Hát Giặm ở Hà Tĩnh

Từ lâu, hát Ví, Giặm đã được nhiều học giả nghiên cứu và họ đã đóng góp rất lớn trong việc bảo tồn di sản Ví, Giặm. Ngoài các nhà Folklore (nghiên cứu văn học dân gian) như: Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao, Nguyễn Chung Anh, còn có Nguyễn Hưu (1914-1986) bút danh Thanh Minh – nguyên Hội trưởng Hội Văn nghệ Hà Tĩnh, nhà văn, nhà thơ, dịch giả, nhà báo. Nhân dịp này, Tòa soạn trích đăng bài viết của nhà nghiên cứu văn hóa Thanh Minh vào năm 1959 như một lời tri ân với ông.

Phát hiện tấm bia đá cổ thời Nguyễn tại Hà Tĩnh

Thông tin từ Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, vừa qua, trong quá trình khảo cứu, sưu tầm các di sản văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), các cán bộ chuyên môn cơ quan này đã phát hiện tấm bia đá cổ có niên đại Gia Long (thời Nguyễn) tại khuôn viên nhà thờ họ Đoàn thuộc thôn Hồng Hoa, xã Đức Đồng, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật “Sắc xuân ví, giặm”

Chương trình nghệ thuật “Sắc xuân ví, giặm” do Sở VH-TT&DL tổ chức dàn dựng nhằm thiết thực chào mừng 85 ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chào xuân mới và mừng sự kiện dân ca ví, giặm Nghệ – Tĩnh được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nghi Xuân bảo tồn, phát huy lễ cầu khoa và khai canh

Hầu hết các lễ hội, trước đây được nhân dân các làng, xã đứng ra tổ chức hàng năm. Có lễ hội mỗi năm 1 lần, có lễ hội 2, 5, 6 năm 1 lần. Những lễ hội mang tính cộng đồng thì thường được tổ chức vào những ngày đầu năm. Có người cho rằng: “Đầu năm, ngày rộng, tháng dài”, “Tháng giêng là tháng ăn chơi”… như thế mới có nhiều người tham gia. Còn các lễ hội khác được phân theo ngày lễ, tết như Tết Nguyên đán, Đoan Ngọ, Vu lan, Trung thu v.v…

Dân ca ví, giặm câu chuyện bảo tồn sau vinh danh

Ngày 27/11/2014 tại Paris (Pháp), kỳ họp thứ chín của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể công nhận dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ngỡ ngàng nghe câu ví, giặm bên sóng nước Hồ Tây

Thật thú vị, Câu lạc bộ này do một bạn trẻ thuộc thế hệ 9x đứng ra khởi xướng, sáng lập. Đó là bạn Nguyễn Thanh Phong, sinh viên của một trường đại học tại HN. Nói về ý tưởng thành lập Câu lạc bộ, Phong cho biết, trong những cuộc giao lưu văn hóa nghệ thuật của trường, “mình đã hát những bài về dân ca Ví, giặm. Thấy các bạn trẻ rất chăm chú, nhiệt tình cổ vũ nên sau đó đã cùng với một số bạn thành lập Câu lạc bộ với mong muốn cùng nhau hát những câu hò, điệu ví cho vơi nỗi nhớ nhà”.

Cháy hết mình với dân ca ví, giặm

Dân ca ví, giặm là bản sắc văn hóa Xứ Nghệ, hấp dẫn và lôi cuốn lòng người bằng tình cảm đằm thắm, mộc mạc, thủy chung. Trong số những người có công lưu truyền, gìn giữ để hôm nay, dân ca ví, giặm được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại có công không nhỏ của 2 nữ nghệ sỹ Xứ Nghệ: Nghệ sỹ nhân dân Hồng Lựu (Nghệ An) và Nghệ sĩ ưu tú Xuân Năm (Hà Tĩnh).

Ngày 31/1 sẽ vinh danh Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Lễ vinh danh và đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại của Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh sẽ diễn ra vào ngày 31/1/2015, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Chương trình có sự tham gia của đông đảo các bộ, ngành chức năng từ TƯ đến địa phương và các “báu vật nhân văn” đang nắm giữ, trao truyền di sản ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Thạch Châu: Tổ chức chương trình dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh vừa được Tổ chức khoa học, giáo dục và văn hóa Liên hợp quốc gọi tắt là Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Trong đó câu lạc bộ dân ca ví giặm xã Thạch Châu cũng đã góp phần vào thành công cho di sản văn hóa nói trên. Nhân dịp chào mừng 70 năm ngày thành lập QĐNDVN và 25 năm ngày hội quốc phòng toàn dân, đồng thời báo cáo cho nhân dân xã nhà về thành tích mà câu lạc bộ đã đạt được, Câu lạc bộ đã tổ chức đêm diễn xướng dân ca ví giặm mang đậm dấu ấn văn hóa xứ Nghệ.

Dân ca Ví Giặm được bình chọn là sự kiện âm nhạc tiêu biểu năm 2014

Hội Nhạc sỹ Việt Nam vừa công bố 10 sự kiện âm nhạc Việt Nam tiêu biểu năm 2014. Trong đó, Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 11/2014 là sự kiện tiêu biểu nhất.

Đặc điểm địa – văn hóa với hát ví Sông La

1. Vùng đất dọc hai bờ sông La gồm 13 xã (trên tổng số 28 xã của huyện Đức Thọ): Tùng Ảnh, thị trấn Đức Thọ, Đức Yên, Bùi Xá, Đức Nhân, Yên Hồ, Đức La, Đức Quang, Đức Vĩnh, Trường Sơn, Liên Minh, Đức Tùng, Đức Châu, kéo dài từ ngã ba Tam Soa (Linh Cảm) đến Đò Hào (nơi gặp sông Lam), trong khoảng 18,35 vĩ độ Bắc, 105,38-105,45 độ kinh Đông.

Cần thống nhất cách gọi tên di sản ví, giặm

Sự thiếu thống nhất về cách sử dụng cụm từ “ví, giặm Nghệ Tĩnh” hay “ví, dặm Nghệ Tĩnh” không chỉ xảy ra giữa các phương tiện truyền thông đại chúng mà ngay cả trong một cơ quan truyền thông. Báo điện tử Nghệ An là một trong những cơ quan truyền thông đưa tin sớm nhất về thông tin ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Phần lớn các bài viết đều sử dụng chữ “dặm” nhưng một số ít bài lại sử dụng chữ “giặm”.

Sức sống mãnh liệt của dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Trong những ngày này, đi bất cứ vùng làng quê Hà Tĩnh, ta sẽ nghe trên các phương tiện truyền thanh làng, xã vang vọng những câu đò đưa Ví, Giặm, thể hiện niềm vui, niềm phấn khởi và lòng tự hào của người dân xứ Nghệ khi được UNESCO công nhân điệu dân ca Ví, Giặm là Di sản văn hóa của nhân loại.

Tôi, làng và những câu hát phường vải

Tôi không phải là một nhà Folklore học, nhưng nhận thấy ví phường vải là một thể vừa định hình vừa không câu thúc bởi điều gì, thậm chí không cần đến một nhạc cụ nào nên sức sống của nó chắc hẳn sẽ rất lâu bền.

Người Hà Tĩnh trong niềm vui ví, giặm được UNESCO vinh danh

Mờ sáng, các tin tức mới nhất về ví, giặm được các kênh truyền thông trong nước và quốc tế đăng tải. Khó có thể nói hết bằng lời niềm vui của biết bao người con sinh ra trên vùng đất “nhút mặn chua cà” luôn hướng về ví, giặm với tình yêu từ trong máu thịt. Những diễn biến suốt 4 ngày qua của kỳ họp thứ 9 Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (gọi tắt là Công ước 2003) đã được người Hà Tĩnh dõi theo từng giờ. Cuối cùng, mọi chờ đợi đã đến lúc thỏa nguyện. “Đặc sản” văn hóa tinh thần ra đời trong lao động sản xuất, sinh hoạt của người dân xứ Nghệ đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

BÀI ĐỌC NHIỀU

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh lên tiếng về đoạn đường bị ‘sót’ suốt 14 năm tại dự án trọng điểm

Sau khi Báo Đại Đoàn Kết phản ánh, chính quyền địa phương tại Hà Tĩnh đã vào cuộc khắc phục tạm thời cho đoạn đường chưa thi công suốt 14 năm trên Tỉnh lộ 547 (đường ven biển) qua thôn Tân Thắng, xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải cũng cho biết ông đã nắm được sự việc và sẽ có hướng chỉ đạo xử lý.

Hai kiểm lâm tử vong khi tham gia chữa cháy rừng

Theo tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, có 2 cán bộ kiểm lâm tử vong khi đang làm nhiệm vụ chữa cháy rừng tại đỉnh cao 2.000m, rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh, khu vực xã Lao Chải, huyện Vị Xuyên.

TOP