Địa Chí Hà Tĩnh

Bài 3: Lời thỉnh cầu thống thiết giữa đại ngàn Kẻ Gỗ

Cần phải thiết lập đường dây nóng

Có thể nói bất cứ một nơi nào dọc theo tuyến quốc lộ 22A Trường Sơn năm xưa, nhất là đoạn từ cửa rào Cời tới cửa rào Môn nằm ở địa bàn xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, ta có thể bắt gặp chi chít những hố bom, hầm hào, trận địa pháo cao xạ… đặc biệt vẫn còn rất nhiều những nấm mộ liệt sĩ nằm rải rác đó đây đợi người nhang khói. Phải nói rằng, sự hy sinh mất mát từng diễn ra trên tuyến lửa này là quá tang thương so với bất kỳ một địa danh chiến tranh nào trên đất nước Việt Nam, nhưng dường như chưa hề được nhắc đến. Chiến tranh vừa kết thúc, chúng ta đã  nóng vội  bắt tay ngay vào xây dựng công trình đại thủy nông Kẻ Gỗ. Đập có sức chứa 370 triệu m3 nước, với chiều sâu có chỗ lên tới 17m, chiều dài hơn 30km làm ngập hàng chục km QL 22A. Một công trình lớn như vậy, nhưng do không tính đến phương án di dời nên vô tình dìm sâu xuống lòng hồ hàng ngàn ngôi mộ liệt sỹ. Gần đây hạn hạn nhiều, mực nước lòng hồ có lúc cạn xuống dưới điểm chết. Nhờ đó lực lượng bảo vệ rừng và người dân địa phương đã phát hiện được rất nhiều ngôi mộ lộ thiên dưới đó.

Sự hy sinh mất mát và chiến công của quân dân ta ở đây có thể lớn hơn bất cứ một địa danh lịch sử chiến tranh chống Mỹ nào trên đất nước Việt Nam, nhưng chúng ta không lấy đó để làm một phép so sánh nào. Vậy mà lẽ nào vào những ngày này, chính những người từng chứng kiến cuộc chiến đó đến với Ngã ba Đồng Lộc, Truông Bồn, Đường Chín… dâng hương, mà không khỏi chạnh lòng xa xót trước hình ảnh mất mát của bao đồng đội, đồng bào nơi chốn đại ngàn Kẻ Gỗ này?

Khu vực có nghĩa trang dã chiến đã bị chìm dưới nước hồ Kẻ Gỗ.
Trên thực tế, số lượng mộ liệt sỹ ở đây nhiều đến nỗi đếm không hết, thậm chí có  những khu vực còn nguyên cả nghĩa trang dã chiến. Tuy vậy, cho tới nay đội công tác huyện Cẩm Xuyên mới tiến hành được bốn đợt cất bốc và cũng chỉ mới cất bốc được hơn 100 ngôi mộ, quy tập tại Nghĩa trang liệt sĩ Cẩm Xuyên. Lý do là mỗi khi nhận được tin báo , UBND huyện Cẩm Xuyên mới cho thành lập đoàn khảo sát. Khảo sát xong, nhiều khi khi chưa kịp cất bốc thì mưa lũ xuất hiện, nước lòng hồ tăng nhanh nên trở tay không kịp.

Khó khăn trong việc tìm kiếm, cất bốc các phần mộ ở khu vực lòng hồ đã đành. Bên cạnh đó, có nhiều ngôi mộ nằm ở vùng đồi núi cao không ngập nước, mặc

Hàng ngày, những người dân sống trong khu vực này tiếp tục phát hiện thêm những nấm mộ mới và thường bắt gặp những hiện tượng đầy tâm linh như những lời thỉnh cầu thống thiết giữa chốn đại ngàn. Nên chăng huyện Cẩm Xuyên cần thành lập đội công tác quy tập hài cốt liệt sỹ tiền phương ngay tại đập Kẻ Gỗ, và thiết lập một đường dây nóng, để mỗi khi nhận được thông tin là kịp thời kiếm tra cất bốc ngay. 

dù trước đây được dân sơn tràng đã phát hiện nhưng họ lại không báo với cơ quan chức năng. Trái lại họ muốn để vậy để tự lo hương khói bởi quan niệm rằng: Linh hồn các anh, các chị sống khôn chết thiêng sẽ phù trì bảo hộ cho họ làm ăn yên ổn ở chốn rừng thiêng nước độc này!

Năm 1997, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ được thành lập, cấm triệt để nạn khai thác gỗ và săn bắt động vật trái phép. Từ đó, những phần mộ này bỗng trở nên hiu quạnh.

Ông Phạm Văn Thuần ở xã Cẩm Mỹ từng là thợ sơn tràng, tham gia cùng đoàn cất bốc hài cốt liệt sỹ với chúng tôi trong dịp này tâm sự: “Từ ngày bỏ rừng tôi cứcảm thấy áy náy vô cùng. Bây giờ mỗi lần trở lại thấy rừng rú thay đổi quá nhiều, nên tôi quyết định thông báo cho cơ quan chức năng có phương án cất bốc kịp thời, nếu không sẽ có nhiều ngôi mộ khác biến mất”.

Tháng sáu vừa qua, nhân một lần vào đánh cá trong lòng hồ, ông Phạm Văn Thuần lại phát hiện được một ngôi mộ còn nguyên những khối đá tại đoạn Km 17+500, sát với khu trạm xá của tổng đội TNXP trước đây. Tuy vậy, ngôi mộ này vẫn chưa nằm trong danh sách cất bốc trong dịp này. Vì sau khi ông thông báo thì vào ngày 30/5 UBND huyện Cẩm Xuyên đã thành lập đoàn đi khảo sát thực tế những nấm mộ đã được thông báo trước đó.

Ông Phạm Văn Lộc, Xã đội trưởng xã Cẩm Thạch cũng cho biết rằng, mới chưa đầy hai năm nay người dân trong xã đã từng phát hiện thấy một nấm mộ ở cách ngã ba Thình Thình chưa đầy 1km, mộ có bia hẳn hoi, nhưng trên bia chỉ còn lại dòng chữ: “Phần mộ của LS Nguyễn Thị”. Trước đó người dân thường qua lại hương khói chu tất.  Rất tiếc gần đây do những vụ tranh chấp đất rừng, không ai lo lui tới hương khói nên phần mộ đó nay đã bị biến mất.

Những điều mắt thấy tai nghe

Theo lịch trình, Đội công tác cất bốc hài cốt LS tại khu vực đại ngàn Kẻ Gỗ  đợt này được chia làm 2 tổ. Tổ thứ nhất do thượng tá Nguyễn Ngọc Hà – Chính trị viên BCHQS huyện Cẩm Xuyên làm trưởng đoàn, có nhiệm vụ cất bốc bốn ngôi mộ đã được khảo sát tại ngã ba Thình Thình (điểm giao nhau giữa QL 21A và QL 22A). Trong đó có 3 ngôi nằm liền kề nhau cạnh QL 21A, cách ngã ba Thình Thình khoảng 800m, một ngôi mộ khác nằm sát QL 22A đoạn gần Km 0.

Tổ công tác thứ hai do thượng tá Đặng Thế Tập – Phó chỉ huy trưởng BCHQS huyện Cẩm Xuyên làm trưởng đoàn, có nhiệm vụ cất bốc ba bộ hài cốt liệt sỹ tại khu vực lòng hồ. Chúng tôi nhập vào tổ công tác này lên đường ngày 17/7, đi thuyền vào đoạn km 17 đóng trại tại đó. Tối đến đoàn chúng tôi chia làm hai nhóm, một nhóm nghỉ lại dưới thuyền, tôi theo nhóm thứ 2 mắc võng nghỉ trong rừng. Không hiểu sao, đêm hôm đó không hề có một con muỗi nào trong rừng, núi rừng hết sức tĩnh lặng, nhưng cả hai nhóm chúng tôi hơn mười người mà không ai tài nào chớp mắt được.


Tác giả (bìa trái) tham gia cùng đội công tác cất bốc những ngôi mộ liệt sỹ đang nằm rải rác giữa rừng Kẻ Gỗ.
Sáng sớm chúng tôi nhổ trại đi bộ theo QL 22A xuyên rừng tới đoạn km 19+500 dừng lại tiến hành làm các thủ tục cất bốc phần mộ thứ nhất. Ngay nhát xẻng đầu tiên đã phát hiện được một chiếc đế lư hương. Khi đào được khoảng 40cm, tôi chợt cảm thấy như có ai mách bảo rằng gần đến rồi hãy nhẹ tay thôi đồng đội ơi. Quả nhiên, mới đào được khoảng 50cm, mọi người đã phát hiện một đám đất màu đen hình chữ nhật hiện ra. Ngay lúc đó ông Trần Đình Sơn – Trưởng dân quân tự vệ xã Cẩm Mỹ xung phong xuống nhặt từng mẩu xương xếp lại ngay ngắn.

Khi hoàn thành cất bốc phần mộ thứ nhất thì trời đã trưa nhưng anh em trong đoàn quyết bỏ cơm, tiếp tục đi cất bốc phần mộ thứ hai cách đó khoảng 2km.  Phần mộ này  được ghép bằng những tảng đá to nên rất dễ nhận ra. Và cũng như lần trước, khi nhát xẻng đầu tiên mới đặt xuống đã chạm ngay vào một đế hương.  Tiếp tục đào sâu xuống khoảng 50cm đã phát hiện thấy một đám đất màu đen có hình bầu dục. Lúc này trời bắt đầu chuyển giông, ai nấy đề lo ướt nhưng khi những mẩu đất pha xương được bốc lên thì mây đen trên trời bỗng tan biến.

Sau khi cất bốc hai ngôi mộ một cách vô cùng thuận lợi, chúng tôi trở về trại, cơm nước xong thì đã bốn giờ chiều nhưng anh em đều quyết tâm cất bốc tiếp ngôi mộ cuối cùng. Đây là ngôi mộ nằm ở cửa rào Ly Bi cách miếu thờ các liệt sỹ khoảng 800m. Lúc đầu chúng tôi làm thủ tục thấy trôi chảy. Tuy vậy khi xin keo cất bốc thì hết sức trục trặc. Điều này phản ánh qua việc bốn người trong đoàn thay nhau hàng chục lần xin keo như thế, nhưng lần nào cũng chỉ cho hai chữ sấp đen. Trước hiện tượng lạ, chúng tôi bàn nhau quay lại miếu thờ lễ bái  trình bày sự việc, sau đó công việc hết sức trôi chảy.


Còn rất nhiều ngôi mộ liệt sỹ đang nằm lạnh giá dưới lòng hồ Kẻ Gỗ.
Ngay đêm hôm đó, chúng tôi cũng nhận được thông tin: Đoàn công tác do thượng tá Nguyễn Ngọc Hà chỉ huy đã hoàn thành nhiệm vụ cất bốc xong bốn bộ hài cốt liệt sỹ ở ngã ba Thình Thình, đã di dời về tới đập chính Kẻ Gỗ, đang chờ đoàn chúng tôi về tập kết tại đây để làm lễ tạ núi rừng, chờ ngày truy điệu và an táng tại nghĩa trang liệt sỹ Cẩm Xuyên. Cả bảy ngôi mộ được phát hiện trong đợt này đều không xác định rõ danh tính, nhưng tin rằng linh hồn các anh, các chị sẽ vô cùng thanh thản trở về nơi yên nghỉ cuối cùng mà yên giấc ngàn thu.

Nguyễn Ngọc Vượng

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP