Người đương thời

Dưới mái trường THPT Hương Sơn: Từ những ngã rẽ đầu đời đến sự đổi thay bằng tốc độ

Cách đây đúng 20 năm, có một khóa học đã chia tay nhau bằng những ngã rẽ, để vun đắp biết bao dự định, hoài bão nhằm xây dựng nên một tương lai cuộc sống cho riêng mình. Đó chính là khóa học 1993 – 1996 của Trường THPT Hương Sơn (Hà Tĩnh).

20 năm ấy qua đi, là một quãng thời gian đầy thăng trầm: Có mồ hôi, có nước mắt, có nụ cười, có đớn đau và có cả những vinh quang rực rỡ… Từ những bước đi rụt rè, hoang lạ đến những bản lĩnh, nghị lực sống kiên cường, phải chờ đến 20 năm sau, họ mới được đầy đủ bên nhau để hồi tưởng lại chặng đường dài ấy.

Cuộc sống mới, nó đã làm đổi thay thế hệ này bằng tốc độ. Sự đổi thay bằng quy luật tự nhiên và có cả những điều không tuân theo quy luật khách quan tất yếu. Nhưng sự trở về của ngày hôm nay bên thầy cô, bên bạn bè lại là một sự tất yếu của vòng đời. Ngày trở về, họ mang theo nhiều câu chuyện, nhiều nỗi niềm để dâng lên thầy cô, sẻ chia cùng các bạn.

Bạn Hồ Thái Sơn, Chánh Văn phòng UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) là một cựu học sinh của khóa này đã hồi tưởng lại: “20 năm ấy, nhiều dòng nước mắt nghẹn ngào không thôi, bởi sự mất mát đớn đau tuột cùng ngoài ý muốn. Bên cạnh những thầy cô phải “ra đi” vì già yếu, trọng bệnh, không ít bạn bè cùng trang lứa, cũng đã bỏ dở dự định tương lai của mình. Cùng với đó, cũng có không ít bạn bè kém may mắn hơn, chịu đựng thiệt thòi, bằng những bệnh tật, vật lộn với khó khăn mà chưa thể tìm ra được lối thoát”.

Từ những ngã rẽ đầu đời đến sự đổi thay bằng tốc độ - Ảnh 1

Từ những ngã rẽ đầu đời đến sự đổi thay bằng tốc độ - Ảnh 2

Thăm hỏi thầy cô giáo cũ là việc làm thường xuyên của các em học sinh khóa này.

Từ những ngã rẽ đầu đời đến sự đổi thay bằng tốc độ - Ảnh 3

Một trong những nghĩa cử đáng trân trọng.

Rạng rỡ nhất của khóa học này phải kể đến PGS, TS Trần Văn Truyền cựu học sinh lớp A, đang giảng dạy tại trường Đại học GT – VT hay Nguyễn Trung Tú đã bảo vệ luận văn tiến sỹ, hiện đang tu nghiệp tại Hoa Kỳ…

Khóa học 1993 – 1996 cũng đi vào lịch sử của trường THPT Hương Sơn với kỳ tích: Có những bạn đang học lớp 11 đã được nhà trường cho “vượt rào” thi học sinh giỏi tỉnh thay cho các anh chị lớp 12. Điều đáng nói, trong số đó, có bạn đạt thủ khoa. Tiếp đó, cũng lứa học sinh này, lén lút thi thử vào các trường ĐH, khi chưa từng 1 ngày học ở lớp 12. Có bạn đậu 2-3 trường; có bạn suýt thủ khoa; có bạn mạnh dạn vào học luôn ĐH mà không chịu học tiếp lớp…12 như bạn Phan Xuân Hồng, Nguyễn Trường Hải ở lớp B.

Số học sinh đậu vào các trường ĐH, CĐ của khóa này gần như tuyệt đối; một số bạn vì lý do nào đó chưa thể hài lòng với thử thách đầu tiên thì cũng kịp bước vào giảng đường ở những năm kế tiếp. Đại đa số các bạn trong khóa này, đã thành công, thành đạt, thành danh và thành người… bằng chính nghị lực, bản lĩnh, trí tuệ của bản thân. Họ đã góp mặt đủ thành phần, nghề nghiệp, địa vị trong xã hội: Công nông dân, nhà giáo, nhà báo, bác sỹ, quân đội, công an, doanh nhân, chuyên viên và cả những chuyên gia tu nghiệp ở nước ngoài…

Thầy giáo Lê Quang Trung, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Khác với lớp A, lớp B lại là lớp học có nhiều bạn đã đậu vào ĐH ở hết năm học 11 như: Phan Xuân Hồng, Nguyễn Văn Thịnh, Nguyễn Tất Thắng, Đặng Thịnh Căn, bạn Nguyễn Trường Hải. Nhà báo Phan Xuân Hồng hiện là Thư ký tòa soạn – Trưởng Văn phòng đại diện của báo ĐS&PL tại khu vực Miền Trung & Tây Nguyên, hay như nhà báo Trần Tiến Duẫn cũng đã mang cấp hàm vụ trưởng ở TTXVN, đều trưởng thành từ khóa học đặc biệt này.

Tiến sỹ Phan Hòa được xem là một học sinh “cá biệt” của lớp E ngày ấy, giờ đã là giảng viên cao cấp của Trường ĐH Hàng Hải ở Hải Phòng. Nhiều bạn mang hàm cấp tá, sỹ quan cao cấp trong ngành công an và quân đội như Nguyễn Lam Giang (Công an Hà Tĩnh), Cao Hồng Dương (Bộ Tham mưu, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam)…

Thực tế từ khóa học này đã cho thấy, có những thành công bắt đầu từ những thất bại; có những vinh quang hình thành phôi thai từ sự nhẫn nhục. Doanh nhân Lưu Thị Hảo lớp D và Phạm Thị Hằng Nga lớp B đã đi trên con đường như vậy.

Thất bại đầu tiên với giấc mơ ĐH, Hảo đã vào TP Hồ Chí Minh, vừa làm thuê để học ngoại ngữ, để ôn thi tiếp để có 2 bằng ĐH chính quy và trở thành nhà quản lý của một doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

Phạm Thị Hằng Nga được xem là “tứ đại mỹ nhân” của cả khối, lại có những lận đận khó gọi tên, trên con đường học tập của mình. Sau nhiều lần thất bại, vào Nam ra Bắc, cô bé trở lại Vũng Tàu, trải qua nhiều thử thách, để thành danh nơi thành phố biển.

Hay như bạn Trần Quốc Việt lớp E cũng là điển hình cho sự vượt khó, lập nghiệp, lập thân bằng 2 bàn tay trắng. Từ một cậu học trò nghèo, chân lấm tay bùn, Việt giờ đã trở thành ông chủ một doanh nghiệp tiếng tăm ở TP Biên Hòa – Đồng Nai…

Mặc dù, còn có nhiều bạn đang ngày đêm vật lộn với những khó khăn trong cuộc sống, nhưng dù là ai, giữ chức vụ, ngành nghề hay vị trí công tác nào, họ đều biết trân quý, yêu thương như nhau. Đó cũng chính là tinh thần của hội khóa, là thông điệp của chương trình “Về lại trường xưa”: Đoàn kết, yêu thương và chia sẻ!

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Khắc Hào, nguyên Giám đốc sở GD – ĐT Hà Tĩnh khẳng định: “Đây là một khóa học rất đặc biệt! Khóa học này hội đủ các khối học; không có lớp nào thực sự vượt trội với phần còn lại. Tất cả các em đều trưởng thành, có công ăn việc làm và không một ai trong 250 cựu học sinh ấy bị thất nghiệp. Đó chính là sự thành công ngoài mong đợi”.

Những hình ảnh ấn tượng tại lễ hội khóa:

Từ những ngã rẽ đầu đời đến sự đổi thay bằng tốc độ - Ảnh 4

Lời ca tiếng hát dâng thầy.

Từ những ngã rẽ đầu đời đến sự đổi thay bằng tốc độ - Ảnh 5

Nghệ sỹ ưu tú, ca sỹ Tố Nga thể hiện nhiều ca khúc trữ tình xúc động.

Từ những ngã rẽ đầu đời đến sự đổi thay bằng tốc độ - Ảnh 6

Bài diễn văn để lại nhiều cảm xúc với thầy cô giáo và bạn bè.

Từ những ngã rẽ đầu đời đến sự đổi thay bằng tốc độ - Ảnh 7

Từ những ngã rẽ đầu đời đến sự đổi thay bằng tốc độ - Ảnh 8

Từ những ngã rẽ đầu đời đến sự đổi thay bằng tốc độ - Ảnh 9

Từ những ngã rẽ đầu đời đến sự đổi thay bằng tốc độ - Ảnh 10

Thầy cũ và trò xưa.

Từ những ngã rẽ đầu đời đến sự đổi thay bằng tốc độ - Ảnh 11

Từ những ngã rẽ đầu đời đến sự đổi thay bằng tốc độ - Ảnh 12

Nhiều món quà được trao tặng thầy cô và các học sinh của trường.

Từ những ngã rẽ đầu đời đến sự đổi thay bằng tốc độ - Ảnh 13

Thế hệ tiếp nối…

Vinh – Hảo

Nguồn: Người đưa tin

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP