ngày 13/11, UBND xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà phối hợp với Hội Sinh vật cảnh tỉnh Hà Tĩnh tổ chức đón Bằng công nhận cây di tích lịch sử văn hóa Việt Nam do Hội Sinh vật cảnh Việt Nam trao tặng.
Những cây duối (hay còn gọi là cây giới) trên 100 năm tuổi được người dân thôn Châu Nội (Đức Thọ – Hà Tĩnh) chăm sóc, tạo dáng thành những chiếc cổng, hàng rào “có một không hai”.
Khoa học khảo cổ đã cho chúng ta biết, xa xưa khi biển tiến rồi biển lùi, dải đất mênh mông này đã trở thành vùng đầm phá, vùng vịnh cạn và có những điều kiện tự nhiên thuận lợi, đó là có những cồn cát, cồn đất, những hòn núi thấp nổi lên, xung quanh lại nhiều loại thức ăn dễ kiếm như sò, tôm, cá… Bởi vậy, cách đây 5000 năm, những nhóm người Việt cổ đã chọn vùng đất Thạch Hà làm nơi cư trú, sinh sống. Chính những lớp người tiền sử ấy, đã để lại những dấu vết văn hóa trong các di chỉ khảo cổ ở xã Thạch Lạc, Thạch Đài, Phái Nam ( Thạch Lâm), cồn Lôi Mốt ( Thạch Vĩnh) là những di chỉ đều thuộc thời Hậu kỳ đá mới; văn hóa Quỳnh Văn – Bàu Tró. Sự phân bố các di chỉ đều khắp trên địa bàn toàn huyện đã nói lên rằng, từ thời rất xa xưa ấy! không chỉ một nơi mà nhiều nơi trên đất Thạch Hà đã có dấu chân của người tiền sử, sự sống đã sinh sôi trên mảnh đất này kể từ ngày ấy.
Những bức tường rào, những chiếc cổng được tạo nên bởi những cây duối cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Tất cả đã tạo cho làng quê Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) một nét đẹp chân quê, mộc mạc đến mê hồn mà không bất kỳ ai có thể cưỡng lại nỗi mỗi lần ghé chân tới đây.
Liên quan đến việc ông Ban Ki Moon, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc về Việt Nam nhận gốc gác, chiều 1/11, PV báo Người Đưa Tin đã tìm hiểu về dòng họ Phan Huy tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Khi phóng viên gặp lại Lệ Rơi, bật lại các đoạn clip ca hát khi xưa của Lệ Rơi, anh quay mặt chỗ khác cười gượng gạo bảo đừng bật nữa, em sợ lắm rồi, em kinh tởm có bao giờ dám xem lại đâu. “Giọng hát em cũng là hại não đấy nhỉ?”.
Kênh nhà Lê được xây dựng từ thời vua Lê Đại Hành, hoàn thiện từ thời vua Lê Lợi, kéo dài từ Ninh Bình tới Hà Tĩnh. Tại Hà Tĩnh, nơi bắt nguồn kênh nhà Lê nằm ở ngã ba Sông Lam, nối giữa xã Đức Vĩnh (huyện Đức Thọ) và huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Đoạn kênh qua địa phận Hà Tĩnh sâu khoảng 3-5 m, rộng trung bình 10 m, dài hơn 100 km, chảy quanh co qua làng mạc của các huyện Đức Thọ, Hồng Lĩnh, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, thị xã Kỳ Anh rồi đổ ra biển.
25 năm qua, sau khi được Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Hà Tĩnh phát hiện trong những cánh rừng sâu giữa đại ngàn và các hang đá ở dãy Trường Sơn, đưa về hòa nhập với thế giới văn minh, đồng bào người dân tộc Chứt (ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê), đến nay tuy vẫn còn không ít phong tục mang tính tự nhiên, hoang dã nhưng cũng bắt đầu có nhiều sự đổi mới ngoạn mục.
Đ/c Đặng Đình Hiền – UVBTV Huyện uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo, đ/c Cù Bích Thuận – UVBCH Đảng bộ huyện, Giám đốc trung tâm Chính trị huyện đến dự và chỉ đạo buổi lễ.
Chiều 27/9, Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh đã tổ chức xét duyệt thuyết minh đề tài địa chí tỉnh Hà Tĩnh. Tham dự hội nghị có Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Kim Cự, cùng các nhà khoa học, lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.
Nằm chênh vênh trên một “con hẻm” của dãy núi Giăng Màn là bản Rào Tre, nơi trú ngụ của gần 40 hộ gia đình, với 138 nhân khẩu đồng bào Chứt – một trong những tộc người có nguy cơ suy thoái, chạm vạch “báo động đỏ”. Ở chốn thâm sơn cùng cốc, nhờ vào sự giúp đỡ của bộ đội biên phòng, cái lo hiện hữu đối với người Chứt bây giờ không phải là sự ăn, sự mặc mà chính là “chuyện tế nhị” của họ – đó là làm sao duy trì được nòi giống của mình…
Tuyển tập Thái Kim Đỉnh gồm 7 tập, gồm Văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh; Đất và Người Nghệ Tĩnh phần 1, phần 2; Văn chương – Tìm hiểu và giới thiệu; Truyện Kiều và Thơ văn về Truyện Kiều; Năm thế kỷ văn Nôm người Nghệ Tĩnh và Tập thơ văn và văn dịch.
…Con người Hương Sơn, với tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, với bản chất trượng nghĩa ngấm sâu vào trong máu thịt, niềm tự tôn về truyền thống hiếu học thấm đẫm tận cùng mọi ngõ ngách của mỗi làng quê, sẽ mãi mãi là niềm tự hào của các thế hệ hôm nay và mai sau…
Nhà tầng mọc san sát nhau, mức sống của người dân xã này cũng ở mức cao, 19 tiêu chí nông thôn mới gần về đích. Thế nhưng hàng chục năm qua người dân xã này vẫn mang tiếng oan là “làng ăn xin”.
Sau khi trộm cắp tài sản trị giá hơn 1 tỷ đồng, Cao Trung Hiếu xuống Hà Nội mua ô tô Hyundai Santafe với giá 855 triệu đồng rồi lái xe về Thái Nguyên đưa người yêu ở huyện Đại Từ đi chơi.
Sau gần 10 năm đi vào hoạt động, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) phải đóng cửa vì không đáp ứng được mục tiêu ban đầu đề ra. Hiện nay, trung tâm đã bỏ hoang, trở nên nhếch nhác, hoang tàn.
80 năm qua, dưới sự lãnh đaọ của Đảng, quân đội ta đã lập nên bao chiến công lẫy lừng. Tất cả đã đi vào lịch sử dân tộc, tạo nên bản anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh.
Trước thông tin giá bia Tết năm nay giảm mạnh, các chủ đại lý, siêu thị cho rằng giá bán ổn định. Tuy nhiên, mỗi đại lý sẽ có một cách khuyến mãi để thu hút khách.
Xin bỏ qua các lỗi vi phạm khi tham gia giao thông không được, Nguyễn Đình Toàn (SN 1991, ở Khu 7, thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) đã hất chất bẩn (phân lợn) vào tổ CSGT đang làm nhiệm vụ, gây mất an ninh trật tự, cản trở hoạt động của tổ công tác Đội CSGT. Với hành vi trên, Toàn đã bị khởi tố, bắt tạm giam 2 tháng về tội chống người thi hành công vụ.
Trời rét có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Ngoài các căn bệnh thường gặp thì khả năng người dân nguy kịch, thậm chí là tử vong do đốt than sưởi ấm là hoàn toàn có thể xảy ra.
Sáng 21/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng (Nghị quyết 136), chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Thủ tướng chỉ đạo triển khai quyết liệt công tác kiểm kê tài sản công, bảo đảm tính minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời tiến hành rà soát, xử lý các bất cập trong công tác quản lý tài sản Nhà nước.