Danh Nhân

Nguyễn Đình Tứ: Một trí thức gương mẫu

Báo Giáo dục và Thời đại giới thiệu bài viết của cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHXHCN Việt Nam tại Pháp, ông Trịnh Ngọc Thái, người bạn đồng môn của GS.Nguyễn Đình Tứ nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh cố giáo sư.

Năm 2000, ở Pháp đã xuất bản cuốn sách “Những người đồng hành của Hồ Chí Minh ” (Les compagnons de route de Hồ Chí Minh) của tác giả Trịnh Văn Thảo nói về lịch sử hoạt động của các nhà trí thức ở Việt Nam.


Trong số các trí thức Việt Nam đó có một số được đào tạo và trưởng thành sau cách mạng tháng 8/1945.Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Giáo sư Nguyễn Thúc Hào, lúc đó là Tổng thư ký và chủ nhiệm khoa học, cùng vợ và 3 con nhỏ đi vào Vinh. Chỉ vài tháng sau khi chiến tranh bắt đầu, theo chỉ thị của chính phủ, lớp toán học đại cương đầu tiên đã được khai giảng ở Nam Đàn, mở tại nhà thờ của cụ Nguyễn Thạc Phi, gần chợ Liễu. Lúc đầu có 5 sinh viên, phần lớn là giáo viên trường trung học Nguyễn Công Trứ đóng ở Hà Tĩnh. Mỗi lần đi học họ phải đi mỗi tuần 3 lần qua đò ngang sông Lam rồi hết lớp học lại trở về dạy học.Lớp toán học đại cương thứ hai chuyển về bến Gềnh, gần làng Đàn Nhiệm, tại đền thờ ông Chắt Cự. Các lớp tiếp theo số sinh viên học càng đông, nhiều người vừa đi học và làm gia sư ở các làng lân cận.Trong số sinh viên của trường lúc đó, nhiều người sau này đã trở thành các nhà khoa học, nhà giáo, hoặc nhà hoạt động xã hội nổi tiếng như: Nguyễn Đình Tứ, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Văn Cung, Đinh Ngọc Lân, Lê Hải Châu, Lê Nguyên Sóc, Nguyễn Trọng Di, Hà Văn Mạo, Nguyễn Văn Bàng, Đinh Phượng Sồ, Trịnh Ngọc Thái (nguyên Đại sứ Việt Nam tại Pháp) Nguyễn Hoàng Phương, Cung Quang Chương, Nguyễn Ngọc Cẩn…Từ năm 1951 đến năm 1954, trường dự bị Đại học được tổ chức ở khu 4. Giáo sư Nguyễn Thúc Hào được cử vào Ban giám đốc cùng với các giáo sư Trần Văn Giàu, Đặng Thái Mai, Đặng Xuân Thiều và Nguyễn Mạnh Tường… dạy học cùng với các giáo sư Cao Xuân Huy, Nguyễn Lương Ngọc, Phó Đức Tố, Hồ Đắc Liên, Tôn Thất Chiêm Tế…Sau khi hòa bình lập lại, giáo sư Nguyễn Thúc Hào về Hà Nội làm chủ nhiệm khoa trường Đại học sư phạm rồi làm phó hiệu trưởng khi giáo sư Phạm Huy Thông làm hiệu trưởng. Ông cùng với giáo sư Lê Văn Thiêm dạy toán. Trong số sinh viên có các giáo sư Nguyễn Văn Hiệu, Vũ Đình Cự, Nguyễn Văn Đắc, Phan Đình Diệu, Nguyễn Đình Trí, Đào Vọng Đức, Đoàn Quỳnh, Văn Như Cương…Sau thời gian học ở trường Huỳnh Thúc Kháng đóng bên chợ Bộng gần Linh Cảm, (Hà Tĩnh) anh Nguyễn Đình Tứ học một khóa Toán học đại cương của Thầy Hào rồi được cử đi học ở Vũ Hán (Trung Quốc) về thủy lợi năm 1954.Sinh viên của trường thầy Hào lúc đó đều từ các nơi xa đến học ở Nam Đàn. Để có điều kiện đi học, người thì đi dạy học ở trường Tân Dân, người thì làm gia sư ở các gia đình xung quanh trường, thường là không có lương, nhà chủ chỉ cho ăn, mặc, ở để dạy học cho con cái họ.Là bạn học cùng trường với anh Tứ, chúng tôi biết anh là một sinh viên rất thông minh và học giỏi, xuất thân từ một gia đình nhà giáo ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.Anh được kết nạp vào Đảng rất sớm, (năm 1949) khi còn là học sinh phổ thông mới 18 tuổi.Ở trường Toán học đại cương, anh học sau tôi một khóa (anh sinh 01/10/1932, ít hơn tôi 2 tuổi).Tuy sau này mỗi người đi theo một ngành chuyên môn khác nhau, nhưng chúng tôi vẫn theo dõi việc học tập của nhau và tôi thực sự tự hào có người bạn học cũ là anh Nguyễn Đình Tứ.Sau thời gian học thủy lợi ở Vũ Hán, anh được cử sang học ở Liên Xô cũ – Tháng 8/1967 anh làm cộng tác viên của phòng thí nghiệm năng lượng cao dưới sự lãnh đạo của Viện sĩ viện Hàn lâm khoa học Liên xô Vesler, người sáng lập ra máy gia tốc synchrophasotron ở Viện Đúp – na (Liên Xô), một máy gia tốc hiện đại lúc bấy giờ – Nguyễn Đình Tứ cùng các nhà khoa học khác ở các nước xã hội chủ nghĩa tiến hành nghiên cứu vật lý hạt cơ bản – Trong hơn 10 năm anh sống và làm việc ở Viện Đúp-na gồm hai giai đoạn (Từ 8/1957 đến 6/1963 và từ 8/1966 đến tháng 6/1971).Trong thời gian này, anh nổi tiếng là một nhà Vật lý Việt Nam tài năng, có uy tín khoa học tầm cỡ quốc tế, làm trưởng đoàn cán bộ khoa học Việt Nam công tác tại Viện nghiên cứu hạt nhân Đúp-na.Năm 1971 anh về nước giữ chức Phó hiệu trưởng kiêm Bí thư đảng ủy trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, rồi Thứ trưởng và Bộ trưởng Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu năng lượng nguyên tử quốc gia.Anh là đại biểu Quốc hội các khóa 6, 7, 8, giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban khoa học – kỹ thuật Quốc hội. Về sau, anh còn là ủy viên Hội đồng Nhà nước.Tại Đại hội VII, anh đã được cử vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bí thư Trung ương, Trưởng ban khoa giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam.Tại Đại hội VIII, anh được cử vào Bộ chính trị.Anh Nguyễn Đình Tứ là người sáng lập và lãnh đạo đầu tiên ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam từ ngày đầu cho đến khi mất. Năm 2000, anh được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho công trình “Cụm công trình phát triển phản hạt Hyperon Sigma âm và tương lai của các hạt cơ bản và hạt nhân ở năng lượng cao”.Anh cũng được chính phủ Liên Xô tặng giải thưởng phát minh khoa học về lĩnh vực hạt nhân và Huân chương hữu nghị giữa các dân tộc.Ngày 30/7/2000, anh đã được Nhà nước ta truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và trước đó là Huân chương độc lập hạng nhất.Từ một người con ưu tú của xã Song Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, anh trở thành một nhà khoa học ngành Vật lý hạt nhân có tầm cỡ quốc gia và quốc tế, một người lãnh đạo cách mạng có uy tín, được tôi luyện qua các thời kỳ cách mạng, từng bước trưởng thành, một người cộng sản trung kiên, một nhà khoa học đầu ngành và có công xây dựng ngành vật lý hạt nhân Việt Nam.Ở cương vị nào anh cũng thể hiện tinh thần tiên phong, gương mẫu, sống giản dị, đức độ.Trong thời gian anh làm Bí thư Trung ương Đảng, nhiều lần họp Ban Bí thư bàn về các vấn đề đối ngoại với cương vị Phó trưởng ban thường trực Ban đối ngoại Trung ương, tôi hay được phép đến dự để nghe Ban bí thư phân tích tình hình và vạch ra đường lối chính sách của Đảng. Tôi đã được nghe anh phát biểu ý kiến trong hội nghị, anh thường đóng góp ý kiến rất thận trọng, chính xác và sáng tạo.Anh cũng là một thành viên trong Ban bí thư tán thành để tôi đi làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền ở Pháp và một nước châu Âu.Cùng với vợ là giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Nhạn, nguyên giám đốc bệnh viện Nhi Thụy điển, học sinh cũ của tôi trong kháng chiến chống Pháp và sau này cùng hoạt động nhiều trong lĩnh vực đối ngoại nhân dân, anh Nguyễn Đình Tứ luôn là người bạn học cũ, người bạn thân thiết mà tôi vô cùng quý mến tự hào và khâm phục.


Trịnh Ngọc Thái

GDTĐ

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP