Vì sao Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh có sức sống kỳ diệu?

Ví, Giặm là hai thể hát dân ca phổ biến của vùng Nghệ Tĩnh (Nghệ An – Hà Tĩnh), được nhân dân hai tỉnh yêu mến, sáng tạo và lưu truyền qua nhiều thế hệ, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân, hun đúc nên cốt cách những danh nhân như Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh…

Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ: Hồi hộp trước giờ G

Đã từ lâu, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được xem là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người dân xứ Nghệ. Sự độc đáo ở dân ca Ví, Giặm là diễn viên không chỉ hát hay những làn điệu, mà còn phải tự sáng tác lời. Hơn thế nữa, lời hát lại còn phải sáng tác nhanh để có thể đối đáp tại chỗ. Điều đó đòi hỏi diễn viên phải thật sự hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, như phải có năng khiếu về văn chương, phải tài ứng khẩu, phải uyên thâm về chữ nghĩa, sử học, triết học, phải tận tường về đạo lý cuộc sống. Vậy nhưng ít ai biết được nhiều nghệ nhân xuất thân không phải dòng dõi quý tộc, được tường tận văn chương chữ nghĩa mà chủ yếu là những lao động chân lấm tay bùn, những người nông dân chất phác. Họ sáng tác, múa hát là để thỏa nỗi đam mê, những ca từ dân giã, thường ngày, len lỏi trong đời sống của họ, giờ đây họ thể hiện ra bằng lời hát để khuyên răn, dạy bảo con cháu nên người.

UNESCO xem xét công nhận dân ca Ví, Giặm là Di sản văn hóa

Kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (gọi tắt là Công ước 2003) đã khai mạc ngày 24/11 tại trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại Paris, Pháp.

Hội thảo quốc tế “Nguyễn Du và Truyện Kiều” ở xứ sở Kim Chi

Nhân kỷ niệm 22 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Hàn (1992-2014) và hướng tới sự kiện UNESCO vinh danh Nguyễn Du là Danh nhân Văn hóa thế giới bằng việc kỷ niệm 250 năm ngày sinh của Đại thi hào (1765-2015), cuối tuần qua, vào ngày 24/10/2014, tại thành phố Gwangju (Hàn Quốc), tỉnh Cheollanam, Hội Giao lưu văn hóa Hàn-Việt, Hội Việt Nam học Hàn Quốc và Hội Kiều học Việt Nam đã phối hợp với Trường Đại học Chosun, tổ chức Hội thảo quốc tế chuyên đề “Nguyễn Du và Truyện Kiều.”

Nghi Xuân tập huấn Dân ca Ví, Dặm nghệ Tĩnh năm 2014

Huyện Nghi Xuân vừa tổ chức thành công lớp tập huấn Dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh năm 2014, tới dự khai mạc lớp tập huấn có lãnh đạo Sở văn hoá thể thao và du lịch Hà Tĩnh, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu PBTTT huyện uỷ.

Nghi Xuân: Khơi dậy nét truyền thống lễ hội Ngư dân Làng Cam Lâm

Sáng ngày 21/09/2014 Cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng bà con ngư dân 5 thôn Hưng Nguyên ( Lâm Phú, Lâm Thịnh, Lâm Hải, Lâm Hoa, Lâm Vượng); xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Long trọng tổ chức lễ khánh thành đền Làng Cam Lâm với nhiều hoạt động khơi dậy nét văn hóa cổ truyền, tinh thần đoàn kết của nhân dân làng chài.

Cẩm Nhượng: Tổ chức lễ hội rước tàu cầu ngư, hướng ra biển đảo

Cứ 2 năm một lần vào dịp Rằm tháng 7 hằng năm, Ban tổ chức lễ nghi Đền Đức Đại Vưong Liên Thành, Cồn Bạc  xã Cẩm Nhượng tổ chức “ lễ hội rước tàu cầu ngư, hướng ra biển đảo” nhằm cầu mong cho trời yên, biển lặng, thể hiện tình yêu biển đảo quê hương.         

Kỳ Anh: lễ ra mắt câu lạc bộ dân ca ví dặm xứ nghệ

Tối ngày 17/7. UBND Thị Trấn Kỳ Anh đã tổ chức lễ ra mắt câu lạc bộ dân ca ví dặm xứ nghệ. Đại diện Trung tâm VH,TT,TT&DL huyện, cấp uỷ đảng – chính quyền địa phương cùng đông đảo bà con nhân dân đã tới dự.

Xã Cẩm Thành tổ chức lễ hội truyền thống “Kỳ phúc lục ngoạt”

Hằng năm, cứ vào ngày 15/6 âm lịch tại di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh, đền Hàng Tổng, người dân thôn Nam Bắc Thành xã Cẩm Thành lại tổ chức Lễ hội “ Kỳ phúc lục ngoạt”. Đây là nét đẹp văn hoá đã được người dân gìn giữ và phát triển từ lâu.

Phát hiện 8 đạo sắc phong cổ thời Nguyễn tại Nghi Xuân

Ông Nguyễn Trí Sơn cho biết, 8 sắc phong cổ thời Nguyễn liên quan đến nhân vật lịch sử thời Lý, Thái úy Tô Hiến Thành được phát hiện trong quá trình khảo sát, sưu tầm tư liệu Hán nôm trên địa bàn huyện Nghi Xuân.

Cẩm Xuyên: Liên hoan dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh lần thứ II, năm 2014

Để tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị tiêu biểu của dân ca, ví dặm Nghệ Tĩnh, hướng tới sự kiện UNESCO công nhận dân ca, ví dặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại huyện Cẩm Xuyên vừa tổ chức Liên hoan dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh lần thứ II, năm 2014. Dự liên hoan có các  đ/c Đặng Quốc Cương –  Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đ/c Hà Văn Bình –  Phó Bí thư Thường trực huyện ủy, các đ/c trong BTV huyện ủy, đông đảo nhân dân đã đến xem và cổ vũ động viên các đội thi.

Hà Tĩnh: Một dòng họ lưu giữ 14 sắc chỉ cổ thời Lê – Nguyễn

Ông Nguyễn Trí Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, vừa qua, trong quá trình khảo sát, sưu tầm, số hóa tư liệu Hán Nôm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, nhóm cán bộ chuyên môn cơ quan này đã phát hiện tại dòng họ Dương, xã Thạch Đồng (TP. Hà Tĩnh) hiện đang lưu giữ 14 sắc chỉ bằng văn tự Hán Nôm cổ quý hiếm, có niên đại thời Lê và thời Nguyễn.

Một dòng họ lưu giữ 15 sắc chỉ cổ thời Lê – Nguyễn

Trong quá trình khảo sát, sưu tầm, số hóa tư liệu Hán nôm trên địa bàn, Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh đã phát hiện tại dòng họ Dương (xã Thạch Đồng, TP. Hà Tĩnh) hiện đang lưu giữ 14 sắc chỉ bằng văn tự Hán Nôm cổ quý hiếm có niên đại thời Lê và thời Nguyễn.

Những nỗ lực bảo tồn, phát huy di sản dân ca ví, giặm

Năm 2013, Việt Nam hoàn tất hồ sơ trình UNESCO công nhận dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và tổ chức này đang xem xét công nhận trong năm 2014. Để đạt được kết quả đó, trong nhiều năm qua, Nghệ An đã có rất nhiều nỗ lực để bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví, giặm.

BÀI ĐỌC NHIỀU

Bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie tấn công tử vong

Ngày 21/11, lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc đau lòng khi một bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie tấn công dẫn đến tử vong.

TOP