GS. Lê Văn Thiêm, nhà khoa học xuất sắc, niềm tự hào của nền Toán học Việt Nam

Hình ảnh một người thầy giáo tài hoa, đức độ đã khắc sâu vào tâm khảm các nhà khoa học, các nhà giáo dục, nhiều thế hệ học trò của đất nước và bè bạn năm châu như một biểu tượng đẹp đẽ, hài hòa của trí thông minh, sáng tạo, truyền thống hiếu học, đạo đức cách mạng, bản lĩnh kiên cường vươn tới đỉnh cao khoa học, "một con người rất mực điềm đạm, khiêm tốn và nhân hậu, sống rất giản dị và nhiều lúc hóm hỉnh một cách thật dễ thương", một người có ảnh hưởng quyết định đến sự ra đời và phát triển của nền toán học Việt Nam. Đó chính là GS. Lê Văn Thiêm.

Nguyễn Trung Thiên – Người cộng sản kiên cường

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 – 3-2-2010), chúng ta bồi hồi nhớ về đồng chí Nguyễn Trung Thiên, người cộng sản kiên cường, Bí thư đầu tiên của Đảng bộ Hà Tĩnh.

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thân thế sự nghiệp

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thời còn trẻ có tên gọi là chiêu bảy sinh ngày 12 tháng 11 năm 1724 ở thôn Văn Xá, Làng Liêu Xá, Huyện Đường Hào trấn Hải Hưng nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, gia đình có 6 người đổ tiến sỹ, cha là Lê Hữu Mưu dòng giỏi quý tộc làm thượng thư dưới đời dụ tôn và mẹ là Bùi Thị thường một phụ nữ thông minh hiền dịu quê ở làng Bàu Thượng, xã Tình Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. nay thuộc xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Nhà thơ thích ăn cơm chay

Anh Chính Hữu sinh ở thành Vinh, trong một gia đình bình dân, quê gốc ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Học xong chương trình tiểu học và thành chung tại Vinh anh tìm ra Hà Nội để tiếp tục học lên tú tài. Tú tài phần một anh hoàn thành ở trường Văn Lang, phần hai làm ở trường Louis Pasteur. Mười chín tuổi đã có tú tài toàn phần.

Hành trình tìm mộ cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Sau hơn 68 năm kể từ ngày cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập bị giặc Pháp hành hình, tin hài cốt của ông vừa được tìm thấy tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TPHCM đã làm nức lòng những người con vùng Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Thế nhưng, ít ai biết được rằng, hành trình tìm kiếm hài cốt của ông đã kéo dài suốt 8 năm và được thực hiện bởi những thành viên của dòng tộc họ Hà – những người luôn có một niềm tin vững chắc rằng sẽ tìm được hài cốt người thân.

Chuyện tình cảm động của Hải Thượng Lãn Ông

Biết được cuộc đời riêng tư trắc trở của bà mà nguyên nhân do mình tạo ra, Lê Hữu Trác rất hối hận. Ông định mời bà về Hương Sơn (Hà Tĩnh), lập chùa và chu cấp cho bà để bà yên tâm tu nốt quãng đời còn lại, để tuổi già còn có chỗ cậy.

Khí phách Phan Đình Phùng

Ngọn núi Pu Lai Leng vút cao gần 3.000 mét cuồn cuộn Trường Sơn từ phía Bắc đổ vào. Dòng sông Cả cắt ngang. Vượt sang bên kia sông, lại vút lên đỉnh núi Rào Cả cao trên 2.000 mét và mở ra một dãy Giăng Màn sừng sững phía Tây Hà Tĩnh. Trùng điệp núi non và sông suối cắt xẻ dữ dội. Rừng nguyên sinh rậm rạp xen với những trảng cỏ lau khô khét.

Đại học sĩ Trương Quốc Dụng

Khu lăng mộ và đền thờ Đông Các Đại học sĩ – Tiến sĩ Trương Quốc Dụng, một nhân vật lịch sử có nhiều đóng góp cho tiến trình dựng nước và giữ nước cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 vừa được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia hôm 31/7.

Chuyện nhà nữ toán học đầu tiên ở Việt Nam

Giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo nhân dân Hoàng Xuân Sính lâu nay thường được gọi là “Nhà toán học nữ đầu tiên của Việt Nam”. Công chúng, hầu như ai cũng hơn một lần được nghe nhắc đến tên bà, nhưng chuyện về bà, những giai thoại xung quanh cuộc đời nhà khoa học nữ danh tiếng thì lại rất ít người được tỏ tường. Và bởi thế, chỉ riêng cụm từ GT-TS Hoàng Xuân Sính đã gợi lên những tò mò háo hức khá đặc biệt ở bao người hâm mộ bà, dù chưa một lần gặp mặt…

Kỷ niệm 107 năm ngày sinh cụ Phạm Khắc Hòe

Lễ tưởng niệm 107 năm ngày sinh của vị nhân sĩ yêu nước, người con quê hương Hà Tĩnh mà tên tuổi đã đi vào lịch sử Cách mạng Việt Nam: Cụ Phạm Khắc Hòe đã được Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và gia đình tổ chức trang trọng tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam vào sáng qua 12-3.

Hoàng Ngọc Phách

Hoàng Ngọc Phách (1896-1973): Quê ở làng Đông Thái xã Yên Đường ( nay là xã Tùng Ảnh) tổng Việt Yên, huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh, hiệu là Song An, cha ông là một nhà nho từng tham gia phong trào Cần Vương.

Hội thảo khoa học " Danh nhân Nguyễn Công Trứ: cuộc đời và sự nghiệp"

Hội thảo diễn ra sáng 19-12 tại Trung tâm Văn hóa huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, nhân dịp kỷ niệm 230 năm ngày sinh và 150 năm mất của danh nhân Nguyễn Công Trứ. Đây là hội thảo khoa học quy mô và trang trọng do Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) kết hợp UBND tỉnh Hà Tĩnh và Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh tổ chức. Gần 40 giáo sư, tiến sĩ và các nhà nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian giàu kinh nghiệm cùng một số nhà văn, nhà thơ có mặt với 40 bản tham luận công phu về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ.

Nhiều hoạt động tôn vinh danh nhân Nguyễn Công Trứ

Kỷ niệm 230 năm ngày sinh và 150 năm ngày mất danh nhân Nguyễn Công Trứ (1778-1858), tỉnh Hà Tĩnh và nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa tôn vinh ông tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh – quê hương Nguyễn Công Trứ.

Một lời thưa với tướng công

Trở lại làng Uy Viễn (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) quê hương của Tướng công Nguyễn Công Trứ lại càng bồi hồi nhớ ông.

Nhớ danh nhân văn hóa Nguyễn Công Trứ

Kỷ niệm 230 năm ngày sinh và 150 năm ngày mất của Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh phối hợp cùng Công ty CP phát triển truyền thông và sự kiện VNC tổ chức Tuần văn hóa du lịch trên quê hương của vị danh nhân văn hóa này.

Trần Quốc Nghệ – Người thầy của những GS, TS

10 năm trước trên báo Tiền Phong, nhà văn Nguyễn Quang Thân đã có bài viết Người thầy của mười mấy ông tiến sĩ. Thử kể một số tên tuổi các học trò của người thầy ấy: nhà sử học Chương Thâu, GSTS Phan Đình Diệu, GS Hà Văn Tấn, GSTS Hà Học Trạc, nhà nghiên cứu Hà Xuân Trường, GSTS Phan Hữu Dật, ông Lê Xuân Tùng – nguyên bí thư Thành ủy Hà Nội, GS Phan Huy Lê, nhà phê bình văn học Hoàng Ngọc Hiến…

Xuất bản 3 cuốn sách Nguyễn Công Trứ

Nhân dịp kỉ niệm 230 năm ngày sinh và 150 năm ngày mất của danh hào Nguyễn Công Trứ, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây cho ra mắt đồng thời 3 cuốn sách về Nguyễn Công Trứ. Đó là Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử (NXB Nghệ An); Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ qua 81 giai thoại (NXB Lao động); Nguyễn Công Trứ – 36 bài thơ (NXB Lao động).

BÀI ĐỌC NHIỀU

Huyền diệu, thiêng liêng Đền Hùng

Có một điều thật lạ kỳ: Người sang giàu đứng trước Đền Hùng thấy mình như hạt bụi nhỏ nhoi. Tuổi trẻ thấy đắm mình trong vẻ đẹp non sông gấm vóc, mở mang kiến thức đường đời. Người trưởng thành tìm thấy những giá trị nhân sinh về đạo lý nguồn cội ơn nhớ tổ tiên, càng ngẫm suy về triết lý thiêng liêng hai chữ “đồng bào”!

Nhân sự Bộ Quốc phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký các Quyết định bổ nhiệm lại và kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Bộ Quốc phòng.

Một chủ tịch thị trấn bị bắt

Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND thị trấn An Châu, bị cáo buộc đã cùng kế toán lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Giết người sau khi bị nạn nhân “sờ vào vùng kín”

Ngày 17/4, Viện KSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đối với Phùng Văn Nam về tội “ “Giết người” và “Cướp tài sản”.

TOP