Khai trương mùa du lịch biển Lộc Hà năm 2015

Tối 17/4, tại bãi biển Xuân Hải, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà long trọng tổ chức Lễ khai mạc tuần lễ văn hóa – du lịch năm 2015. Tới dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thiện cùng các đồng chí trong Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh.

Chân Tiên – mùa lễ hội

Lễ hội chùa Chân Tiên (xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà) là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm thu hút rất đông đảo bà con Phật tử và du khách thập phương về tham dự. Năm nay được UBND huyện Lộc Hà lựa chọn làm lễ hội trọng điểm và nằm trong chuỗi các hoạt động tuần lễ khai trương mùa du lịch Lộc Hà năm 2015. Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 20 – 21/4/2015 (tức ngày 02 – 03/3 Ất Mùi). Di tích LSVH cấp Quốc gia chùa Chân Tiên, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà Dọc theo bờ biển, đến tỉnh lộ 22/12 chạy qua nối Lộc Hà với huyện Nghi Xuân, Thịnh Lộc được biết đến một địa danh thiên nhiên và tạo hóa ban tặng, nơi có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh và truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Núi Am Tiên một trong 99 đỉnh của dãy Hống Lĩnh thuộc địa phận xã Thịnh Lộc nơi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bao quanh là hệ thống những di tích và danh thắng linh thiêng, huyền ảo, được người đời tôn xưng là “đệ nhất kỳ quan”, nơi đây đẹp không chỉ bởi Hồ Tiên, Am Tiên, sông nước và núi non kỳ vỹ, mà tương truyền là nơi dừng chân của các Nàng Tiên nữ chốn Tiên giới trong những lần du ngoạn trần thế. Chùa Chân Tiên là một ngôi chùa cổ niên đại hàng trăm năm tuổi, tọa lạc trên núi Am Tiên cuối dãy Hống Lĩnh đoạn nhô ra biển. Đứng trên chùa nhìn xuống là rừng thông tự nhiên xanh trùng điệp. Đi về bốn phía xung quanh chùa du khách sẽ được thưởng ngoạn nhiều cảnh đẹp và chứng tích gắn với những truyền thuyết điển tích huyền thoại như: cây đa nơi Thái Thượng Lão Quân nghỉ mát, dấu Chân Tiên, Giếng Tiên, chùa Vồn Sơn thờ Phật Tổ, Bàn cờ Tiên, Thần Kim Quy, nền Sơn Tinh, Hoàng Thạch, chùa Long Hội, chùa Hang, Đá 12 cữa, Đá Ông Đá Bà …, tất cả được soi mình dưới Bàu Tiên trong vắt như chiếc gương khổng lồ bên rừng thông xanh ngắt, quanh năm gió thổi vi vu. Trước mặt chùa là biển cả mênh mông với bờ cát mịn màng chạy dài cùng rừng dương xanh như dãi lụa. Tất cả những di tích huyền bí trên đã góp phần làm cho quần thể nơi đây trở thành một trong những địa điểm du lịch đầy lý tưởng. Nét thanh tịnh của miền đất Phật sẽ tạo cho con người, cảnh vật hòa lẫn vào không gian khi đến với lễ hội. Thú vui khi đua thuyền vãn cảnh trên Hồ Tiên như lạc vào non tiên cõi Phật. Con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và hành trình leo núi khám phá hang động tạo ra trong con người sự thanh thản với tâm lý kỳ vọng, muốn vươn đến cái đẹp và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho con người thêm phần sảng khoái tự tin vươn tới tương lai và thêm tin yêu cuộc đời này hơn. Có một vị cố nhân tên hiệu cụ là Thạch Đường, tên thật là Võ Hoàng Hóa đã sáng tác bài thơ, xin trích đoạn như sau: “Non tiên đâu đó Núi Am đây nào có kém xa chi, Cảnh thiên nhiên cũng lắm thú thanh kỳ Khách phong nhã không xem thì cũng thiệt. Chót vót đầu non cài bóng nguyệt Gập ghềnh lối đá uốn thang mây, Khách trèo non mỗi bước thêm say Đó cảnh lạ nhìn đây thêm cảnh lạ. Người đá, ngựa, thuyền, voi, lợn đá Đá bàn cờ, đá cối giã cối xay Đá vợ chồng tình son sắt cũng hay hay, Đá mười hai cửa xưa nay chừng hiếm có….”

Hà Tĩnh: Phát hiện Bộ sưu tập gốm sứ cổ quý hiếm thời Nguyễn

Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh cho biết, vừa qua trong quá trình khảo sát, nghiên cứu các giá trị Di sản văn hóa trên địa bàn huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), các cán bộ chuyên môn đã phát hiện được bộ sưu tập gốm sứ cổ.

Phát hiện xương hóa thạch động vật “Khủng” tại Thạch Khê

Ngày 2/2/2015 trong quá trình khai thác vật liệu xây dựng ông Dương Đình Cảnh trú tại thôn Đan Khê, xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà đã phát hiện một mẫu xương hóa thạch nằm sâu dưới lòng đất khoảng 5,0 mét gần vành đai khai thác mỏ sắt Thạch Khê.

Lạ lùng dịch vụ giải hạn “trả nợ đời” ở đền Truông Bát

Muốn đường công danh, sự nghiệp xán lạn thì phải làm lễ giải hạn “trả nợ kiếp trước”. Người ít thì nợ vài trăm nghìn đồng, nhiều thì vài triệu đồng, thậm chí có người “trả nợ” cả chục triệu đồng. Tất cả “khoản nợ” này đều được trả vào đền.

“Chướng tai gai mắt” ở chùa Hương Tích

Cũng theo nhiều du khách thì vào những ngày đầu năm, lượng người vào thắp hương ở điện chính rất đông, tại đây có một đội ngũ các “thầy” chuyên cúng thuê, khấn thuê thường đứng chen ngay phía trước khu vực thắp hương khiến các du khách muốn thắp một nén nhang cũng khó.

Kỳ lạ nước rơi từ cây bồ đề trước nhà thờ Danh y Lê Hữu Trác

Sáng ngày 05/3/2015, rất nhiều cán bộ, du khách đến dự Lễ kỷ niệm 224 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác có mặt tại Nhà thờ Đại Danh y (Sơn Quang, Hương Sơn, Hà Tĩnh) lạ lẫm khi chứng kiến từ trên cành cây bồ đề trồng ở sân nhà thờ có những giọt nước trong vắt liên tục rơi xuống.

Đức La: Đón nhận bằng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh Nhà thờ Nguyễn Doãn Huy

Xã Đức La vừa tổ chức lễ đón nhận bằng di tích lịch sử văn hoá Nhà thờ Nguyễn Doãn Huy. Đại diện lãnh đạo Sở văn hoá thể thao và du lịch, các đ/c: Võ Công Hàm – Tỉnh uỷ viên – Bí thư huyện uỷ, Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch UBND huyện, Bùi Hữu Dũng – Phó chủ tịch UBND huyện, đại diện Ban tuyên giáo, Phòng văn hoá huyện, cùng con cháu dòng họ Nguyễn Doãn đã tới dự.

Khám phá thành lũy đá cổ Kỳ Anh

Cùng với du xuân, vãn cảnh các điểm di tích lịch sử văn hóa, tâm linh đầu năm, lũy đá cổ Kỳ Anh – dấu ấn về kỹ thuật quân sự trong tiến trình phát triển của lịch sử đất nước cũng là một địa chỉ thu hút nhiều người… .

Cúng cả thịt sống, thuốc Berberin cạnh tượng ‘thần hổ’ tại Chùa Hương Tích

Mong muốn bản thân mình “bệnh tật tiêu trừ”, hàng trăm người đã chen chúc thắp hương, khấn vái, đổ dầu gió lên mình tượng “hổ thần” trong chùa Hương Tích (xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh). Hành động tiếp theo là vuốt, sờ khắp tượng hổ rồi sờ vào những vị trí trên người. Thậm chí, có người còn cúng cả thuốc Berberin và thịt sống dưới chân tượng hổ.

Lộc Hà mùa lễ hội

Lộc Hà hội đủ núi, sông, biển và đồng bằng. Người dân nơi đây vẫn luôn tự hào với hệ thống đền, chùa có kiến trúc, địa thế đẹp, nhiều lễ hội văn hóa độc đáo. Nơi đây đã trở thành địa chỉ văn hóa tâm linh hấp dẫn.

Hà Tĩnh: Ấn tượng ngày thơ Việt Nam

Nằm trong chuỗi hoạt động mừng Đảng, mừng xuân, thiết thực hướng tới kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du, tối 1/3 (tức ngày 11 tháng Giêng), tại Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du, Hội Liên hiệp VHNT Hà Tĩnh phối hợp với huyện Nghi Xuân tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ XIII.

Xếp hàng dài chờ đi xe ôm tại hội chùa Hương Tích

Chuyện xếp hàng vài tiếng để đi cáp treo tại khu di tích chùa Hương (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã quá quen thuộc với du khách đến trẩy hội hàng năm. Nhưng xếp hàng để thuê xe ôm thì chuyện chỉ năm nay mới có.

BÀI ĐỌC NHIỀU

Danh sách 16 Ủy viên Bộ chính trị

Sau khi bầu bổ sung 4 ủy viên, Bộ Chính trị hiện có 16 người. Trước đó, đầu nhiệm kỳ khóa 13 có 18 người được bầu vào Bộ Chính trị, sau đó 6 người thôi nhiệm vụ

TOP