Lập hồ sơ xác lập kỷ lục tượng Nguyễn Du lớn nhất Việt Nam

Chiều 9-11, ông Hồ Bách Khoa, Trưởng ban Quản lý Khu di tích quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du (ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, anh Nguyễn Lê Huy (44 tuổi, công tác tại Công ty TH True Milk, thành viên Hội Di sản Sông Lam) đang phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam để lập hồ sơ xác lập kỷ lục tác phẩm tượng nguyên khối tạc hình Đại thi hào Nguyễn Du bằng gỗ gù hương lớn nhất Việt Nam (ảnh).

Truyện Kiều được đề cử kỷ lục thế giới

Với 26 kỷ lục quốc gia, Truyện Kiều vừa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đề xuất với Liên minh Kỷ lục Thế giới về “Tác phẩm văn học tạo nên nhiều kỷ lục quốc gia nhất”.

Hướng về Nguyễn Du và Truyện Kiều

Cách chúng ta hôm nay đúng 250 năm về trước, một người con của vùng quê Tiên Điền, huyện Nghi Xuân đã được sinh ra và sau này trở thành một danh nhân kiệt xuất của nền văn hiến Việt Nam – Đó là Nguyễn Du. Một đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, đại diện cho nền văn hoá Việt Nam. Từ con người này cách chúng ta hơn hai thế kỷ đã cho nền văn học Việt Nam được đón nhận một kiệt tác văn chương mà đến nay vẫn chưa có một tác phẩm nào sánh được – Đó là “Tuyện Kiều” với 3.254 câu thơ lục bát.

Sắp ra mắt Truyện Kiều song ngữ Nga-Việt

Nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du, ngày 6/11 tới tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và UBND TP Hà Tĩnh sẽ phối hợp ra mắt tác phẩm Truyện Kiều dịch sang tiếng Nga, in bằng 2 thứ tiếng Nga – Việt.

Để câu Kiều còn mãi ngân xa

Suốt 46 năm qua, dù cuộc sống gắn bó với nghề chài lưới ở vùng cửa biển rất khó khăn, thế nhưng ông Nguyễn Huýnh (68 tuổi) và vợ Lê Thị Hạp (67 tuổi, ở làng Cam Lâm, nay là thôn Lâm Hoa, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) vẫn một lòng son sắt, giữ gìn, bảo tồn và phát triển vẹn nguyên giá trị của trò Kiều – một loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo được chuyển tác, xây dựng trên cơ sở Truyện Kiều nổi tiếng của Đại thi hào Nguyễn Du.

Sinh hoạt ngoại khóa về Nguyễn Du và Truyện Kiều

Trong phần thi tìm hiểu về Nguyễn Du và truyện Kiều các em học sinh trả lời các câu hỏi về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du cũng như các tác phẩm của ông, nhất là truyện Kiều.

“Truyện Kiều” một danh tác tinh hoa

Xét về thể loại, “Truyện Kiều” thuộc thể loại truyện nôm, nhưng thuộc nhóm truyện nôm bác học. Cho đến nay, giới nghiên cứu đã thống nhất, những truyện nôm đầu tiên xuất hiện khoảng thế kỷ 17 là truyện nôm bình dân, kiểu truyện kể dùng thơ lục bát kể lại các truyện cổ tích dân gian như “Phạm Công Cúc Hoa”, “Tống Trân”, “Phạm Tải Ngọc Hoa”, “Phương Hoa” …

Người có công phục dựng trò Kiều ở Tiên Điền

Cụ Nguyễn Du quê ở xã Tiên Điền huyện Nghi Xuân ( Hà Tĩnh) là người viết “Truyện Kiều”, thế nhưng trò Kiều lại phát sinh ở huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Vào những năm 1918 – 1920, trò Kiều du nhập về xã Tiên Điền nhờ công của 3 anh em Trần Văn Lan, Trần Văn Thiều và Trần Văn Ân. Trong vòng 20 năm , từ khi được truyền về quê hương cụ Nguyễn Du đến năm 1944, trò Kiều rất thịnh hành . Đêm khuya dù mưa hay nắng hễ nghe tiếng trống trò của Tiền Giáp nổi lên, người làng rủ nhau đi xem nhà trò tập hát . Từ Tiên Điền, trò Kiều đã lan tỏa sang các  xã Xuân Mỹ, Cổ Đạm, Xuân Liên, Xuân Lĩnh… Thế rồi, chiến tranh diễn ra,  kháng chiến chống Pháp bùng nổ phong trào hát trò Kiều ở Tiên Điền tạm lắng. Hòa bình lập lại ở miền Bắc, tứ năm 1956 – 1965 trò Kiều hồi sinh tiếp tục biểu diễn phục vụ nhân dân. Thời kỳ đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, phong trào diễn trò Kiều một lần nữa vắng bóng cùng với sự nuối tiếc một di sản phi vật thể đã ăn sâu vào lòng dân. Năm 1973, con cháu đội trò Kiều ngày xưa là chị Trần Thị Phượng ( vai Thúy Kiều) và anh Lê Mã Lương ( vai Kim Trọng) biểu diễn trích đoạn “ Từ biệt Kim Kiều”. Rồi kể từ đó, bởi chuyện cơm áo đã lãng quên hoạt động biểu diễn trò Kiều.

Dư luận trái chiều về giải thưởng Văn học – nghệ thuật Nguyễn Du

Hội Liên hiệp Văn học – nghệ thuật (VH-NT) Hà Tĩnh vừa công bố danh sách các tác phẩm dự kiến đạt giải thưởng VHNT Nguyễn Du giai đoạn 2010 – 2015. Lập tức có nhiều ý kiến không đồng tình về một số tác phẩm dự kiến đạt giải và quy trình chấm, xét giải.

Nguyễn Du trong chương trình Ngữ văn phổ thông

Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu ở nhiều cơ sở như, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Vinh, Đại học Hà Tĩnh, Hội Kiều học Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lich, cùng chuyên viên của các Phòng GD&ĐT, giáo viên, học sinh trong toàn tỉnh.

Hà Tĩnh: Giao lưu “Khúc vui xin lại so dây cùng Người”

Tối 23/10, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã tổ chức đêm giao lưu với tựa đề “Khúc vui xin lại so dây cùng Người” nhằm hướng kỷ niệm 250 năm ngày sinh Danh nhân văn hóa thế giới Đại thi hào Nguyễn Du (1765-2015).

BÀI ĐỌC NHIỀU

Chú rể sử dụng ma tuý tại đám cưới

Trong đám cưới của mình, chú rể Phùng Văn Chung ở Thanh Hóa đã cùng nhóm bạn tổ chức sử dụng ma túy. Sự việc sau đó bị Công an phát hiện, xử lý.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật hàng loạt cán bộ

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật hàng loạt cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Sóc Trăng và đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025

Đại dự án hoang tàn ở Hà Tĩnh: Kế hoạch nuôi 250.000 con bò đổ vỡ, nghìn ha đất bỏ phí

Dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt do Công ty cổ phần Chăn nuôi Bình Hà làm chủ đầu tư là một trong những dự án lĩnh vực nông nghiệp thuộc hàng lớn nhất miền Bắc. Tuy nhiên, sau một thời gian đầu tư, loạt lãnh đạo công ty bị truy tố. Công ty Bình Hà đã tái cơ cấu lại dự án nhưng đến nay dự án vẫn tình trạng “chết yểu”, hàng ngàn ha đất đang trở dần hoang phí...

TOP