Tiên Điền: Công diễn Trò Kiều kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du

Nằm trong chuỗi hoạt động tuần “Văn hóa – Du lịch” Nguyễn Du, tối ngày 27/11 xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân đã tổ chức đêm công diễn Trò Kiều. Đây là loại hình nghệ thuật được sáng tạo từ Truyện Kiều, trong đó lời ca, giai điệu là sự hòa trộn, pha trộn giữa cải lương, tuồng, chèo, ca trù, ngâm, lẩy Kiều và dân ca Nghệ Tĩnh. Người biểu diễn vừa hát, vừa diễn trò.

Huyện Nghi Xuân tổ chức đêm hội trò Kiều

Trong khuôn khổ hoạt động chào mừng 250 ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du, tối ngày 27-11, UBND xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã tổ chức buổi biểu diễn trò Kiều, thu hút đông đảo khán giả gần xa.

Câu chuyện về người đọc ngược Truyện Kiều

Mọi người đều có thể tiếp nhận Truyện Kiều bằng cách đọc hoặc nghe người khác kể lại. Sự thích thú của họ đối với Truyện thể hiện ở việc ai cũng thuộc một vài câu Kiều trong số 3254 câu thơ. Trong đó, đặc biệt, có những người, không những thuộc nằm lòng mà có thể đọc ngược được Truyện Kiều.

Lễ trao giải thưởng VHNT Nguyễn Du lần thứ 6 năm 2015

Chiều ngày 25/11, tại Khu di tích Đại Thi Hào Nguyễn Du, đã diễn ra lể trao giải cho các tác phẩm, tác giả đạt giải thưởng VHNT Nguyễn Du lần thứ 6 năm 2015. Phó Chủ tịch thường trực Hội liên hiệp VHNT Việt Nam Đỗ Kim Cuông, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thiện tới dự. Lãnh đạo huyện Nghi Xuân cùng đến dự có đồng chí Trần Báu Hà, bí thư huyện ủy; Đồng chí Nguyễn Hải Nam, chủ tịch UBND huyện.

Hủy bản in sai sót để có ấn bản “Truyện Kiều” mới hoàn thiện

Ngày 24.11, tại TPHCM, Ban Văn bản Truyện Kiều, Hội Kiều học Việt Nam cùng với Nhà xuất bản Trẻ tổ chức ra mắt ấn bản “Truyện Kiều” mới. Đây là ấn bản đặc biệt kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du, do Ban Văn bản Truyện Kiều thuộc Hội Kiều học Việt Nam hiệu khảo, chú giải. Bản Kiều này in song đôi chữ quốc ngữ và chữ Nôm, cùng những khảo dị và chú giải trên tinh thần hiện đại.

Liên hoan Ngâm thơ, diễn trò Kiều năm 2015

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh vừa tổ chức Liên hoan ngâm thơ, diễn trò Kiều năm 2015.

Giao lưu thơ- nhạc chào mừng kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du

Với chủ đề “Khi Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”, chiều nay 19/10/2015, tại Thị ủy Hồng Lĩnh, Hội Cựu giáo chức thị xã phối hợp Ban Tuyên giáo, phòng Văn hóa thông tin và Trung tâm VHTTT thị xã đã tổ chức chương trình giao lưu thơ-nhạc chào mừng kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du – Danh nhân văn hóa thế giới (1765-2015). Tới dự có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; các đồng chí: Nguyễn Văn Hải -Phó Bí thư Thường trực Thị ủy; Nguyễn Văn Hổ – PBT Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã cùng các đồng chí trong BTV Thị ủy, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ Thị xã; lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể Thị xã; cán bộ, hội viên Hội Cựu giáo chức; đại diện các CLB văn hóa, văn nghệ, Hội thơ Đường UNESCO và những người yêu thơ trên địa bàn.

Nguyễn Du và Truyện Kiều với quê hương Hà Tĩnh

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 250 năm sinh Đại thi hào Nguyễn Du – Danh nhân văn hóa thế giới, ngày 18/11, tại thành phố Hà Tĩnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Hội Kiều học việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Nguyễn Du và Truyện Kiều với quê hương Hà Tĩnh”. 

Xuân Liên: Đắm say đêm diễn “ Lưu giữ và phát huy tích Trò Kiều”

Đêm diễn “ Lưu giữ và phát huy tích Trò Kiều” tại xã Xuân Liên vào tối ngày 17/11 là một trong những hoạt động văn hóa nằm trong chuỗi  các hoạt động hướng tới chào mừng kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại Thi Hào Nguyễn Du. Nhiều trích đoạn của tác phẩm Truyện Kiều được tái hiện trên sân khấu bằng nghệ thuật Trò Kiều do các nghệ nhân cùng thành viên trong câu lạc bộ nhập vai biểu diễn đã làm đắm say lòng khán giả đến xem.

Tranh Kiều khỏa thân trên sách: “Thưa rằng vẽ nữa là sai…”

Thầy rất yêu Truyện Kiều, những giờ giảng văn của thầy đi vào tiềm thức của lũ học trò mới lớn, trở thành ấn tượng khó phai trong nhiều năm tháng về sau. Nhớ nhất là khi giảng Nguyễn Du tả Thúy Kiều xong, thầy hỏi cả lớp: “Như vậy, theo các em, Thúy Kiều đẹp như thế nào?”.

Quy hoạch VH-TT&DL phải làm nổi bật văn hóa, cốt cách người Hà Tĩnh

Góp ý xây dựng quy hoạch, các đại biểu đề nghị đơn vị tư vấn cần cập nhật số liệu mới theo chỉ tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra và một số số liệu mới về VH-TT&DL của Hà Tĩnh. Dự thảo quy hoạch chưa làm nổi bật được đặc trưng của văn hoá Hà Tĩnh, nhiều nội dung còn chồng chéo; chưa nhấn mạnh các giải pháp xã hội hoá; thiếu dẫn chứng cho các số liệu có trong quy hoạch, gây khó khăn trong thực hiện…. Quy hoạch mới chỉ tập trung vào các công trình phát triển hạ tầng, chưa có công trình thông tin truyền thông.

BÀI ĐỌC NHIỀU

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Đền Truông Bát là một ngôi Đền có lịch sử lâu đời, đã được xếp hạng là Di tích Lịch sử – Văn hoá, đây là nơi thờ Vương Nương Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Lộc Hoa Công Chúa (Bà Chúa Lộc – Thân Mẫu Quan Hoàng Mười). Hàng năm Đền luôn tổ chức nhiều hoạt động lễ hội thu hút đông đảo bà con nhân dân địa phương và các tỉnh trên cả nước tham gia. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động và quản lý di tích này đã xuất hiện nhiều dấu hiệu sai phạm, Phóng viên Văn hiến Việt Nam đã nhận được phản ánh của nhân dân cũng như ý kiến của các cử tri xung quanh ngôi Đền linh thiêng này…

TOP