Hà Tĩnh: Dân điêu đứng vì lạc giống không nảy mầm

Hiện nay, trên địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) xuất hiện nhiều cơ sở bán lạc giống không rõ nguồn gốc xuất xứ. Điều đáng nói là loại giống này có tỷ lệ nảy mầm rất thấp, chỉ đạt khoảng 50%.

“Người không mang họ”: Những trận đấu súng nghẹt thở của tướng cướp

Sẵn sàng nhả đạn nếu đối tượng chống cự, sẵn sàng xiết cò nếu như bị lực lượng công an truy đuổi… với 9 khẩu súng (6 khẩu K59, 2 khẩu K54, 1 khẩu Rulo), băng cướp do đại ca Toọng cầm đầu thực sự trở thành mối đe doạ đối với xã hội. Lực lượng công an, bộ đội đặc công với những trinh sát giỏi nhất đã được huy động để phá án. Rất nhiều lần giáp mặt với công an, Trương Hiền đã nhả đạn rồi tẩu thoát.

“Người không mang họ”: Tướng cướp đột nhập nhà tù, cứu đàn em

Có lần, đàn em thân cận của Toọng bị bắt tạm giam sau khi gây án. Và, đích danh đại ca của hội “miền đù” đã cắt song sắt, đột nhập vào buồng giam để giải cứu đàn em. Người đàn em được giải cứu thành công tên Việt (thường gọi là Nam Xuân, người ở huyện Nam Đàn, Nghệ An).

“Người không mang họ”: Kẻ ẩn sau “rèm chính sự” của tướng cướp

Những tháng ngày phiêu dạt cùng đám đầu trộm đuôi cướp ở Đông Hà, Trương Hiền đã dính đến ma túy từ lúc nào, y cũng chẳng biết. Đến khi dạt ra thành phố Vinh, sau khi ra mắt bằng một vụ cướp thành công, Hiền được đồng bọn đưa đến gặp Cát “ngọng” – Người sau đó gần như gắn bó với những năm tháng cuối cùng của tướng cướp khét tiếng. Và cũng là người mang lại cho Hiền những tháng ngày chìm đắm, ngập ngụa bên bàn đèn thuốc phiện.

“Người không mang họ”: Tướng cướp đại náo giang hồ

Sau những chiến tích khiến đám đàn em và giới giang hồ thành Vinh nể trọng, Toọng càng ngày càng trở nên liều lĩnh. Với hai khẩu súng và hàng chục viên đạn trong người, tướng cướp này tiếp tục gây thêm nỗi kinh hoàng đối với người dân và giới máu mặt ở thành phố Vinh.

Người không mang họ: Kẻ “thâu tóm” quyền lực ở thành Vinh

Không lâu sau khi du nhập vào nhóm du đãng ở Vinh, Trương Hiền trở thành đại ca, thâu tóm toàn bộ quyền lực đen nơi đây. Ít ai biết rằng, khi trở thành đại ca, Hiền mới 20 tuổi. Biệt danh “đại ca Toọng” cũng bắt đầu xuất hiện kể từ đây.

“Người không mang họ” Chạm trán đại ca đất Vinh

Chân ướt chân ráo đến thành phố Vinh, ngay lập tức, Trương Hiền ra tay thu phục đệ tử để mở mang lãnh địa. Sẵn sàng đột vòm, sẵn sàng xiết cò cộng thêm bản tính lỳ lợm, Hiền nhanh chóng trở thành đại ca của hội Miền đù. Dưới trướng của Hiền lúc nào cũng có khoảng 30 tên dắt sẵn súng ở trong người. Băng nhóm do Trương Hiền lãnh đạo trở thành nỗi khiếp đảm của người dân thành Vinh khi đêm buông xuống.

“Hùm xám” ở ngã ba Đông Hà

16 tuổi, Trương Hiền đã làm mưa, làm gió ở thị xã Đông Hà, trở thành thủ lĩnh của nhóm “mũ đen” với cái tên gắn với cuộc đời hắn sau này: Toọng.

Sự thật về tướng cướp “không mang họ”

Buổi tối trở về nhà cùng với nắm giấy bạc đã nhàu nát, chính là chương đầu tiên cho cuộc đời đầy tội lỗi của tướng cướp tương lai Trương Hiền. Để rồi, những năm sau đó, từ một tên chân ướt chân ráo du nhập ra Vinh, Trương Hiền nhanh chóng trở thành  tướng cướp; cùng với Sơn Hảo, Lợi râu, cu Thanh tạo nên một băng đảng liều lĩnh.

Hà Tĩnh: Sông Già bị “bức tử”, nguồn nước sạch bị đe dọa

Sông Già chạy uốn mình làm ranh giới giữa 2 huyện Can Lộc và Thạch Hà (Hà Tĩnh), con sông này là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho gần 4000 hộ dân ở 4 xã thuộc huyện Thạch Hà. Thế nhưng hiện nay Sông Già đang bị “bức tử” bởi nhiều nguyên nhân. Tình trạng trên đang đe dọa sự sống còn của nhà máy nước sạch Bắc Thạch Hà và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.

Thủy điện Hố Hô – lợi bất cập hại: Lũ quét xóa sổ vườn cây đặc sản

Mưa lớn cùng với xả lũ bất thường của thủy điện Hố Hô đã tạo thành lũ quét khiến hơn 720ha cây ăn quả đặc sản trên địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bị ngập, hư hỏng. Đặc biệt tại 2 xã Phúc Trạch và Hương Trạch ngay dưới chân đập thủy điện, hơn 400ha bưởi hàng chục năm tuổi bị bật gốc, người dân sạt nghiệp.

BÀI ĐỌC NHIỀU

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Đền Truông Bát là một ngôi Đền có lịch sử lâu đời, đã được xếp hạng là Di tích Lịch sử – Văn hoá, đây là nơi thờ Vương Nương Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Lộc Hoa Công Chúa (Bà Chúa Lộc – Thân Mẫu Quan Hoàng Mười). Hàng năm Đền luôn tổ chức nhiều hoạt động lễ hội thu hút đông đảo bà con nhân dân địa phương và các tỉnh trên cả nước tham gia. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động và quản lý di tích này đã xuất hiện nhiều dấu hiệu sai phạm, Phóng viên Văn hiến Việt Nam đã nhận được phản ánh của nhân dân cũng như ý kiến của các cử tri xung quanh ngôi Đền linh thiêng này…

TOP