Trên đường đi làm về, thấy hòn đá to, nặng hơn 40kg nằm chình ình ngay chính giữa quốc lộ 1A hết sức nguy hiểm, vị Thiếu tá CSGT đã dừng xe cố sức bê hòn đá đặt hẳn vào lề đường, tránh tai nạn cho người đi đường.
Sau khi nghe tin bố bị điện giật tử vong, em Trương Thị Lan đã ngất lịm và đã không kịp đến dự thi môn cuối cùng. Giấc mơ đến giảng đường đại học của em đành gác lại một cách tiếc nuối.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo. Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội các xã được tăng cường, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập của người dân được triển khai; huy động tốt đóng góp ngày công, hiến đất, tài sản của người dân và các nguồn lực khác. Tổng số nguồn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới từ năm 2011 – 2014 đạt 139,208 tỷ đồng. Trong 5 năm đã xây dựng được 174 mô hình; thành lập mới 7 tổ hợp tác, 4 hợp tác xã và 7 doanh nghiệp. Phong trào hiến đất, ủng hộ tiền và ngày công làm giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng được nhân dân tích cực hưởng ứng. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, nhân dân đã tình nguyện hiến 68.116,8 m2 đất trị giá 27.843,4 triệu đồng, đóng góp 1.067 triệu đồng tiền mặt, 47.370 ngày công tương ứng 9.923 triệu đồng. Các địa phương thực hiện tốt như: Thạch Hạ, Thạch Môn, Thạch Bình, Thạch Trung. Hưởng ứng phong trào xóa bỏ vườn tạp làm vườn mẫu, xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, năm 2014 toàn thành phố có 3 thôn: thôn Liên Nhật – Thạch Hạ, thôn Tiền Tiến – Thạch Môn, thôn Bình Minh – Thạch Bình đăng ký xây dựng Khu dân cư kiểu mẫu; có 15 hộ đăng ký xây dựng vườn mẫu. Đến nay một số vườn ở thôn Tiền Tiến, thôn Liên Nhật đã cho thu nhập ước tỉnh khoảng 50–70 triệu đồng/năm/vườn. Phong trào xây dựng vườn mẫu, khu dân cư mẫu đang được triển khai tại 3 thôn mẫu Bình Minh, Tiền Tiến, Liên Nhật. Đến nay, xã Thạch Hạ, xã Thạch Môn đã về đích nông thôn mới; xã Thạch Trung đã hoàn thành 15/19 tiêu chí; xã Thạch Bình đã hoàn thành 14 tiêu chí; xã Thạch Hưng, xã Thạch Đồng hoàn thành 9 tiêu chí.
“Đối với người nông dân (ND), nói phải đi đôi với làm. Muốn tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động, bản thân phải đi trước làm đầu tàu mới tạo được niềm tin với bà con ND” – ông Nguyễn Minh Trí – Chủ tịch Hội ND xã Sơn Trung (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) chia sẻ.
Đang đạp xe trên quốc lộ 1A, người phụ nữ nghèo trạc tuổi 50 bất ngờ nhặt được chiếc ví có gần 10 triệu đồng tiền mặt và nhiều giấy tờ quan trọng. Ngay sau đó chị đã vẫy một xe CSGT tuần tra trên địa bàn nhờ liên hệ, trả lại cho người đánh rơi.
Bố bị tai biến mạch máu não nằm một chỗ, một mình mẹ làm nông nghiệp vất vả nuôi 4 chị em ăn học. Vượt qua hoàn cảnh éo le của gia đình, em Hồ Sỹ Lợi Lợi vẫn vươn lên đạt danh hiệu học sinh giỏi quốc gia, trở thành một cán bộ Đoàn xuất sắc.
Sáng ngày 30/6, Sở Y tế Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến ngành Y tế giai đoạn 2010 – 2015. Tham dự Hội nghị có Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế, đồng chí Nguyễn Thiện – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Kim Cự chúc mừng Thiếu tướng Vũ Nam Phong – Cục phó Cục Tổ chức, Bộ Quốc phòng, nguyên Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh vừa được Đảng, Nhà nước phong tặng quân hàm Thiếu tướng và khẳng định: Đây là niềm vui chung của Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh.
Rời quân ngũ trở về địa phương mang trên mình vết thương của chiến tranh nhưng với ý chí và nghị lực của người cựu chiến binh, ông Lê Viết Hừng ở xã Kỳ Lâm không quản ngại khó khăn, gian khổ đi lên từ đôi bàn tay trắng. Với ý chí dám nghĩ, dám làm, ông đã ra vùng đập Cây Rễ để xây dựng trang trại với diện tích gần 11 hecta. Buổi đầu lập trang trại với bao khó khăn tưởng chừng như không vượt qua. Song với phương châm “ Lấy ngắn nuôi dài”, vợ chồng ông đã cải tạo đất trồng lúa, trồng rau màu, khoai sắn để có cái ăn và thức ăn cho chăn nuôi. Sau hơn 10 năm cần cù, chịu khó, đến nay, trang trại của ông có tổng diện tích 12,9 ha. Trong đó: 4 ha sắn nguyên liệu, 1 ha cây ăn quả, 400 con gà thịt các loại và hàng nghìn con lợn thương phẩm. Từ một hộ nghèo, đến nay cuộc sống của gia đình đã ổn định, trang trại tổng hợp tạo được công ăn việc làm thường xuyên cho 7 lao động với mức lương 4- 5 triệu đồng/tháng. Với những thành tích đạt được, ông Lê Viết Hừng đã được Bộ Lao Động Thương Binh xã hội, Trung ương Hội làm vườn Việt Nam, UBND tỉnh tặng bằng khen. Ông xứng đáng thực hiện lời Bác Hồ đã dạy: “ Thương binh tàn nhưng không phế”.
Bản làng dân tộc Chứt ở Rào Tre có 37 hộ với gần 134 nhân khẩu, là một dân tộc ít người và phát triển còn chậm nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Phát hiện ra khoảng 35 năm về trước, nhưng họ chỉ nay đây mai đó, sống ẩn giật trong rừng. Đến năm 1990-1991 bà con mới được Bộ đội Biên Phòng Hà Tĩnh đưa từ các hang đá trong rừng về lập bản định cư tại vùng Rào Tre dưới chân núi Ka Đay, xã Hương Liên. Cuộc sống của bà con ở đây chủ yếu dựa vào khai thác một số ít sản vật rừng như lấy mây, lá nón để bán; săn bắt chuột, chim rừng để ăn; làm thuê kiếm thêm tiền và rượu uống… nhưng chủ yếu là chu cấp của Nhà nước, các tổ chức cá nhân ủng hộ. Họ chưa chủ động được kế hoạch cuộc sống từ việc sản xuất, chăn nuôi, chi tiêu của mình; đang còn hoang sơ với vô vàn khó khăn và sự vô tư của một tộc người. Điểm lẻ trường Mầm non Hương Liên tại bản Rào Tre là lớp học chung với hội quán của xóm, một lớp ghép từ 2 đến 4 tuổi, hàng chục năm nay do cô Hương chăm nuôi và giảng dạy.
“Việc chăm sóc, dạy học cho trẻ em ở đây đầy những gian nan vất vả. Sáng nào cũng thế, không kể ngày mưa, ngày nắng cô cùng Bộ đội Biên phòng tại trạm Rào Tre cũng đến từng nhà để gọi, đón các cháu đến lớp. Người Chứt có đặc điểm là thức khuya dậy muộn. Tối thì chơi cả đêm, mở loa đài ầm ầm, nhưng sáng mai không dậy sớm để làm việc. Đưa đến lớp vào học rồi nhưng ra chơi lại lẻn về nhà hoặc trốn đi không ở lớp nữa. Đến nhà, nếu gặp cha mẹ thì cũng bảo là hắn không thích học thì hắn về, cô muốn hắn học thì cứ bắt hắn lên lớp đi mình không biết mô. Phần lớn bố mẹ các cháu đều thất học hoặc được học thì nay cái chữ cũng đã mòn theo núi rừng mà cạn kiệt rồi, nỏ có ai hỗ trợ cho các cháu trong học tập. Đặc điểm người Chứt có mùi mồ hôi khác với người kinh chúng ta (!). Cô Đỉnh tâm sự “Em phải chăm lo lau rửa cho các cháu thường xuyên, ngày nắng mùi mồ hôi, ngày rét thì từ cơ thể và quần áo ít được tắm giặt, thay thế… nhưng em giờ cũng quen mùi rồi. Từ khi dạy tại bản, lớp học chỉ mình em từ lau rửa, chuẩn bị bữa phụ, nước nôi, chăm sóc, giáo dục, tổ chức các hoạt động; quay trở không kịp, em phải có một thời gian biểu và thực hiện nó rất nghiêm ngặt; chuẩn bị thực đơn bữa ăn phụ, công việc từ tối hôm trước, sáng sớm phải tranh thủ mua sắm trước khi đi sang bản, đến từng nhà đưa đón các cháu vào lớp. Ngoài ra cũng nhờ sự hỗ trợ, giúp sức của gia đình một số công việc. Phải chắt chiu trong đồng lương mua sắm một số đồ dùng, đồ chơi, có lúc là đôi dép, là bộ quần áo mới vì rất thương các cháu quá khó khăn” .
Vốn mới đi ra từ tự nhiên nên họ vẫn còn rất nhiều nếp sống mang tính tự nhiên và cuộc sống cũng đang trong chọn lọc tự nhiên, ít tự chăm lo cho bản thân mình ngay cả người lớn chưa nói gì đến các cháu, cô thật sự là người mẹ thứ 2 của các cháu.
Mười năm cùng các cháu, cùng bà con, cô đã biết hết các góc nhà, tính nết của mọi người ở đây. Nóc nhà sàn nào ở đây mà không có con, cháu đã từng qua tay cô chăm sóc. Để tiếp xúc và làm tốt công tác giáo dục cô đã tự học tiếng của người Chứt. Thông qua hoạt động, qua trao đổi và từ các buổi ngoài giờ dạy đến nhà bà con để tự học. Cách học của cô là thông qua trao đổi, các đồ vật, các biểu tượng để học, để hiểu vấn đề. Người Chứt ở Rào Tre không có ngôn ngữ viết mà có ngôn ngữ nói. Hàng ngày các em và bà con thường nói với nhau bằng tiếng của dân tộc mình. Do vậy để dạy tốt thì khi các em trao đổi, trò chuyện với nhau cái gì cô phải biết, hoặc hiểu được nội dung cuộc thoại giữa các cháu và phụ huynh; đây là động lực bắt buộc phải tự học để biết, hiểu tiếng của đồng bào. Hàng chục năm tự học, từ từng góc nhà sàn, để ý từng cử chỉ, cách diễn đạt của bà con cô đã có được một vốn kiến thức để hiểu về tiếng nói của dân bản. Tuy còn ít nhưng rất hiệu quả, đây có lẽ là ngọn đèn soi đường để cô thực hiện đam mê, bước qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ. Hiện tại cô là người duy nhất trong ngành hiểu được đối thoại của các cháu và nói được một số tiếng của đồng bào.
Trung tá Dương Thanh Tịnh, trạm trưởng biên phòng Rào Tre (đồn biên Phòng Bản Giàng) người gắn bó, cống hiến và thẩu hiểu cuộc sống, con người bà con dân tộc Chứt nhất, đã dành lời nhận xét: “ Với cô Đỉnh – không chỉ cô Đỉnh mà cả chồng cô ấy đã nhiều hi sinh, thật sự là đã cống hiến nhiều cho con em dân tộc ở đây. Mỗi buổi sáng và đầu chiều không kể ngày mưa, ngày nắng cô đến tận các nhà sàn để đón các cháu đến lớp; cô mua bánh, kẹo, dép, thậm chí là áo quần cho các cháu từ đồng lương của mình. Tại bản Rào Tre, theo cơ quan y tế, bà con dân tộc ở đây do cuộc sống hoang sơ, do cận huyết thống, sức đề kháng yếu nên tỉ lệ bị nhiễm bệnh lao rất cao, thế mà cô Đỉnh vẫn tận tụy, gần gũi chăm sóc các cháu như con đẻ của mình. Mười năm dạy học sinh dân tộc thiểu số với bao lăn lộn, hi sinh, nguy cơ lây nhiễm bệnh tật rình rập mà cô cũng chẳng được một loại phụ cấp khác nào, cũng không nghe cô đòi hỏi một lời. Thật là một người đáng nể, một chuyện cổ tích giữa thời hiện đại hôm nay… Học sinh học ở bản đã hàng chục năm nay nhưng lớp học vẫn cùng hội quán, cần đầu tư xây dựng lớp học để công tác chăm nuôi, giáo dục các cháu được tốt hơn”.
Cô Giáo Nguyễn Thị Hoa hiệu trưởng trường mầm non Hương Liên đã dành sự chia sẻ chân tình khi nói về nhân viên của mình: “Trường Mầm non Hương Liên thật may mắn có những người như cô Hương, một người thật sự tận tình, yêu thương các cháu dân tộc Chứt. Cô tự bỏ tiền ra để mua bánh kẹo, chuẩn bị bữa ăn phụ hàng năm cho các cháu sau hàng năm mới thanh toán được, đó là các cháu lứa tuổi có chế độ hỗ trợ, còn một số cháu không có hỗ trợ thì chỉ chờ vào hảo tâm, chắc chiu của nhà trường hoặc là cô nuôi không các cháu. Thấy cô ở với bản vất vả quá, đã mấy lần trường cho cô về trung tâm, nhưng rồi cô tình nguyện ở lại vì cô không đến lớp là trò cũng không đến lớp…và cô lại gắn bó với bản. Mong Giàng phù hộ cho cô có sức khỏe để còn cống hiến, để trọn tình người mẹ thứ 2 của các thể hệ mầm non dân tộc Chứt”.
Mười năm một mình dạy nhóm trẻ 2-4 tuổi ở bản Rào Tre, 10 gắn bó với núi Cà Đay, 10 năm qua lại ngọn nước Rào Say, khó khăn chồng chất nhưng cô vẫn miệt mài học tập để có bằng đại học; miệt mài rèn luyện để nâng cao chuyên môn, phấn đấu để đạt các danh hiệu và cô đã 2 lần đạt danh hiệu giáo viên mầm non dạy giỏi cấp huyện. Năm 2015 sáng kiến kinh nghiệm “Dạy học Tiếng Việt cho các cháu dân tộc Chứt” của cô đạt bậc 3 cấp huyện.
Ghi nhận sự cống hiến của cô Hương cho các cháu và bà con dân tộc Chứt tại bản Rào Tre, tại Hội nghị Điển hình tiên tiến ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 – 2015 cô là đại biểu đặc cách tham gia hội nghị.
Sinh năm 1984 tại thôn Hợp Bình (xã Hương Minh, huyện Vũ Quang), năm 11 tuổi, Nguyễn Thị Kim Cúc mồ côi cha; 6 năm sau, tai họa tiếp tục ập đến, mẹ Cúc qua đời. Tưởng chừng ước mơ, hoài bão của cô gái vùng sơn cước có thân hình mảnh mai và đôi mắt sáng, bị gục ngã sau những biến cố, thăng trầm trong cuộc sống, thế nhưng, nhờ sự đùm bọc, che chở của chị gái, bà con họ hàng, lối xóm và bằng nghị lực phi thường, cô Kim Cúc đã vươn lên, gặt hái đươc nhiều thành tích đáng khâm phục.
Nói đến xứ Nghệ là ai cũng nghĩ đến vùng đất nghèo cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt với gió Lào như thiêu như đốt, nhưng chính vùng đất này đã sản sinh nhiều… tỷ phú nổi tiếng .
Đại hội, Hội nhạc sĩ Việt Nam năm nay được tổ chức tại K.S. La Thành, 218 Đội Cấn (Hà Nội) từ ngày 23/6 đến 25/6 sẽ vắng đi khuôn mặt của một cây đại thụ trong làng âm nhạc Việt Nam, đó là nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý do ông lâm bệnh nặng tại T. P Hồ Chí Minh. Lần đại hội Hội nhạc sĩ VN gần đây nhất cũng tại Hà Nội vào năm 2010, ông đã hết sức cố gắng ra tham gia trong điều kiện phải dùng xe lăn. Biết được tin này, nhiều người tỏ ra rất buồn và bày tỏ sự chia sẻ với người nhạc sĩ đầy tài hoa, nhưng lận đận bằng cách hát lên những ca khúc đi cùng năm tháng của ông.
Một thời gian người dân Nghi Xuân, Hà Tĩnh quê tôi gọi Quang Vinh là “ Vinh Cháo”. Đây là cách gọi vui gắn với kế mưu sinh mà một thời anh hành nghề bán cháo nuôi con ở cạnh đường 8B thuộc khối 9 thị trấn Xuân An ngày nay. Quán cháo lòng , cháo gà của vợ chồng anh đắt khách, đang có thương hiệu ăn nên làm ra , nhưng đùng một cái Quang Vinh dẹp quán để hành nghề cho thuê rạp, loa đài, hát xướng chiếu phim tổ chức đám cưới. Rồi một bước ngoặc xoay vần, hiện nay anh là thành viên của câu lạc bộ ảnh nghệ thuật Hà Tĩnh, một cộng tác viên ảnh của nhiều tờ báo như báo Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình, báo Quân đội Nhân dân, báo Công an Nghệ An, báo Pháp Luật, Tạp chí Hồng Lĩnh, Sông Lam…
Ở phường Đậu Liêu, ông Vũ Ngọc Lai – Trạm trưởng truyền thanh được bà con Nhân dân gọi với cái tên trìu mến ” Ông a lô”. Là người phụ trách và gắn bó với Đài truyền thanh phường 13 năm nay, bằng sự say mê, tận tụy của mình, ông Vũ Ngọc Lai đã giúp hệ thống truyền thanh của phường Đậu Liêu tạo được chỗ đứng khi kết nối người dân với cấp ủy, chính quyền cơ sở và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của bà con Nhân dân.
Ngày 6/5, Hai anh em Nguyễn Trọng Vinh – Học sinh lớp 10A1 trường THPT Can Lộc và Nguyễn Trọng Đồng – Học sinh lớp 7B trường THCS Lam Kiều, trú quán tại xã Song Lộc- Can Lộc- Hà Tĩnh), Trên đường về nhà, hai anh em nhặt được 1 chiếc ví da trong đó có 15 triệu đồng tiền mặt; 100 USD và một số loại giấy tờ ( 1 giấy phép lái xe ôtô; một thẻ ATM; 1 giấy cmnd…). Về nhà sau khi ăn cơm tối xong 2 anh, em tìm đến nhà Anh: Trần Văn Minh- xóm 4- xã Song Lộc- Can Lộc- Hà Tĩnh trả lại toàn bộ cho người bị rơi.
Ngày 14/06/2015, tại Huy Hoàng Bookstore 357A Lê Văn Sỹ, P1, Q.Tân Bình, TP.HCM, Công ty Cổ phần Văn hóa Huy Hoàng đã tổ chức buổi ra mắt cuốn sách “NHÀ BÁO ĐIỀU TRA” của nhà báo Đức Hiển.
Thiếu tá Phan Văn Hậu chia sẻ: “Từ thực tiễn tôi nhận thấy công tác ứng dụng công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm và công tác cải cách hành chính trong tình hình mới; việc liên kết giữa các phần mềm còn thiếu, dẫn đến lãng phí tài nguyên dữ liệu, thiết bị và thời gian thao tác của cán bộ”.
Cách đây ít phút, các bác sĩ phẫu thuật cho tiền đạo đội tuyển bóng đá nam Việt Nam Nguyễn Xuân Son cho biết anh đã tỉnh sau ca phẫu thuật được đánh giá là thành công.
Ngày 5/1, TP Hà Tĩnh đã thực hiện việc đăng ký biến động trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho người dân thuộc phường Thạch Linh cũ, sau khi sáp nhập vào phường Trần Phú.
Lợi dụng việc xuống đường ăn mừng sau khi đội tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024 để vi phạm luật an toàn giao thông, 20 trường hợp đã bị Công an Tp.Hà Tĩnh xử lý.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tiếp đón Đội tuyển Bóng đá nam quốc gia và trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước cho đội tuyển và 6 cầu thủ sẽ được trao Huân chương Lao động hạng Ba.
Chiếc siêu xe McLaren 750S Spider đầu tiên tại Việt Nam này được chủ nhân bỏ ra 1,27 tỷ đồng để đấu giá biển số 51K-939.39, hay còn được giới mê biển gọi là trùm cuối của "biển cặp thần tài nhỏ".
Dự báo đợt không khí lạnh mạnh khả năng được tăng cường trở lại miền Bắc khiến khu vực này chấm dứt tình trạng nắng hanh, chuyển mưa rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.
Đội tuyển Thái Lan đã quyết tâm ghi bàn bất chấp những lời chỉ trích về việc thiếu tinh thần fair play. Dù trọng tài đã đề xuất "đền bù" cho đội tuyển Việt Nam để thể hiện tinh thần cao thượng, ngôi sao Supachok Sarachat vẫn cương quyết từ chối.
Ngân hàng đang lựa chọn đơn vị đấu giá cho một khoản nợ hơn 529 tỉ đồng có tài sản đảm bảo là công trình Trường tiểu học dân lập quốc tế Very Intelligent Pupils Hà Nội.
Khi tôi đi vào nhà, đến cửa phòng của cô giúp việc thì bất ngờ khi thấy cảnh tượng lạ lùng. Vợ tôi đang quỳ lạy người giúp việc, tôi càng đi lại gần thì càng nghe rõ những gì vợ đang nói
Một giáo viên Trường THPT Phan Ngọc Hiển (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) đã nhận 7 triệu đồng để dạy kèm thi lại cho một học sinh. Giáo viên bị nhà trường kỷ luật khiển trách.