Các tư liệu cổ nói trên phần lớn còn nguyên vẹn, được phát hiện tại từ đường dòng họ Dương Công, thời Nguyễn có địa danh là Đồng Môn xã, Thạch Hà huyện, Hà Hoa phủ, Nghệ An trấn, nay thuộc xã Thạch Đồng, thành phố Hà Tĩnh (Hà Tĩnh).
Qua lược dịch các sắc chỉ được phát hiện trên, được biết, liên quan đến nhân vật Dương Công Văn có công lao đánh giặc tiểu phỉ vùng biên viễn phía bắc nước ta dưới hai triều đại cuối triều Lê, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 61 (1800) và năm thứ 62 (1801) và những năm đầu triều Nguyễn.
Một trong số các sắc chỉ cổ năm đầu triều vua Gia Long (Gia Long nguyên niên, năm 1802), lần đầu tiên được phát hiện tại Hà Tĩnh.
Dương Công Văn phục vụ trong quân đội nhà Nguyễn, trải qua các triều vua Gia Long (1802 – 1819) và triều vua Minh Mạng (1820 – 1840) đã có công lao nên được sắc tặng các bằng sắc nói trên.
Đặc biệt, trong số các sắc chỉ hiện còn lưu giữ tại nhà thờ dòng họ Dương, nhóm nghiên cứu đã phát hiện hai sắc chỉ có niên hiệu năm đầu thời vua Gia Long (Gia Long nguyên niên, năm 1802) triều Nguyễn. Đây là một trong những sắc chỉ cổ đặc biệt quý hiếm, lần đầu tiên được phát hiện tại Hà Tĩnh.
Việc phát hiện các sắc chỉ cổ nói trên là nguồn tài liệu văn tự Hán Nôm cổ có giá trị quý hiếm nhằm phục vụ cho công tác khai thác, nghiên cứu và lưu giữ, bảo quản lâu dài. Đồng thời, đây là nguồn tư liệu giúp các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của danh nhân nhằm vinh danh công lao của của bậc tiền bối đối với quê hương đất nước…
Bá hạnh – Văn cương