Nghiên cứu bước đầu cho thấy, số cổ vật trên (bát hương, chậu, bình vôi, ống nhổ) là đồ dùng sinh hoạt, đồ thờ của gia đình được các thế hệ tiền nhân sử dụng tại gia và trở thành vật gia bảo được lưu truyền cho đến ngày nay.
Bát hương được làm bằng gốm men trắng vẽ lam (gốm hoa lam) là phong cách làm gốm thường được sử dụng phổ biến thời Lê – Nguyễn. Cổ vật làm từ đất sét trắng, nung ở nhiệt độ từ 1200 – 1300oC, cao 10,5cm, đường kính miệng 24,5cm, đường kính đáy 12cm; bên ngoài thân tráng men trắng, trang trí đề tài rồng triều mặt nguyệt, mây bằng phương pháp vẽ lam cách điệu (rồng bốn móng, mình uống lượn nhiều khúc, thon nhỏ dần về phía đuôi, đầu được phóng tác đến mức khó tưởng tượng); trên miệng và đáy được tráng men nâu, riêng miệng được trang trí hồi văn; trong lòng bát không tráng men để lộ xương gốm trắng mịn.
Bát hương được làm bằng gốm men trắng vẽ lam |
Chậu được làm bằng chất liệu kim loại đồng cao 11 cm, đường kính miệng 42 cm, đường kính đáy 24 cm; trong lòng trang trí đồ án hoa văn đường trong đồng tâm, hoa cúc cách điệu.
Bình vôi có quai được làm bằng gốm sành được nung ở nhiệt độ từ 900 – 1100oC, cao 20cm, đường kính thân 18cm, đường kính đáy 12cm; bên ngoài màu nâu đen, không có hoa văn trang trí.
Ống nhổ hình quả bầu gáo, thân phình cổ thóp, cũng làm bằng chất liệu đồng, cao 10cm, đường kính thân 13cm, đường kính miệng 9cm, đường kính đáy 7cm; trên thân và dưới đáy được trang trí hoa văn đường tròn đồng tâm.
Các cổ vật trên là những hiện vật có giá trị cao, mang đậm dấu ấn lịch sử – văn hóa và thẩm mỹ thời Nguyễn cần được bảo quản tốt và khi có dịp sẽ giới thiệu rộng rãi tới công chúng yêu thích cổ vật.
Trần Phi Công/ Baohatinh.vn