Di tích lịch sử văn hóa nhà thờ Nguyễn Văn Mạo (Can Lộc)

Căn cứ vào một số tư liệu lịch sử như gia phả dòng họ Nguyễn Văn ở xóm Phúc Giang, xã Vĩnh Lộc, bản chữ Hán được soạn vào thời Tự Đức, các sắc phong của triều Tây Sơn (vua Cảnh Thịnh), triều Nguyễn (vua Gia Long, Minh Mạng) cho biết Nguyễn Văn Mạo sinh vào khoảng năm 1767, tại thôn Bào Khê, xã Bạt Trạc, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, nay là xóm Phúc Giang, xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Tháng hai – Hương bưởi – Hương Phúc

Mẹ ơi đừng khóc, con thêm xót Răng cắn môi con đã tím bầm Em nhỏ Hương Khê chân nhảy nhót Vạ gì giặc Mỹ, chúng quăng bom ? ….. Chớ đọc ba mươi ba chiếc bia Tuổi còn non quá, máu đầm đìa Lớp năm lớp sáu đời reo hót Thân hãy còn như măng của tre… “ Vì sao đế quốc Mỹ lại ném bom vào trường cấp 2 Hương Phúc lúc bấy giờ ?  Trở lại thời kỳ lịch sử những năm 1965-1966, như chúng ta đã biết, bị thất bại liên tiếp và nặng nề của cuộc chiến tranh Việt Nam, đế quốc Mỹ đã đem hàng vạn quân chiến đấu chủ lực vào chiến trường miền Nam. Đồng thời mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc, nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Xã Hương Trạch ngày nay trước đây gồm 2 xã Hương Phúc và Hương Trạch là điểm tận cùng của miền tây nam huyện Hương Khê, giáp với tỉnh Quảng Bình. Nơi đây có Quốc lộ 15A và đường mòn Hồ Chí Minh đi qua, con đường chiến lược quan trọng trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ. Đồng thời là điểm giáp ranh, tập kết hàng hoá, kho tàng vũ khí quân sự, là điểm dừng chân của bộ đội chủ lực, thanh niên xung phong trước khi hành quân vào chiến trường miền Nam. Với vị trí chiến lược trọng yếu như vậy, cho nên mảnh đất và con người Hương Trạch đã phải hứng chịu sự tàn phá nặng nề của mưa bom bão đạn đế quốc Mỹ trong suốt thời gian chiến tranh. Ruộng đồng, nhà cửa, làng mạc bị cày nát bởi bom đạn. Mỗi mét vuông đất ở đây phải hứng chịu trên 4 quả bom các loại. Trường cấp 2 Hương Phúc huyện Hương Khê được thành lập trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh phá hoại giặc Mỹ (01-9-1965). Đây là trường học của con em 3 xã Hương Phúc, Hương Trạch và Hương Lĩnh. Do tính chất trường học thời chiến và mới thành lập cho nên trường mới chỉ có 3 lớp học, 2 lớp 5 và 1 lớp 6. Thời gian học cả sáng lẫn chiều do thầy Hồ Xuân Lâm làm Hiệu trưởng, thầy Nguyễn Văn Minh, giáo viên tự nhiên, thầy Thái Văn Nhậm, giáo viên xã hội. Cũng như những trường học khác thời chiến tranh, công tác phòng tránh bom đạn, kỷ luật được nhà trường thực hiện chu đáo và nghiêm túc. Trường được làm sâu xuống lòng đất hơn 1m, có 3 hầm trú ẩn lớn, mỗi hầm cách nhau 200m. Mỗi lớp học có hệ thống giao thông hào chạy toả xung quanh. Hai bên hào có hầm trú ẩn xen kẽ, mỗi hầm cách nhau 5m. Hệ thống hầm được xây dựng kiên cố theo kiểu hầm chữ A- hầm Triều Tiên, làm bằng các khúc gỗ tròn (hoặc tre) xếp lên nhau thành mái và trát đất dày lên trên. Mặc dù ở vùng trọng điểm ác liệt, đế quốc Mỹ ra sức đánh phá ngày đêm, nhưng việc dạy và học của thầy và trò nhà trường vẫn diễn ra đều đặn và kỷ cương. Thế nhưng vào lúc 16 giờ ngày 09-02-1966, một tốp máy bay giặc Mỹ đã ném hàng trăm quả bom xuống khu vực xã Hương Phúc, có 6 quả bom rơi vào khu vực nhà trường, trong đó có 2 quả rơi vào lớp 5A do thầy Thái Văn Nhậm đang giảng bài văn hay. Toàn bộ ngôi trường 2 gian bị bom Mỹ phá huỷ hoàn toàn, lớp học biến thành hố bom sâu. Các quả bom khác rơi xuống hầm trú ẩn, sách vở, dụng cụ học tập đều bị phá huỷ. Khắp nơi vương vãi sách vở, giấy bút nhuốm máu. Nơi trước đây ít phút là lán học sinh đầy ắp tiếng cười, tiếng học bài con trẻ, nay đã là một hố sâu nghi ngút khói bom. Không khí tràn ngập tang tóc, đau thương, xót xa, uất hận. Sau tiếng bom dứt, lực lượng bộ đội, dân quân, thanh niên xung phong, thầy cô giáo cùng nhân dân địa phương đã đến đào bới tìm kiếm. Tổng số có 33 học sinh đã bị chết tại chỗ, 24 học sinh và thầy giáo Thái Văn Nhậm bị thương đã được cấp cứu kịp thời. Hầu hết các học sinh đều tuổi  măng non. Giặc Mỹ đã một lúc giết hại 33 học sinh và làm bị thương 24 học sinh gây nên cảnh đau thương tang tóc, cha mẹ lìa con, anh chị lìa em, thầy lìa học trò của mình. Tin giặc Mỹ giết hại học sinh trường cấp 2 Hương Phúc được truyền đi rất nhanh, gây nên một làn sóng căm phẫn trong nhân dân cả nước và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Đế quốc Mỹ đã bất chấp dư luận, coi thường đạo lý, trắng trợn vi phạm công khai về nhân quyền trẻ em. Sự căm thù giặc Mỹ xâm lược đã trở thành một làn sóng mạnh mẽ, rộng khắp và sau đó đã diễn ra tháng hành động trả thù cùng với các hoạt động phản đối chiến tranh, đòi đế quốc Mỹ cút khỏi Việt Nam. Ngày 12-02-1966, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức cuộc mít tinh tại nơi sơ tán xã Thạch Vĩnh, gửi kiến nghị lên Chủ tịch hội nghị Giơ- ne- vơ yêu cầu có biện pháp đòi đế quốc Mỹ chấm dứt chiến tranh. Giáo viên học sinh toàn miền Bắc lúc đó đã để tang học sinh Hương Phúc bị giết hại. Ngày 13-02, Bộ ngoại giao nước ta đã ra tuyên bố cực lực lên án hành động vô nhân đạo tàn sát học sinh trường cấp 2 Hương Phúc ở Hà Tĩnh và đòi đế quốc Mỹ cút về nước. Hơn mười ngày sau (20-02-1966), đoàn đại biểu trường cấp 2 Hương Phúc gồm thầy giáo Thái Văn Nhậm, phụ huynh Trương Thị Vỹ và học sinh Nguyễn Thị Mão (sống sót trong trận bom ngày 09/02/1966),…do ông Lê Sỹ Nghĩa, Trưởng ty giáo dục Hà Tĩnh làm trưởng đoàn ra Hà Nội họp báo tố cáo tội ác của giặc Mỹ trước đại diện các đoàn thể Trung ương và Hà Nội, các trường đại học và phổ thông, hàng trăm nhà thơ, nhà văn, nhà báo trong nước và quốc tế. Đặc biệt ngày 28-02-1966 đoàn vinh dự được vào Phủ Chủ tịch gặp Bác Hồ. Thời gian gặp Bác kéo dài hơn dự kiến. Tại buổi gặp mặt, Bác rất xúc động, chia sẻ đau thương mất mát đối với các gia đình có con em bị chết, ân cần động viên chỉ bảo, dặn dò thầy trò nhà trường phải vượt qua mọi khó khăn để tiếp tục dạy tốt và học tốt, và căn dặn “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt, Hương Phúc phải có nhiều thầy giỏi, trò giỏi. Riêng cháu Mão phải học giỏi để Bác khen”. Biến đau thương thành hành động cách mạng, nhân dân xã Hương Trạch nói riêng, huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh nói chung đã ra sức chiến đấu và phục vụ chiến đấu thắng lợi. Năm 1969, xã Hương Trạch đã được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều danh hiệu cao quý khác. Chiến tranh đã kết thúc trên 40 năm, sự kiện đau thương ngày 09-02-1966 cũng đã lùi xa về quá khứ nửa thế kỷ, nhưng không vì thế mà chúng ta lại lãng quên. Trái lại chúng ta cần khắc ghi sự kiện lịch sử này. Năm 1988, Đảng bộ và nhân dân xã Hương Trạch đã xây dựng đài tưởng niệm ngay trước hai hố bom xưa, nơi đã giết hại 33 em học sinh. Tuy đài tưởng niệm còn đơn sơ nhưng là sự thể hiện tình cảm của nhân dân địa phương. Năm 2001, Bộ Văn hoá Thông tin đã có quyết định xếp hạng chứng tích chiến tranh trường cấp 2 Hương Phúc ngày 09-02-1966 là di tích Lịch sử Quốc gia. Trong những năm 2003-2006, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành Văn hoá Hà Tĩnh và địa phương đã lập quy hoạch xây dựng, tôn tạo di tích lịch sử với phương châm bảo tồn một địa chỉ đau thương nhưng rất đỗi hào hùng của nhân dân ta thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Hàng năm, cứ đến tháng 2, Hương Bưởi Hương Phúc vẫn nở thơm ngát trong khu vườn di tích, như nhắc các thế hệ sau hãy đừng quên quá khứ- Hãy nhớ đến đây thắp nén hương thơm cầu mong cho các học sinh bị giết hại ngày ấy được siêu thoát, rằng chúng ta không bao giờ quên lịch sử đau thương./.

Can Lộc: Di tích lịch sử văn hóa bến đò Thượng trụ

Từ bao đời nay nhân dân Hà Tĩnh vốn có truyền thống yêu nước cách mạng, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta người dân Hà Tĩnh luôn có mặt và đi đầu trong cuộc đấu tranh. Những năm đầu thế kỷ XX, phong trào cách mạng ở Hà Tĩnh đã có những chuyển biến sâu sắc tạo nên bối cảnh thuận lợi cho sự lần lượt ra đời các tổ chức yêu nước cách mạng, tiến tới thành lập một chính đảng vô sản đầu năm 1930.

Hương Khê: Khánh thành Bia ghi danh cụ Trần Đình Kỷ

Vào những năm đầu thế kỷ XX, cụ Trần Đình Kỷ (1872-1952), người xã Gia Phố, huyện Hương Khê đã tự bỏ công của và tiền bạc cùng với nhân dân địa phương đắp một con đập lấy nước từ dòng Khe Leo dẫn về tưới cho vùng đồng Nhọn, đồng Khe Sâu và đồng Rãnh Mác. Nhờ có con đập này nên đồng ruộng ngày càng tươi tốt, xóm làng thêm trù phú, nhân dân địa phương sau đó thường gọi con đập này là đập cụ “Cựu Kỷ”.

Hà Tĩnh: Phát hiện thêm vị trí thành cổ của nghĩa quân Lê Lợi

Chiều 12/1, ông Lê Bá Hạnh – Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, các cán bộ chuyên môn vừa phát hiện vị trí địa điểm đóng quân nằm trong hệ thống tường lũy cổ xây bằng đá của nghĩa quân Lam Sơn thời Lê Lợi (thế kỷ XV) thuộc phía Tây trên dãy núi Thiên Nhẫn (xóm Thiên Nhẫn, xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).

Can Lộc: Di tích văn hóa Đền Làng Nam – Chùa Mộ Nghĩa

Đền Làng Nam được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX, trước đây trong xã Kiệt Thạch có 5 ngôi đền thuộc 5 làng (5 giáp): Đền Giáp Đông, Giáp Bắc, Giáp Tây, Giáp Nam và Đền Giáp trung. Nhưng đến năm 1953 – 1954 do sự thiếu ý thức của con người các ngôi đền đều bị tàn phá, chỉ giữ lại ngôi đền của Giáp nam.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản khảo sát khảo cổ học tại Nghi Xuân

Với mục đích nghiên cứu các thông tin về địa danh, dấu tích khảo cổ, nguồn tư liệu lịch sử để hệ thống thêm nguồn tư liệu về vai trò cảng biển Hội Thống và mối quan hệ giao thương giữa hai quốc gia Nhật Bản – Đại Việt trong tiến trình lịch sử từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18. Ngoài ra, đoàn cũng tiến hành thám sát các dấu tích khảo cổ học khu vực Đền Huyện, bến Giang Đình, thị trấn Nghi Xuân.

Di tích lịch sử văn hóa Chùa Bụt Sơn (Can Lộc)

Chùa Bụt Sơn, xã Phú Lộc, huyện Can Lộc được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2008 tại quyết định số 1796/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.

Gần 44 tỷ đồng xây dựng đền thờ Ngã ba Đồng Lộc

Dự án công trình Đền thờ Ngã ba Đồng Lộc bao gồm các hạng mục đền chính có mặt bằng hình chữ đinh (T), diện tích xây dựng 370m2, gồm tiền tế và hậu cung. Nhà tả vu, hữu vu có mặt bằng hình chữ Nhất (-), nằm phía trước đền, diện tích xây dựng mỗi nhà là 58m2, hình thức kiến trúc tường hồi bít đốc, khung cột mái kiểu chồng rường, kết cấu giả gỗ. Nhà thủ từ có mặt bằng hình chữ Nhất (-), nằm phía sau đền chính, diện tích xây dựng 50m2, hình thức kiến trúc tường hồi bít đốc. Nghi Môn có mặt bằng diện tích 65m2 gồm bốn trụ biểu nằm phía trước trung tâm trục chính của đền; hình thức thiết kế theo kiểu Nghi môn tứ trụ truyền thống.

Can Lộc: Họp bàn kế hoạch tổ chức Lễ hội Chùa hương tích năm 2016

UBND huyện vừa tổ chức họp  bàn kế hoạch tổ chức Lễ hội Chùa Hương tích– mở đầu  năm Du lịch Hà Tĩnh 2016. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở và phòng chuyên môn Sở Văn hóa – thể thao và du lịch Hà Tĩnh; Bí thư Huyện ủy Võ Hồng Hải; đại diện sư trụ trì chùa Hương tích; công ty đầu tư và phát triển du lịch Hồng Lĩnh và các thành viên Ban tổ chức Lễ hội.

BÀI ĐỌC NHIỀU

Bên trong Trung tâm dạy nghề 39 tỷ đồng bị bỏ hoang ở Hà Tĩnh

Sau gần 10 năm đi vào hoạt động, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) phải đóng cửa vì không đáp ứng được mục tiêu ban đầu đề ra. Hiện nay, trung tâm đã bỏ hoang, trở nên nhếch nhác, hoang tàn.

Bia Tết thực sự có giảm giá mạnh?

Trước thông tin giá bia Tết năm nay giảm mạnh, các chủ đại lý, siêu thị cho rằng giá bán ổn định. Tuy nhiên, mỗi đại lý sẽ có một cách khuyến mãi để thu hút khách.

Khởi tố, tạm giam đối tượng hất chất bẩn vào tổ công tác CSGT

Xin bỏ qua các lỗi vi phạm khi tham gia giao thông không được, Nguyễn Đình Toàn (SN 1991, ở Khu 7, thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) đã hất chất bẩn (phân lợn) vào tổ CSGT đang làm nhiệm vụ, gây mất an ninh trật tự, cản trở hoạt động của tổ công tác Đội CSGT. Với hành vi trên, Toàn đã bị khởi tố, bắt tạm giam 2 tháng về tội chống người thi hành công vụ.

Thủ tướng: Phát triển Đà Nẵng thực sự là cực tăng trưởng của cả nước

Sáng 21/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng (Nghị quyết 136), chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

TOP