Danh Nhân

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thân thế sự nghiệp

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thời còn trẻ có tên gọi là chiêu bảy sinh ngày 12 tháng 11 năm 1724 ở thôn Văn Xá, Làng Liêu Xá, Huyện Đường Hào trấn Hải Hưng nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, gia đình có 6 người đổ tiến sỹ, cha là Lê Hữu Mưu dòng giỏi quý tộc làm thượng thư dưới đời dụ tôn và mẹ là Bùi Thị thường một phụ nữ thông minh hiền dịu quê ở làng Bàu Thượng, xã Tình Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. nay thuộc xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.


Thuở nhỏ cậu Chiêu Bảy nỗi tiếng thông minh học giỏi chưa đầy 20 tuổi ông đã thi đổ tam trường, sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước loạn lạc, Vua Lê hư vị, Chúa Trịnh lộng quyền, nhân dân nổi dậy chống đối khắp nơi vốn tư tưởng trung quân và có ý thức giang hồ nên Lê Hữu Trác đã bỏ giỡ văn chương tòng quân giúp chế độ phong kiến dẹp loạn về sau chán cảnh binh đao, ông mượn cớ phải về quê chăm sóc mẹ già ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Một lần bị ốm Lê Hữu Trác tìm đến danh y Trần Độc ở Núi Thành, xã Trung Cần, huyện Thanh Chương, Phủ Nghệ An nay là xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An để chữa bệnh, thời gian này ông được sự giúp đỡ của danh y Trần Độc ông đã lao vào nghiên cứu các sách thuốc kinh điển. Vốn có tố chất thông minh lại ham mê khổ công học hỏi, rèn luyện Lê Hữu Trác sớm nổi tiếng là thầy thuốc giỏi, dân làng biết đến ông không chỉ là thầy thuốc giỏi mà ông còn là tấm lòng nhân ái nên tìm đến chữa bệnh rất đông, các nhà nho, quan lại mến ông có vốn học rộng hiểu về y học, văn học thường lui tới để đàm đạo ngâm vịnh thơ ca.


Trong căn nhà nhỏ giữa vườn cây trái sum suê bên dòng sông Ngàn Phố, nhân dân quen gọi là vườn đào Hải Thượng, Lê Hữu Trác vừa trồng thuốc, khám bệnh, chữa bệnh, dạy học, viết sách, làm thơ. Trong quá trình nghiên cứu y học cổ, lặn lội khắp nơi tìm thuốc chữa bệnh, ông đã lĩnh hội được nguyên lý uyên thâm của đông y, tập hợp được kinh nghiệm chữa bệnh dân gian cộng với tài năng của mình viết lên những bộ sách lớn “ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh ” và “ Tập Vệ Sinh Quyết Yếu ” chỉ lại cách phòng bệnh và cuốn “ Nữ Công Thắng Lãm ” dạy cách nấu ăn; biết ông là người có tài nhiều lần Chúa Trịnh mời ông ra làm quan nhưng ông từ chối vì chán ghét chiến tranh, không ham danh lợi, năm 1782 đời Lê Hiến Tông niên hiệu Cảnh Hưng 1843 mặc dầu hơn 60 tuổi Lê Hữu Trác bị triệu về kinh chữa bệnh cho Trịnh Cán con Chúa Trịnh Sâm, trở lại thăng long trong chuyến đi bất đắc dĩ ra kinh thành đã giúp ông sớm biết thêm về cuộc sống của bọn vua chúa, quan lại đương thời đồng thời ở đây ông cũng đã giao du kết bạn với nhiều danh y, nhà nho, quan lại để trao đổi nghề nghiệp về thời cuộc và ngâm vịnh thơ ca.


Sau chuyến lên kinh ông đã trở về Hương Sơn tiếp tục nghiên cứu chữa bệnh và hoàn thành bộ sách “ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh ” gồm 28 tập 66 quyển. Nội dung bao gồm y lí, chẩn trị, phương dược, trình bày có hệ thống, kết hợp lý luận với thực tiễn, phân tích chứng minh rõ ràng, như bàn về Thủy Hỏa thì có cuốn Huyền Tẩn Phát Vi, bàn về khí huyết có cuốn Khôn Hóa Thái Chân, trị các bệnh ngoại cảm thì có Ngoại Cảm Thông Trị, biện biệt tạp chứng thì có Bách Bệnh Cơ Yếu, chẩn đoán thì có Y Gia Quan Miện, biện luận thì có Đạo Lưu Dư Vận, vận khí có Vận Khí Bí Điển … cho đến các loại phụ khoa (Phụ Đạo Xán Nhiên), nhi khoa (Ấu Ấu Tu Tri) đều viết một cách tinh thông, giầu kinh nghiệm. Tuy chịu ảnh hưởng của y học Trung Hoa nhất là Phùng Thị nhưng Lãn Ông đã có óc sáng tạo vận dụng y lí hợp với hoàn cảnh khí hậu và thể chất của người Việt Nam và đã sử dụng thuốc Nam để chữa bệnh, như ở các cuốn Lĩnh Nam Bản Thảo, Bách Gia Trân Tàng và Hành Giản Trân Nhu.


Nhận định về Lĩnh Nam không có thương hàn, Lãn Ông đã lập ra nhiều phương thang mới ghi ở cuốn Ngoại Cảm Thông Trị. Đặc biệt trong 2 cuốn Dương Án và Âm Án, ghi lại những y án và phân tích về những bệnh đã chữa khỏi hoặc không chữa được. Cuốn Châu Ngọc Cách Ngôn để lại cho chúng ta những điều căn dặn rất bổ ích về chẩn đoán trị liệu và những sai lầm tai hại cần tránh. Thân thế và sự nghiệp của Lãn Ông đã có một ảnh hưởng rất lớn đối với giới Đông y Việt Nam cả về mặt đạo đức và chuyên môn.


Từ năm 1750 đến năm 1791 Lê Hữu Trác sống ở làng Bàu Thượng, huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh đây là quảng đời có ý nghĩa nhất trong toàn bộ sự nghiệp của danh y kể từ khi Lê Hữu Trác trở về Hương Sơn năm 1739, hơn 44 năm vừa nghiên cứu chữa bệnh cho nhân dân. Người đã có công sưu tầm và bổ sung 305 vị thuốc nam thu thập tổng hợp 2.854 phương thuốc hay, lưu truyền trong dân gian nhằm để lại cho muôn đời và cái cao quý nhất ở con người Hải Thượng Lãn Ông để lại cho đời sau là tấm gương cao đẹp về nhân cách và lối sống. Từ một thư sinh con nhà quyền quý, học giỏi thông minh đã từng lập công giúp Chúa Trịnh lối dường công danh trước mắt của ông rất rộng mở, nhưng ông đã đấu tranh kiên quyết vứt bỏ danh lợi để trở về vùng núi Hương Sơn hẻo lánh làm thuốc chữa bệnh, ông đã lao động không mệt mõi vì hạnh phúc của mọi nhà và để cầm cờ đỏ dưới trường y, để không hổ thẹn với lương tâm với bạn bè, với non sông đất nước, Lê Hữu Trác là một cuộc đời trọn vẹn kết hợp giữa đức tính quý giá giữa cái tâm và tài, ông mất ngày rằm tháng giêng năm Tân Hợi, niên hiệu Quang Trung thứ năm 1791 tại quê mẹ xã Tình Diệm, huyện Hương Sơn nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.


Truyền thuyết kể lại rằng trước khi ông mất cho thả diều trên đỉnh Núi giã, ông dặn dò con cháu thả diều rơi ở đâu thì an táng ông ở vị trí đó và vị trí diều rơi cũng chính là Mộ ông bây giờ ngay dưới dãy núi Cánh Diều đây là vùng đất Lê Hữu Trác chon cho mình cách vườn nhà ông ở 7 km, ông đặt di chúc cho con cháu mai táng thi hài của mình gần khe nước cắn dưới chân núi Minh Từ, ngôi mộ của ông nằm ở gần chân núi có độ dốc 30 độ , đầu hướng lên đỉnh núi cao nhất của núi Minh Từ, chân mộ chiếu thẳng vào đỉnh núi cao của dãy Trường Sơn, đứng trên đỉnh núi cao nhìn xuống cả vùng này như một bức tranh thuỷ mặc, bên phải có khe nước cắn chảy rì rào ngày đêm không bao giờ cạn, trước mặt có dòng sông Ngàn Phố nước trong xanh chảy lững lờ, một vùng núi dồi, làng mạc nên thơ. Đến với mảnh đất Hương Sơn hôm nay, chúng ta đến với quần thể di tích Lịch Sử Văn Hoá gắn liền với Đại Danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác hướng về phía tây 7 km chúng ta đến với khu nhà thờ Lê Hữu Trác được gọi là vườn đào Hải Thượng nay thuộc xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, một vùng đất nằm sát ngay bờ sông Ngàn Phố cách Thị Trấn Phố Châu khoảng 5 km về phía tây, đây là nơi thông sơn cùng cốc nhưng được nhiều người biết đến bởi đây phong cảnh hữu tình, nhân dân nơi đây sống hoà thuận cùng nhau bên nếp nhà tranh, xung quanh vườn đào. Ngoại tổ của Hải Thượng Lản Ông Lê Hữu Trác vốn là con của một gia đình khá giã, có nhan sắc trong chuyến đi về vùng đất phương nam bà đã lọt vào mắt một thương quan và trở thành nàng dâu trong một gia đình quyền quý, bà là Bùi Thị Thường thân mẫu của Lê Hữu Trác; tuy về làm dâu và sinh sống tại Hưng Yên nhưng tấm lòng luôn hướng về quê ngoại Hương Sơn, hàng năm bà thường cùng chồng con về thăm quê.


Năm 1739 khi ông Lê Hữu Mưu mất bà quyết định đưa 3 con trai về sinh sống hẳn ở đây, sau mấy năm về quê sinh sống chuyên tâm nghề thuốc Lê Hữu Trác trở thành chủ của gia đình; khu vườn củ trước đây chỉ có vài căn nhà gỗ lợp tranh nay được xây cất lại, khu vườn rộng trước đây chuyên trồng ngô, khoai, đậu, lạc…được Lê Hữu Trác sắp xếp thành vườn cây xanh tốt sum suê, từ vị trí hướng nhà, cho đến vị trí các loại cây trong vườn được ông sắp xếp, cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng về phong thổ, thuỷ hoả dựa theo quan niệm nhà y lý số của bản thân. Đến khu vực nhà thờ Lê Hữu Trác chúng ta thấy một công trình có ý nghĩa quan trọng mang tính chất thí nghiệm nghề thuốc vừa tạo ra nhiều cảnh sắc của nhà danh y; Núi Giã, Hồ Sen nằm sát nhau ở góc vườn, Hồ Sen hình bán nguyệt ôm lấy chân núi ở phía Tây Bắc, Núi Giã, Hồ Sen được Lê Hữu Trác làm quan sát hướng gió để xem mạch chữa bệnh, Núi Giã, Hồ Sen là chốn tri ân của Lê Hữu Trác khi nhàn rổi hay sau những giờ lao động căng thẳng; Mùa Hè, Mùa Xuân khi cây cối đâm chồi nẩy lộc, đơm hoa kết trái ông thường cùng bạn bè lên núi ngắm trăng, đón gió, uống rượu, đánh cờ, đọc sách và ngâm vịnh thơ ca.


Sống cuộc đời thi sỉ ẩn dật ở quê hương nhưng Lê Hữu Trác không tỏ ra buồn chán như bao người treo ấn từ quan khác, tận tâm chữa bệnh cho mọi người ngay tại ngôi nhà Hồ Sen, Núi Giã và mãnh vườn yêu quý của mình. Trên đường đi từ Mộ đến nhà thờ Lê Hữu Trác ghé qua Chùa Tượng Sơn còn có tên gọi là Chùa Hầm Hầm một di tích lịch sử Văn Hoá nằm sát tả ngạn sông Ngàn Phố, Chùa Tượng Sơn nằm trên một khoãnh đất bằng phẳng và đẹp đẽ giữa cánh đồng xóm Vĩnh Tuy, xóm Chùa, làng Yên Hạ, Làng Quát, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa Tượng Sơn cũng là một trong những nơi Hải Thượng Lản Ông Lê Hữu Trác dùng làm nơi đọc sách nghiên cứu và chữa bệnh cho nhân dân, Chùa là nơi thờ Phật và cũng là nơi thờ liệt tổ nội ngoại của Hải Thượng Lản Ông Lê Hữu Trác; Nhà thờ, Mộ Hải Thượng Lản Ông Lê Hữu Trác, Chùa Tượng Sơn là một quần thể di tích liên quan đến thân thế cuộc đời của Đại Danh Y dân tộc Hải Thượng Lản Ông Lê Hữu Trác.


Quần thể di tích Lịch Sử Văn Hoá Hải Thượng Lản Ông Lê Hữu Trác là di tích Lịch Sử Văn Hoá cấp Quốc gia được Bộ Văn Hoá Thông Tin xếp hạng năm 1990; trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử quần thể di tích được các thế hệ nhân dân gìn giữ, ngưỡng mộ. Đảng bộ và nhân dân Hương Sơn cùng gia tộc họ Lê đóng góp nhiều công sức, tiền của để gìn giữ những giá trị truyền thống của các bậc tiền bối để lại, để tôn vinh những đóng góp to lớn và gìn giữ những giá trị vật thể và phi vật thể của Đại Danh Y Lê Hữu Trác ngày 31 tháng 10 năm 2003 Bộ trưởng Bộ Y Tế đã quyết định phê chuẩn dự án tu bổ, tôn tạo quần thể di tích Hải Thượng Lản Ông Lê Hữu Trác và giao cho Viện bỏng quốc gia mang tên Lê Hữu Trác làm chủ đầu tư; công trình được khởi công ngày 21 tháng 11 năm 2004 đến nay các hạng mục công trình của quần thể di tích bao gồm Khu vực Mộ – Tượng Đài và Nhà Thờ Hải Thượng Lản Ông Lê Hữu Trác đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng đón các lượt khách tham quan.


Có thể nói quần thể di tích Hải Thượng Lản Ông Lê Hữu Trác là nơi tham quan hấp dẫn, là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân địa phương cũng như trong cả nước, qua đó giáo dục truyền thống “ Uống Nước Nhớ Nguồn ” tốt đẹp của nhân dân ta đồng thời là nơi giao lưu, trao đổi các giá trị văn hoá của mảnh đất con người Hương Sơn với bạn bè gần xa. Mảnh đất Hương Sơn luôn giang rộng vòng tay thân thiện đón chào quý khách đến với vùng quê Hải Thượng Lản Ông Lê Hữu Trác đã gắn bó cuộc đời mình để cống hiến cho đời một kho tàng các trị văn hoá tốt đẹp, để lại cho muôn đời mà chúng ta hôm nay ngưỡng mộ./.


Nguồn: Hồ Viết Tuyên – Cán bộ Trung tâm VHTT-TT Hương Sơn – Hà Tĩnh

Hồ Tiết Tuyên

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP