Sống dở chết dở tại mỏ sắt lớn nhất ĐNA – Bài 3: Ở nông thôn mà chật hơn… Hà Nội

Hộ ông Nguyễn Đức Thịnh ở xã Thạch Hải chỉ là một trong rất nhiều gia đình phải chịu cảnh sống chung với 4- 5 gia đình của con cái khi mà chẳng thể cấp đất vì nằm trong diện phải di dời do ảnh hưởng của Mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh). Và nhiều câu chuyện bi hài đã xảy ra khi gần 20 con người sống trong căn nhà cấp 4 chưa đến 100m2.

Sống dở chết dở tại mỏ sắt lớn nhất ĐNA – Bài 2: Những cuộc di chuyển mộ không… hài cốt

Bị cát từ những núi bãi thải do bóc đất tầng phủ (Dự án mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh) vùi lấp hết mộ ông bà tổ tiên, nhiều người dân đã hoảng hốt chạy đi bốc để di chuyển mộ. Xót xa thay, đào tìm mãi chẳng thấy. Người dân chỉ còn cách dùng sọ dừa, cành dâu nặn thành hình nhân thay thế, làm lễ rồi mang đi chôn. Những tiếng khóc nghẹn ngào vang động cả miền quê nghèo.

Sống dở chết dở tại mỏ sắt lớn nhất ĐNA – Bài 1: “Có nơi nào khổ như chúng tôi không?”

“Hiện dự án đang bị tạm dừng khai thác, tôi chỉ mong sao các cấp quan tâm cho Thạch Hải hưởng một số dự án nhỏ, nâng cấp một số hạng mục. “Bơm ô xy” để sống qua ngày chứ về lâu dài thì phải trả tiền đền bù, làm khu tái định cư cho dân. Giờ vô vọng rồi, chết thật chứ không phải giả chết nữa”.

Thú câu cá ở Hà Tĩnh: Một ngày bị… "trời đày"

Tôi thường thiếu thời gian. Thế nên, mỗi lần đi qua đầm, phá, ao, hồ… thấy người ta tụm năm, tụm bảy đứng, ngồi câu cá cả ngày mà “tiếc vàng, tiếc bạc”. Nhiều lúc tự hỏi cái thú giết thời gian ấy như thế nào mà gây nghiện? Để rồi một ngày cuối tuần trời hửng nắng, theo chân "những kẻ trời đày” đi câu cá lóc (quê tôi gọi là cá tràu), ngay ngày hôm sau tôi đã tự tay sắm cho mình một cần câu rê của Nhật giá bằng 1/3 tháng lương (680 ngàn đồng)…

Những chuyên án ma tuý ở đỉnh Keo Nưa – Hà Tĩnh

Nơi đây, từng là điểm nóng về thổ phỉ, ma tuý và nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới. Nhưng giờ đây, Keo Nưa được biết đến bởi sự ổn định về chính trị, an ninh được đảm bảo.

Lời những cô gái Ngã ba Đồng Lộc

Sau hơn 40 năm yên nghỉ nơi ngã ba lịch sử ấy, 10 ngôi mộ của những cô gái Ngã ba Đồng Lộc đã đón biết bao người thăm viếng và thắp hương tưởng nhớ. Và tôi, trong một ngày mùa thu về thăm mộ các chị, chợt sững sờ khi đứng trước tấm bia đá khắc bài thơ của nhà thơ Vương Trọng, bài thơ với những câu thơ giản dị, những mong ước chân thành như chính tấm lòng của 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc nhắn gửi với người đang sống…

Vụ kiểm lâm “làm luật”: Dứt khoát xử lý nghiêm

Ngay sau khi báo đăng loạt bài “Kiểm lâm làm luật” (ngày 3 và 4-10), ông Đỗ Trọng Kim – phó cục trưởng Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ NN&PTNT) – cho rằng những nội dung, hình ảnh cũng như hiện tượng bài báo nêu là rất đáng chú ý. Ông Kim nhấn mạnh:

Kiểm lâm “làm luật” – Kỳ 2: Làm sai lệch hồ sơ

Sau khi đóng phạt, ông Xuân vào gặp ông Phước nói chưa “bồi dưỡng” cho anh em kiểm lâm được vì hết tiền và hứa trước khi lấy xe sẽ làm tròn “bổn phận”.Ông Phước dặn: “Nộp phạt rồi còn phải gửi thêm”.

Kiểm lâm “làm luật” – Kỳ 1: Vòi tiền trắng trợn

Cánh tài xế chuyên đánh gỗ cho biết bất kể gỗ lậu hay gỗ có giấy tờ hợp lệ, khi gặp kiểm lâm trên đường, tài xế hoặc chủ hàng đều phải “làm luật” mới được qua “ải”, bị "hành cho ra bã".

CA TX Hồng Lĩnh: Những bước chân thầm lặng

Theo hẹn, tôi ra Thị xã Hồng Lĩnh với 2 đồng nghiệp trẻ. Điều trùng hợp ngẫu nhiên là hai đồng nghiệp của tôi đều có bố mẹ làm việc trong ngành công an nay đã nghỉ hưu; những ấn tượng về bố mẹ cùng với những bộ quân phục quen thuộc và công việc thầm lặng của họ vẫn còn in rõ trong kí ức của hai cây bút trẻ. Vì thế, họ cũng rất háo hức khi “nhập cuộc” với tôi trong chuyến đi thực tế ở một lĩnh vực tưởng chừng như rất quen thuộc nhưng cũng đầy lạ lẫm này.

Hương Sơn: Nữ sinh lớp 7 bị làm nhục vì bố có… bồ?

Liên tục bị các bạn trong lớp đánh đập, làm nhục vì bố có bồ, em Nguyễn Thị Thương H (SN 1999, học sinh lớp 7B trường THCS thị trấn Phố Châu II, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã không còn muốn đến lớp học vì bị miệt thị, xa lánh. Thậm chí giáo viên chủ nhiệm còn dọa đuổi học vì gia đình "dám" trình bày sự việc với nhà trường, làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường….

Giám đốc Bệnh viện Cẩm Xuyên nói gì?

Giám đốc Bệnh viện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho rằng, trong các trường hợp mà VietNamNet phản ánh, đội ngũ y bác sỹ bệnh viện đã làm hết sức mình. Tuy nhiên, vị giám đốc bệnh viện này cũng thừa nhận thực trạng hạn chế trong vấn đề chuyên môn của y bác sỹ ở đây…

BVĐK Cẩm Xuyên: Bác sĩ chần chừ, bé sơ sinh tử vong? (Kỳ 1)

Những cái chết khó tin nhưng lại tiếp diễn liên tục đối với nhiều bệnh nhân khi tới điều trị tại Bệnh viện huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Những tức tối đến nghẹn lòng của người nhà vì sự cứu chữa của bác sĩ nhưng không biết làm gì hơn ngoài việc chỉ biết “im lặng”. Đó là thực trạng đau lòng đang xảy ra ở bệnh viện huyện Cẩm Xuyên…

Hà Tĩnh – Đất đẹp, người tài từ ngàn xưa

Hà Tĩnh là một trong 31 tỉnh được thành lập từ cách đây tròn 180 năm. Vị vua ra chiếu thành lập là Minh Mạng. Nhân dịp này cũng nên tìm hiểu về bối cảnh ra đời của Hà Tĩnh cũng như cội nguồn xa xưa của mảnh đất miền Trung này.

Những bất cập trong công tác GPMB ở Thạch Linh: Kỳ 2 – Biến đất nông dân thành đất của… phường

Ở phường Thạch Linh (TP Hà Tĩnh), đất giao ổn định lâu dài đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng của các hộ nông dân dễ dàng biến thành đất tạm giao. Phải chăng vì số tiền bồi thường GPMB của dự án khu đô thị Hàm Nghi mà UBND phường Thạch Linh đã bằng mọi cách biến đất của nông dân thành đất của phường?.

BÀI ĐỌC NHIỀU

Hà Tĩnh: Huyện Hương Khê thành lập Đoàn kiểm tra công trình cải tạo hồ Bình Sơn

Thực trạng dự án cải tạo hồ Bình Sơn nghi vấn thi công sai phê duyệt (do huyện Hương Khê làm chủ đầu tư, Công ty TNHH Vĩnh Phúc thi công) sau phản ánh của Báo điện tử Xây dựng, UBND huyện Hương Khê đã có văn bản gửi đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công, đồng thời thành lập Đoàn kiểm tra, kiểm định chất lượng công trình, để làm rõ các nội dung phản ánh mà Báo nêu.

TOP