Người đương thời

Kỳ tích của thầy giáo làng 16 năm lặng thầm gieo chữ

Chưa được đào tạo một giờ về khoa sư phạm, không có trong biên chế ngành giáo dục, nhưng trong 16 năm qua, anh Nguyễn Khắc Luân đã góp phần đào tạo hơn 900 học sinh tốt nghiệp THPT và hơn 630 học sinh thi đậu vào các trường Đại học. Đó là kỳ tích của người thầy giáo đặc biệt ở quê hương Đức Thọ (Hà Tĩnh) hiếu học.

Tuổi trẻ và nước mắtĐang học năm thứ 3 trường Đại học Mỏ Địa Chất (Hà Nội), hăng say hoạt động Đoàn và Hội Sinh viên, bỗng một ngày anh Nguyễn Khắc Luân (xóm 9, Đức Lâm, Đức Thọ, Hà Tĩnh) mắc phải bạo bệnh. Gia đình đưa anh đi điều trị ở khắp nơi cuối cùng mới biết anh bị bệnh “gai cột sống”. Anh gắng gượng hết sức mình để học và bảo vệ xong Đồ án tốt nghiệp.Ra trường, với tấm bằng loại Khá, anh được phân về Mỏ thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An). Nhưng căn bệnh quái ác kia vẫn không buông tha anh và lần này thì anh thật sự kiệt sức.6 năm bị bệnh không đi lại được phải nằm một chỗ trên giường, với anh khoảng thời gian đó như sống trong địa ngục, buồn bã, chán chường và thấm đẫm nước mắt.Thầy giáo làngKhi bệnh đã thuyên giảm, anh đấu thầu Xí nghiệp gạch ngói cũ của xã làm trang trại chăn nuôi và thả cá.Một buối sáng đầu thu, anh đi lấy thức ăn cho cá về gặp 4 học sinh bỏ học đang ngồi đánh cờ tướng trong lán canh cá (trang trại của anh nằm cạnh con đường đi tới trường THPT Trần Phú). Hỏi chuyện mới biết 4 em này có ý định bỏ học đi Nam, nguyên nhân là do hổng kiến thức cơ bản ở lớp dưới nên lên lớp trên các em học không vào. Anh đã khuyên nhủ, động viên và nhận kèm cặp các em.

Sau một học kì, sức học của 4 em tiến bộ rõ rệt, nhiều phụ huynh biết tin đã xin gửi con nhờ anh kèm cặp. Thế là lán canh cá của anh trở thành lớp học với 30 em học sinh.Ngày Nhà giáo Việt Nam năm đó (1996) về trong cái chớm lạnh của đầu đông nhưng anh thấy mình ấm áp vô cùng bởi những tình cảm của các em đã dành cho anh. Các em không gọi anh là “anh” như ngày thường nữa mà đã trân trọng gọi anh là “thầy”.Thật vui và hạnh phúc biết bao, trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 1999 lớp học với 30 học sinh của anh đã đậu tốt nghiệp 100%. Và trong kì thi ĐH, CĐ và THCN cùng năm đó lớp học của anh có 27 em đậu vào các trường ĐH, CĐ và THCN. Điều đặc biệt là 4 em có ý định bỏ học ngày nào, giờ đây có 3 em đậu Đại học (1 em đậu vào trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, 2 em đậu vào trường ĐHSP Vinh) và 1 em đậu vào trường THCN.Thấm thoắt, vậy mà đã 16 năm – 16 năm anh lặng thầm gieo chữ cho học sinh vùng quê nghèo Đức Thọ.16 năm qua, học trò của anh đã có hơn 900 em tốt nghiệp THPT và hơn 630 em đậu vào các trường Đại học. Trong số này có nhiều em liên tục 3 năm liền (lớp 10, 11, 12) đều đạt giải Nhất, Nhì học sinh giỏi môn Toán tỉnh Hà Tĩnh như em Trần Văn Anh (Đức Thủy); Trần Thái Hùng (Trung Lễ); Phan Thanh Mậu, Nguyễn Thanh Lâm, Nguyễn Hoàng Giáp (Đức Lâm). Nhiều em thi đậu vào các trường Đại học với số điểm khá cao như em Nguyễn Bá Toàn – Đại học Xây dựng Hà Nội (28 điểm), Phan Thanh Mậu – Đại học Dược Hà Nội (28,5 điểm), Trần Văn Anh – Đại học Bách khoa Hà Nội (28,5 điểm).Vì sao học sinh thích tìm đến anh để xin học?Để trả lời cho câu hỏi này, thầy giáo Nguyễn Bá Chân nguyên chủ nhiệm lớp A1 (khóa 2003 – 2005) trường THPT Trần Phú, Đức Thọ đã đến gặp anh để xin dự giờ. Sau hai buổi dự giờ, thầy giáo Nguyễn Bá Chân nhận xét: “Anh Luân thật sự có năng khiếu sư phạm, lời giảng mạch lạc, truyền cảm, chữ viết đẹp, trình bày bảng khoa học, đặc biệt là nội dung bài dạy đã chú ý đến các đối tượng học sinh”.Mặt khác, theo tìm hiểu của chúng tôi, học sinh thích tìm đến anh để xin học còn là do cách “nhận” học trò của anh. Nếu như các thầy cô giáo khác khi nhận học sinh để dạy thường nhận những học sinh khá giỏi thì anh lại nhận những học sinh có học lực yếu, trung bình để dạy. Đặc biệt là cách giáo dục và dạy đối tượng học sinh cá biệt (lười học, nghịch,…) của anh đã làm cho các bậc phụ huynh cảm phục và tin yêu.Người bạn của học sinhĐó là lời phát biểu của em Trần Văn Anh (sinh viên năm cuối Đại học Bách khoa Hà Nội) là học trò của anh. Anh tâm sự: Ngày em học phổ thông thì thầy dạy em kiến thức, bây giờ bọn em học Đại học thì thầy là người bạn, người anh để bọn em trút bầy tâm sự về chuyện học hành cũng như chuyện tình yêu.Em Nguyễn Thanh Quảng (Đức An) – sinh viên năm thứ nhất Học viện Ngân hàng Hà Nội tâm sự: Ngày em học lớp 12, gia đình em thật sự khó khăn, mẹ mất sớm một mình bố nuôi 3 đứa con ăn học (anh và chị học đại học), chị em bị bệnh lại phải nằm viện. Ngày đó em buồn lắm nhưng nhờ thầy quan tâm, động viên và chia sẻ nên em đã vượt qua và thi đậu Đại học. Còn em Phan Thanh Phúc (giảng viên trường Học viện Phòng Không – Không quân) thì tâm sự: Những lần tâm sự với thầy, em như được tiếp thêm sức mạnh, thầy đã truyền cho em cách chiến thắng trước khó khăn thử thách. Em cảm ơn thầy nhiều lắm!Thế đó, với học sinh anh vừa là người thầy, vừa là người anh, người bạn để các em chia sẻ, tâm sự. Và chính anh là nguồn sức mạnh là chỗ dựa tinh thần cho các em. Học trò của anh giờ đây có người đã là Giám đốc doanh nghiệp, là giáo viên dạy ở trường chuyên của thành phố, là chuyên viên Sở GD&ĐT, tất cả đều noi gương anh, luôn vươn lên trong cuộc sống.Anh quan niệm rằng, mình không chỉ dạy cho các em kiến thức mà điều quan trọng hơn là dạy cho các em đạo làm người, truyền cho các em nghị lực sống khi các em gặp khó khăn. Chính vì vậy mà học trò của anh dù học ở trường nào, thành phố nào cũng không bị sa ngã hay bị cám dỗ trước vòng quay vốn khắc nghiệt của dòng đời. Chủ Nhật vừa rồi, tôi về quê sang nhà anh chơi. Anh tiếp tôi rất vui vẻ và say sưa kể về những kỉ niệm trong 16 năm qua. Thấy anh gầy hơn mọi dạo tôi hỏi thăm mới biết căn bệnh quái ắc kia vẫn đang hành hạ anh, 16 năm qua anh vẫn đang vật lộn với nó. Tạm biệt anh, nhìn những gương mặt vui tươi của các em học sinh đang cùng nhau đến nhà anh học bài, lòng tôi thấy hạnh phúc vô cùng.Cảm ơn anh – cảm ơn thầy nhiều lắm! Cầu mong cho anh – cho thầy luôn khỏe mạnh để anh – thầy tiếp tục viết tiếp truyền thống tốt đẹp của Làng Văn./.
Văn Lâm – chiều vào Hạ!

Nghĩa Hiệp

Tầm Nhìn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP