Địa Chí Hà Tĩnh

Video: Phóng sự Mộc bản Trường Lưu

Mộc bản trường học Phúc Giang với tên gọi Mộc bản Trường Lưu là bộ ván khắc chữ Hán ngược dùng để in sách phục vụ cho việc dạy và học của dòng họ Nguyễn Huy Tự. Loại “sách” độc đáo này được hình thành từ giữa thế kỷ thứ XVIII đến đầu thế kỷ XX tại làng Trường Lưu, xã Lai Thạch, huyện Thiên Lộc (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc).

Toàn bộ mộc bản được khắc bằng gỗ thị với kỹ thuật thủ công truyền thống. (ảnh báo Xây dựng)
Toàn bộ mộc bản được khắc bằng gỗ thị với kỹ thuật thủ công truyền thống. (ảnh báo Xây dựng)

Được khai sinh bởi người con của làng Trường Lưu – Thám hoa Nguyễn Huy Oánh, bộ Mộc bản trường học Phúc Giang (mộc bản Trường Lưu) được 5 danh nhân văn hóa dòng họ Nguyễn Huy vốn từng giảng dạy tại Quốc Tử Giám biên soạn. Toàn bộ mộc bản được khắc bằng gỗ thị với kỹ thuật thủ công truyền thống. Thư pháp trên 2 mặt mộc bản được khắc nổi theo thể chân thư thể hiện sự thanh thoát. Trải qua những thăng trầm, tao loạn, bộ mộc bản đến nay chỉ còn khoảng 400 bản. Với gần 80 hiện vật (gồm tài liệu, sách, ảnh, bản số hóa, dịch nghĩa), các mô hình tái hiện Mộc bản bằng bản gỗ khắc chữ Hán – Nôm ngược theo thể chân thư, mỗi mặt khoảng 18 đến 20 hàng chữ với nhiều dạng chữ như: Lệ, thảo, giản, dị tự, tục tự, cổ tự…; cùng ấn triện gia huy của dòng họ Nguyễn Huy có thời gian từ 1758 – 1788.

THHT

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP