Sự tích con Cá Gỗ- Bài thơ đẫm tình người Xứ Nghệ!

Nhắc đến người miền Trung là nhắc đến sự chịu thương, chịu khó, nỗ lực vươn lên… bởi sinh ra trên mảnh đất khắc nghiệt, nắng thì gió Lào bỏng rát, mưa thì thối đất thối cát, chưa kể bão lụt hoành hành dữ dội. Chính trong bối cảnh ấy, người Xứ nghệ đã vượt lên, vươn xa, tỏa sáng. Sự tích con cá gỗ là hình ảnh đáng yêu trong gian khó, mà người miền Trung ai cũng biết…

“Tiếng gọi” từ di chỉ người Việt cổ ở Hà Tĩnh

Ngoài bộ di cốt, trong quá trình khảo cổ năm 2002 do Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh thực hiện với sự giúp đỡ của các nhà khoa học đến từ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trường Đại học Quốc gia Ô -xtrây – li – a đã phát hiện tầng văn hóa đa dạng, dày, phong phú dưới lớp đất 1,3 – 1,5m của di chỉ này. Cụ thể là các loại hình công cụ, vũ khí bằng đá; công cụ, trang sức bằng xương; đồ đun nấu ăn uống và công cụ hằng ngày bằng đất nung nằm lẫn trong lớp sò điệp, than tro đen…Tất cả đều chứng minh cuộc sống của người Việt cổ có niên đại hậu kỳ đá mới, sơ kỳ kim khí, khi các nhà khoa học tìm thấy trong mộ táng của người Việt cổ còn có một chiếc rìu sắt. Cũng theo PGS Nguyễn Văn Hảo, việc khai quật được mộ táng giúp cho các nhà nghiên cứu phân tích, hiểu thêm được phong tục tập quán, quần tụ của cư dân Việt cổ, thói quen sinh sống, văn hóa của một cộng đồng có tổ chức trong xã hội nguyên thủy thời bấy giờ.

Video: Phóng sự Mộc bản Trường Lưu

Mộc bản trường học Phúc Giang với tên gọi Mộc bản Trường Lưu là bộ ván khắc chữ Hán ngược dùng để in sách phục vụ cho việc dạy và học của dòng họ Nguyễn Huy Tự. Loại “sách” độc đáo này được hình thành từ giữa thế kỷ thứ XVIII đến đầu thế kỷ XX tại làng Trường Lưu, xã Lai Thạch, huyện Thiên Lộc (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc).

Hà Tĩnh: Kỳ bí cây bồ đề khoảng 200 tuổi mọc trên đỉnh tháp

Theo một số người làm công tác quản lý di tích, cây bồ đề đứng cạnh tháp đã có ở một số nơi, nhưng mọc trên đỉnh tháp thì chưa thấy bao giờ. Đến thăm đền Gôi Vị ở xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), bạn sẽ được chiêm ngưỡng cây bồ đề kỳ bí này.

Danh thắng chùa Hương – Hà Tĩnh

Chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh tọa lạc trên đỉnh núi Hồng Lĩnh (Thiên Lộc, Can Lộc), cách đường quốc lộ 1A khoảng 7km. Theo truyền thuyết, chùa là nơi thờ công chúa Diệu Thiên, con của vua Trang Vương nước Sở.

Hà Tĩnh: Mở hố thám sát, thăm dò khảo cổ học tại xã Xuân Hội

Bảo tàng Hà Tĩnh, phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội và các nhà khảo cổ học Nhật Bản triển khai mở hố thám sát, thăm dò khảo cổ học trên khu vực tồn nghi từng tồn tại một thương cảng cổ sầm uất ở làng Hội Thống, huyện Nghi Xuân thời cổ.

Nét đẹp vùng giáo xứ nơi cửa biển Hà Tĩnh

Cứ đến dịp lễ trọng đại như Tết Độc lập 2-9, người dân xóm đạo tại thôn Phúc Hải (xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) lại sửa soạn tươm tất bàn thờ Bác Hồ chuẩn bị đón Tết. Đây là nét văn hóa được gìn giữ từ nhiều năm nay của người dân giáo xứ vùng cửa biển này.

Từ đền thờ tướng quân Bùi Cảnh Khánh đến văn hóa của một dòng họ

Một trong những giá trị văn hóa tinh thần tiêu biểu nhất của dòng họ người Việt là ý thức hướng về nguồn cội tổ tiên như nội dung một câu ca thường được mở đầu trong các bản tộc phả: “Cây có gốc mới thắm cành xanh lá/ Nước có nguồn mới biển rộng, sông sâu”, “Nhân sinh do tiên tổ, uống nước nhớ nguồn”.

Chuyện người bán hương ở Ngã ba Đồng Lộc

Tháng bảy dương lại về Đồng Lộc. Bao lần qua Ngã ba Đồng Lộc một địa danh thiêng không nhớ nữa? Bần thần ngó lại tấm ảnh 10 cô gái anh hùng đang hối hả san lấp hố bom cẩn trên bức tường phía sau nhà bia phía trước 10 ngôi mộ. Tác giả bức ảnh nổi tiếng này là Văn Sắc, phóng viên TTX Việt Nam.

Bút ký: Ốc đảo sóng vùn (xã Cẩm Lĩnh)

Từ xa xưa, người dân xứ biển Cẩm Lĩnh dẫu ngụp lặn trong vòng sinh nhai luẩn quẩn đầy lao lung vất vả, với nghề muối, nghề nông…nhưng bất cứ nghề nào của họ cũng đều có một mối liên hệ đầy mật thiết với biển cả. Họ sống với biển, chết với biển như con sóng vô thường vỗ mãi tự ngàn năm!

BÀI ĐỌC NHIỀU

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Đền Truông Bát là một ngôi Đền có lịch sử lâu đời, đã được xếp hạng là Di tích Lịch sử – Văn hoá, đây là nơi thờ Vương Nương Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Lộc Hoa Công Chúa (Bà Chúa Lộc – Thân Mẫu Quan Hoàng Mười). Hàng năm Đền luôn tổ chức nhiều hoạt động lễ hội thu hút đông đảo bà con nhân dân địa phương và các tỉnh trên cả nước tham gia. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động và quản lý di tích này đã xuất hiện nhiều dấu hiệu sai phạm, Phóng viên Văn hiến Việt Nam đã nhận được phản ánh của nhân dân cũng như ý kiến của các cử tri xung quanh ngôi Đền linh thiêng này…

TOP