Kinh tế

Phóng sự: Nghi Xuân điểm đến của các nhà đầu tư

Thời gian qua, Nghi Xuân luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các sở, ngành cấp tỉnh, sự đồng hành và nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp, cộng đồng Doanh nghiệp, các nhà đầu tư, cán bộ và nhân dân huyện nhà, hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đạt được kết quả bước đầu quan trọng [1]

Kinh tế tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 đạt 15,68%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 28 triệu đồng/người năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, ngành công nghiệp-xây dựng đã có những bước tăng khá, giảm dần tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Đến nay tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 39%; thương mại – dịch vụ:  33,8% ; Nông-lâm-ngư nghiệp 27,2%. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển và đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Đạt được kết quả đó là nhờ sự tập trung chỉ đạo lãnh đạo của các cấp ủy chính quyền các cấp, đã chú trọng công tác thu hút đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về đầu tư trên địa bàn, khai thác các tiềm năng, lợi thế của huyện.

I. Quan điểm, mục tiêu thu hút đầu tư.

1. Quan điểm.

– Đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư trên địa bàn, khai thác tiềm năng thế mạnh của huyện, nhằm phát triển các ngành sản xuất, thương mại dịch vụ, du lịch, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

– Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển.

– Thu hút đầu tư phát triển kinh tế – xã hội trên cơ sở bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát huy lợi thế về vị trí địa lý, tiềm năng, văn hóa và con người Nghi Xuân, bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo phát triển nhanh và bền vững.

– Cùng với thu hút đầu tư phát triển phải giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện để phát triển ổn định.

2. Mục tiêu.

Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, giảm nghèo, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho nhân dân.

Thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào khu công nghiệp, đô thị; các ngành kinh tế mà Nghi Xuân có điều kiện thuận lợi, tiềm năng, thế mạnh như: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, đô thị, sản xuất chế biến thủy hải sản, chăn nuôi, sản xuất vật liệu xây dựng, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tăng nguồn thu cho ngân sách huyện.

Kết hợp phát triển kinh tế, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên với bảo vệ môi trường bền vững và giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện.

Thu hút đầu tư phát triển kinh tế – xã hội năm 2016 nhằm góp phần đảm bảo đến năm 2020: Tăng trưởng kinh tế đạt trên 18%, thu nhập bình quân đầu người đạt 85 triệu đồng/người/năm, thu ngân sách đạt từ 650 tỷ đồng trở lên.

Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội cho các xã, thị trấn, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh – quốc phòng trên địa bàn huyện.

Tổng vốn vận động thu hút đầu tư phát triển trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 đến 2020 là 12.000 tỷ đồng, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đã đề ra.

II. Khái quát chung

1. Đặc điểm, tiềm năng thế mạnh,

Nghi Xuân là huyện đồng bằng ven biển, với diện tích trên 220km2, dân số trên 100 nghìn dân, trong đó lao động tham gia hoạt động kinh tế trên 53.000 người, chiếm 53%, lao động đã qua đào tạo 27.560 người chiếm 52,4%. Có 19 đơn vị hành chính (17 xã và 2 thị trấn); nằm về phía Đông Bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 47 Km, phía nam tiếp giáp thị xã Hồng Lĩnh, phía bắc tiếp giáp thành phố Vinh (Nghệ An), phía Đông giáp biển Đông; cách biên giới nước bạn Lào hơn 110 km về phía tây, có bờ biển dài 32 km, có sông Lam chảy phía Bắc huyện với chiều dài trong địa phận huyện là 28 km; có hệ thống giao thông khá thận lợi có 2 nhánh đường quốc lộ với chiều dài gần 35 km, hệ thống giao thông nông thôn với huyết mạch là tỉnh lộ 546, tỉnh lộ 547 đi qua; hạ tầng phục vụ các vùng Quy hoạch chăn nuôi tập trung, các vùng kinh tế trọng điểm đã hoàn thiện, hệ thống điện đạt chuẩn; nhà máy cung cấp nước sạch công suất 15.000m3/ngày đêm hoạt động tốt.

Nghi Xuân là vùng đất văn hóa, có nhiều di tích lịch sử văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng, với  gần 200 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 01 Khu di tích Quốc gia đặc biệt và 68 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Tiêu biểu như: Khu di tích cấp Quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du; Nhà thờ Uy Viễn Tướng Nguyễn Công Trứ, hệ thống đền, chùa miếu mạo linh thiêng như: Đền Chợ Củi, Đình Hội Thống, Đền Nguyễn Xí, chùa Phong Phạn, chùa Thanh Lương, chùa Đà Liễu và Di chỉ khảo cổ Bãi Cọi (Xuân Viên), Đền Huyện (Xuân Giang)…  có nhiều giá trị văn hóa văn hóa phi vật thể như Ca trù Cổ Đạm được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại, Trò Kiều, Sắc bùa, dân ca Nghệ Tĩnh được bảo tồn và phát huy giá trị.

Cơ sở hạ tầng – giáo dục, y tế được quan tâm đầu tư đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, nhu cầu học tập của học sinh: Các Trạm y tế dần được chuẩn hóa. Bệnh viện đa khoa huyện được đầu tư về cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp; trang, thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh tương đối đồng bộ và hiện đại với đội ngũ y, bác sỹ có trình độ chuyên môn tốt; có 150 giường bệnh, đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; là đơn vị đạt danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới và danh hiệu “Bệnh viện tình thương”. Hệ thống trường học đạt chuẩn Quốc gia khá cao, cơ sở vật chất hằng năm được nâng cấp, phục vụ tốt cho nhu cầu dạy và học trên địa bàn.

Cùng với hệ thống giao thông đường bộ, Nghi Xuân có Cảng Biển, cảng Sông, có bến Giang Đình xuôi ra cửa sông Lam và có Nhà máy đóng tàu Bến Thuỷ (Xuân An) với diện tích gần 20ha đã đóng tàu trọng tải gần 10.000 tấn là điều kiện thuận lợi cho phát triển một số ngành về đường thủy, dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch cảng biển và vận tải biển. Ngoài ra, với bãi biển trải dài, thoải mịn, sạch sẽ, hoang sơ của biển Xuân Thành, Xuân Yên với Dự án sân golf Xuân Thành 115,86ha, Trung tâm vui chơi giải trí đua chó đang thi công, với tổng đầu tư hơn 400 tỷ đồng; Trường đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đưa vào hoạt động, với  tổng mức đầu tư gần 100 tỷ đồng. Nghi Xuân còn là địa điểm thuận lợi cho phát triển dịch vụ biển, du lịch trên sông Lam và phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên cát.

hatinh24h

Về phía Nam và Tây Nam Nghi Xuân được bao bọc bởi dãy núi Hồng Lĩnh, 99 đỉnh nhấp nhô trùng điệp, có nhiều cảnh đẹp và hệ thống hồ đập cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, là nơi có điều kiện để sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển du lịch sinh thái… khai thác tiềm năng chân núi Hồng Lĩnh để phát triển  các mô hình trang trại chăn nuôi gia súc hiệu quả cao.

Nghi Xuân tiếp giáp với thành phố Vinh (Nghệ An) – Trung tâm kinh tế của khu vực Bắc trung bộ, với giao thương thuận lợi về mọi mặt, tạo ra cho huyện nhiều tiềm năng kết nối vùng, Nghi Xuân hội tụ đủ điều kiện để phát triển các Khu đô thị sinh thái và đẩy nhanh việc đô thị hoá trên địa bàn. Với sự thuận lợi về vị trí giao thông, các tiềm năng lợi thế, tình hình chính trị – trật tự an toàn xã hội luôn được ổn định. Nghi Xuân có nguồn lao động trẻ, khỏe, cần cù, thân thiện và sáng tạo, có khả năng tiếp cận nhanh với công nghệ hiện đại, với chi phí nhân công thấp hơn so với các khu vực và tỉnh thành khác. Nghi Xuân đang tạo mọi điều kiện để đón nhận sự đầu tư nhằm tạo nên bước đột phá trong kinh tế và sự phồn vinh cho mảnh đất này.

Với những tiềm năng lợi thế trên, thời gian qua các nhà đầu tư đã đầu tư một số dự án lớn về thương mại, du lịch trên địa bàn, gồm các dự án: Khu dịch vụ và Nhà nghỉ Xuân Thành, Sân golf  18 lỗ Xuân Thành, Trung tâm dịch vụ thể thao, giải trí đua chó Xuân Thành, Thiền viện Trúc Lâm Hồng Lĩnh, Khu công nghiệp Gia Lách tại TT. Xuân An. Các cơ sở hạ tầng thiết yếu cơ bản, hoàn thiện đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Sự đầu tư của các dự án cho thấy tiềm năng đầu tư vào Nghi Xuân là thành công và hiệu quả.

2. Một số chính sách khuyến khích đầu tư đang áp dụng trên địa bàn

2.1. Các chính sách của TW, tỉnh

– Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

+ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 6/4/2016

+ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;

+ Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính;

+ Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 13/12/2013 hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng ;

+ Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

– Lĩnh vực đô thị, thương mại dịch vụ, du lịch

+ Cơ chế khuyến khích, ưu đãi trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh được quy định tại Quyết định số 70/2014/QĐ-UBND tỉnh ngày 20/10/2014;

+ Đề án một số chính sách khuyến khích phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020 kèm theo Quyết định 1477/QĐ-UBND ngày 25/3/2013 của UBND tỉnh Hà Tĩnh;

+ Quy định chính sách hỗ trợ phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ban hành kèm theo Quyết định số 37/2013/QĐ-UBND ngày 27/8/2013 của UBND tỉnh;

– Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

+ Nghị quyết số 90/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 và Nghị quyết số 157/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 của HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 90/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của HĐND tỉnh “Ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới;

+ Quyết định số 09/2016 QĐ-UBND ngày 18/3/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định hướng dẫn thực hiện Nghị quyết  số 90/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 và Nghị quyết số 157/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 của HĐND tỉnh  về  chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới;

+ Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/05/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định về việc thực hiện hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tín dụng để phát triển sản xuất từ nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;

+ Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 23/6/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020;

+ Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành Quy định chính sách hỗ trợ tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu sản xuất trong tỉnh đến năm 2020…

2.2. Các chính sách huyện Nghi Xuân

Bên cạnh việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh; UBND huyện soát xét, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách khuyết khích trong phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện giai đoạn 2011-2015; xây dựng, bổ sung các chính sách những năm tiếp theo giai đoạn 2016-2020, khuyết khích trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM, góp phần đẩy nhanh tốc độ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện.

Tập trung nguồn lực để ưu tiên cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đầu tư trong các lĩnh vực: Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp, sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ tại các trung tâm thương mại Gia Lách, chợ Giang Đình, khu du lịch Xuân Thành…

2.3. Hỗ trợ của Dự án SRDP Hà Tĩnh

Dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo tại tỉnh Hà Tĩnh (SRDP) được quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD) tài trợ từ năm 2014 đến 2018 với tổng kinh phí là 22.918 triệu USD;

Mục đích của Dự án: Cải thiện thu nhập bền vững và giảm tổn thương cho các hộ nghèo ở vùng nông thôn.

Mục tiêu của Dự án: Đầu tư vào các mô hình phát triển nông thôn có khả năng sinh lợi, công bằng xã hội và thích ứng với biến đổi khí hậu, có tác dụng thúc đẩy các mối liên kết thị trường và chuỗi giá trị vì người nghèo và nâng cao khả năng cạnh tranh trong kinh doanh ở nông thôn.

Chiến lược thực hiện Dự án: Phát triển chuỗi giá trị – thị trường và huy động sự tham gia của khối tư vào các hoạt động đầu tư hợp tác công – tư

Dự án được triển khai trên địa bàn 50 xã của 10 huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh, Tại huyện Nghi Xuân Dự án SRDP được triển khai tại 3 xã đó là: Xã Xuân Mỹ, Xuân Hải và Xuân Liên.

Các hoạt động hỗ trợ của Dự án bao gồm:

Lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh mang tính tổng thể, có sự tham gia, thích ứng với biến đổi khí hậu và định hướng thị trường. Với các hoạt động như: Các nghiên cứu cơ hội chuỗi giá trị; Xúc tiến chuỗi giá trị; Quá trình chuẩn bị Lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội định hướng thị trường hàng năm cấp xã (MoSEDP) và, nâng cao năng lực, Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và kết nối thị trường cũng như các hoạt động đào tạo nghề.

Dịch vụ tài chính nông thôn. Với các hoạt động như: Cung cấp vốn tín dụng thông qua Hội Liên hiệp phụ nữ nhằm mục đích hỗ trợ nông dân. Đầu tư và phát triển chuỗi giá trị và thị trường, với các hoạt động như: Đầu tư cơ sở hạ tầng công (CDF); Đầu tư vào các mô hình nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) và đầu tư Hợp tác công – tư (PPP).

Thời gian qua huyện Nghi Xuân đã nhận được nhiều hoạt động hỗ trợ từ Dự án như: Xây dựng đường giao thông nông thôn tại xã Xuân Hải, xây dựng kênh mương nội đồng tại xã Xuân Mỹ, hỗ trợ dây dựng Xưởng chế biến và bảo quản Lạc tại công ty TNHH Ngọc Đường, hỗ trợ bà con nông dân phát triển Mô hình trồng nấm tại xã Xuân Liên…. Cùng nhiều hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực vv… Đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế của địa phương; mong rằng trong thời gian tới huyện Nghi Xuân tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa sự hộ trợ từ Dự án SRDP Hà Tĩnh.

III. Nhiệm vụ và một số giải pháp xúc tiến đầu tư năm 2016

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; huy động cả hệ thống chính trị tham gia tích cực trong công tác vận động xúc tiến đầu tư.

2. Tăng cường thông tin quảng bá hình ảnh, tiềm năng thế mạnh, danh mục dự án kêu gọi đầu tư của huyện trên Cổng Thông tin điện tử huyện, các phương tiện thông tin đại chúng. Xây dựng các tài liệu phục vụ xúc tiến đầu tư, tờ rơi quảng cáo, các đề cương sơ bộ dự án, vận động các dự án ODA, các dự án vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Bố trí kinh phí cho công tác chuẩn bị đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.

3. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, huyện, quy hoạch ngành, lĩnh vực, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư và các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; nghiên cứu dành quỹ đất để thực hiện các dự án.

4. Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài tỉnh đối với các doanh ngiệp, các tổ chức Quốc tế. Tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, của Lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành cấp tỉnh.

5. Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực về công tác xúc tiến vận động đầu tư cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư, vận động viện trợ của huyện.

– Bố trí đủ cán bộ, phương tiện, cơ sở vật chất làm việc cho cơ quan đầu mối.

– Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các phòng ban chuyên môn của huyện về công tác xúc tiến đầu tư.

– Bố trí kinh phí hàng năm từ ngân sách huyện cho các hoạt động xúc tiến đầu tư, vận động viện trợ và xây dựng các dự án phục vụ cho xúc tiến đầu tư, vận động viện trợ.

6. Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, đổi mới lề lối, tác phong làm việc, tinh thần thái độ cởi mở khi giải quyết các công việc đối với người dân và doanh nghiệp. Tạo mọi điều kiện tốt nhất hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi thực hiện dự án đầu tư tại huyện. Tăng cường gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất cho doanh nghiệp. Tập trung xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, thân thiện, công bằng và lành mạnh tạo sự hấp dẫn và thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần tăng thu ngân sách, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân. Thúc đẩy phát triển các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn cả về số lượng và chất lượng; huy động tối đa các nguồn lực đầu tư; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, các hình thức đầu tư  (Vốn ngân sách, vốn ODA, BOT, PPP…, vốn các doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước, vốn xã hội hóa…) để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của huyện.

7. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư, hoạt động kinh tế đối ngoại, chủ động các biện pháp an ninh quốc phòng, phát hiện và kịp thời xử lý những vấn đề nảy sinh ngay tại cơ sở.

8. Chủ động tích cực hội nhập, nâng cao vị thế và xây dựng Nghi Xuân thành Trung tâm kinh tế, văn hóa trọng điểm phía Bắc của tỉnh Hà Tĩnh.

IV. Những dự án kêu gọi thu hút đầu tư vào địa bàn:

1. Các dự án thuộc công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

1.1. Các dự án thuộc Khu công nghiệp Gia Lách

– Vị trí địa lý:

+ Phía Bắc giáp Khu đô thị thị trấn Xuân An.

+ Phía Nam giáp đường vào thôn 9 – Xuân Viên.

+ Phía Đông giáp xóm 1 xã Xuân Viên .

+ Phía Tây giáp đường QL 1A.

– Quy mô: Diện tích 350 ha, đã có quy hoạch 120 ha tại Quyết định số 830/QĐ-UBND ngày 01/4/2013 của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

– Lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư gồm: Các ngành điện tử, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, lâm sản, hải sản, may mặc, sản xuất lắp ráp đồ điện, sản xuất bao bì, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.

1.2. Dự án kho đông lạnh, nhà máy sản xuất đá, nhà máy chế biến thủy hải sản

– Vị trí địa lý: Thuộc vùng quy hoạch nông thôn mới xã Xuân Hội

– Quy mô: 0,5ha

– Mục tiêu: Nhằm cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo nguồn sản phẩm đạt chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm để thâm nhập thị trường trong và ngoài nước, giải quyết đầu ra cho các ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển việc đầu tư phát triển nhà máy chế biến hết sức cần thiết và mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư

– Hình thức đầu tư: 100% vốn của nhà đầu tư.

2.  Đầu tư về lĩnh vực đô thị, dịch vụ, du lịch:

2.1. Dự án Khu du lịch Xuân Thành

– Vị trí địa lý:

+ Phía Bắc: Giáp khu dân cư hiện trạng xã Xuân Yên;

+ Phía Nam: Giáp khu dân cư hiện trạng xã Cổ Đạm và xã Xuân Liên;

+ Phía Đông: Giáp biển Đông;

+ Phía Tây: Giáp các khu dân cư hiện trạng xã Xuân Yên, Xuân Thành.

– Quy mô: Khu đất có diện tích khoảng 651,36 ha nằm về phía Đông của huyện Nghi Xuân đã được quy hoạch phân vùng (4 vùng) và phân khu chức năng (6 khu chức năng chính)

– Tổng mức đầu tư dự kiến: 17.000 tỷ đồng

– Hình thức đầu tư: 100% vốn của nhà đầu tư

2.2. Dự án Khu đô thị mới Xuân An 119ha

– Vị trí địa lý:

+ Phía Bắc giáp Sông Lam.

+ Phía Nam giáp Khu Công nghiệp Gia Lách

+ Phía Đông giáp đất SX nông nghiệp

+ Phía Tây giáp quốc lộ 1A

– Quy mô: Diện tích quy hoạch 119 ha

– Mục tiêu phát triển các dự án: Phát triển và hình thành khu đô thị mới đồng bộ, hiện đại với đầy đủ các tiện ích hạ tầng xã hội phục vụ chung cho khu vực, góp phần từng bước nâng cấp thị trấn Xuân An trở thành thị xã mới của huyện.

– Vốn đầu tư dự kiến: 6.000 tỷ đồng

– Hình thức đầu tư: 100% vốn của nhà đầu tư

2.3. Dự án Khu đô thị Nam bờ Sông Lam, thị trấn Xuân An:

– Vị trí đại lý:

+ Phía Bắc giáp Sông Lam.

+ Phía Nam giáp khu dân cư.

+ Phía Đông giáp đê hữu, nhà máy đóng tàu.

+ Phía Tây giáp quốc lộ 1A.

– Quy mô dự án: Diện tích 18,8 ha

– Mục tiêu phát triển dự án: Xây dựng một khu đô thị hoàn chỉnh, tạo điều kiện sống thật tốt theo huớng đô thị hiện đại cho người dân, phát triển và hội nhập với các khu vực phía Bắc là thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Hà Tĩnh.

– Vốn đầu tư dự kiến: 1.000 tỷ đồng

– Hình thức đầu tư: 100% vốn của nhà đầu tư

2.4. Khu du lịch sinh thái Bãi Nổi xã Xuân Giang

– Vị trí địa lý: Khu đất nằm trên địa giới hành chính của xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân là khu vực bãi nổi giữa Sông Lam

– Quy mô: Diện tích 300ha.

– Mục tiêu: Xây dựng vùng đất bãi nổi xã Xuân Giang trở thành một khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp, giải trí quy mô lớn, tạo ra khả năng thu hút đầu tư vào khu vực để kinh doanh du lịch, dịch vụ, bất động sản đối với du khách trong và ngoài nước

– Chi phí bồi thường GPMB dự kiến: 380 tỷ đồng.

– Tổng mức đầu tư dự kiến: 2.000 tỷ đồng

– Hình thức đầu tư: 100% vốn của nhà đầu tư

3. Các công trình đầu tư lĩnh vực Dịch vụ – Thương mại

3.1. Khu dịch vụ thương mại tổng hợp thị trấn Nghi Xuân:

– Vị trí địa lý: Tổ dân phố 1, thị Trấn Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

+ Phía Bắc giáp Trụ sở  làm việc khối dân.

+ Phía Nam giáp tỉnh lộ 546

+ Phía Đông giáp đường nội thị khu dân cư TDP 3 Thị trấn Nghi Xuân

+ Phía Tây giáp  đường  nội thị, đối diện Sân vận động huyện

– Quy mô: 1.300 m 2 .

– Tổng mức đầu tư dự kiến: 18 tỷ đồng.

3.2. Dự án khu trung tâm dịch vụ văn hóa thể thao huyện Nghi Xuân:

– Vị trí địa lý: Thôn Lam Thủy, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân

+ Phía Bắc giáp đường rộng 13,5m 2

+ Phía Nam giáp đường nội thị

+ Phía Đông giáp đường quy hoạch rộng 13,5m 2

+ Phía Tây giáp đường đất

– Mục tiêu: Tạo nên một khu liên hợp dịch vụ văn hóa thể thao huyện Nghi Xuân. Dự án Trung tâm dịch vụ văn hóa thể thao huyện Nghi Xuân khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động nhàn rỗi và tăng thêm thu nhập cho người lao động, mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư, nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện, tăng thu ngân sách Nhà nước.

– Quy mô: 15.726m2

– Tổng mức đầu tư dự kiến 18 tỷ đồng

– Hình thức đầu tư: 100% vốn của nhà đầu tư

3.3. Chợ Giang Đình

– Vị trí địa lý:

+ Phía bắc Đê hữu Sông Lam

+ Phía Nam đường tỉnh 546

+ Phía Tây giáp khu đường nội thị dân cư TDP 3, thị trấn Nghi Xuân

+ Phía Đông giáp đường nội thị khu dân cư TDP 3, thị trấn Nghi Xuân

– Quy mô: Diện tích nghiên cứu xây dựng dự án 16,6 ha bao gồm xây dựng chợ hạng I 1,2 ha, khôi phục Bến Giang Đình 15,4 ha

– Mục tiêu: Xây dựng khu chợ truyền thống đạt tiêu chuẩn chợ hạng 1 với quy mô hiện đại… thuận lợi cho việc tham quan, buôn bán, trao đổi, giao lưu hàng hoá của nhân dân, các hộ tiểu thương trong và ngoài khu vực; kết hợp với việc khôi phục lại Bến Giang Đình, một danh lam thắng cảnh huyện Nghi Xuân gắn liền với Quy hoạch mở rộng Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du – Danh nhân văn hóa Thế giới (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), làm đòn bẩy phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ cho toàn vùng.

– Hình thức đầu tư: 100% vốn của nhà đầu tư

3.4. Chợ Xuân An – thị trấn Xuân An:

– Vị trí địa lý: Thuộc Tổ dân phố 5, thị trấn Xuân An

+ Phía bắc giáp đường nội thị

+ Phía Nam giáp khu dân cư tổ dân phố 5, thị trấn Xuân An

+ Phía Tây giáp khu dân cư tổ dân phố 5, thị trấn Xuân An

+ Phía Đông giáp đường nội thị

– Quy mô: 5.000m 2

– Mục tiêu: Xây dựng chợ hạng II có đầy đủ các hạng mục công trình đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu giao thương, đảm bảo công tác an toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.

– Hình thức đầu tư: 100% vốn của nhà đầu tư

3.5. Chợ Cương Gián:

– Vị trí địa lý: Thuộc xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân

+ Phía Bắc giáp khu dân cư

+ Phía Nam giáp khu dân cư

+ Phía Đông giáp đường tỉnh 547

+ Phía Tây đường đi khu dân cư

– Quy mô: Chợ hạng II, diện tích 1,99 ha

– Mục tiêu: Chợ được nâng cấp trên nền chợ cũ và mở rộng thêm về phía tây Rào Mỹ Dương, đạt quy mô chợ hạng II với hạ tầng cơ sở đảm bảo việc thông thương cũng như an toàn cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường kết hợp với xây dựng các trung tâm thương mại

– Tổng mức đầu tư dự kiến: 40 tỷ đồng

– Hình thức đầu tư: 100% vốn của nhà đầu tư

4. Các dự án về lĩnh vực phát triển nông nghiệp:

4.1. Các dự án về chăn nuôi:

4.1.1. Dự án chăn nuôi lợn thương phẩm.

– Vị trí địa lý: Trên địa bàn các xã Xuân Liên, Xuân Mỹ, Cương Gián

– Quy mô:

+ Xã Xuân Liên: 29,76 ha

+ Xã Xuân Mỹ: 30 ha

+ Xã Xuân Mỹ: 30 ha

+ Xã Cương Gián: 87,8 ha

– Hình thức đầu tư: 100% vốn của nhà đầu tư

4.1.2. Dự án chăn nuôi bò, gia cầm

– Vị trí địa lý: Trên địa bàn các xã Xuân Viên, Xuân Yên, Xuân Hồng, Xuân Hội, Xuân Lĩnh, Cổ Đạm

– Quy mô:

+ Xã Xuân Viên: 21 ha

+ Xã Xuân Yên: 17 ha

+ Xã Xuân Hồng: 7,8 ha

+ Xã Xuân Hội: 11 ha

+ Xã Xuân Lĩnh: 6 ha

+ Xã Cổ Đạm: 630,4ha

– Hình thức đầu tư: 100% vốn của nhà đầu tư

4.2. Các dự án về trồng trọt:

4.2.1. Dự án trồng cây chè hòe, hành lá

– Vị trí địa lý: Tại 19 xã, thị trấn trên địa bàn huyện

– Quy mô: Diện tích trồng tại các xã: chè hòe 29,1 ha; hành lá: 3,6 ha

– Hình thức đầu tư: 100% vốn của nhà đầu tư

4.2.2 Các dự án nuôi trồng Thủy sản

– Vị trí địa lý: Tại các xã ven biển: Xuân Hội, Xuân Trường; Xuân Đan; Xuân Phổ, Xuân Hải; Xuân Yên; Xuân Liên; Cổ Đạm; Cương Gián

– Quy mô đầu tư:  845 ha, đã thực hiện đầu tư 472 ha (Diện tích nuôi tôm trên cát công nghệ cao 200 ha hiện nay đã thực hiện 75 ha)

TT Địa phương Tổng diện
tích quy hoạch
Tổng DT đã nuôi trồng Tổng DT kêu gọi đầu tư
1 Xã Xuân Hội 220 85 135
2 Xã Xuân Trường 191 105 86
3 Xã Xuân Đan 133 96 37
4 Xã Xuân Phổ 87,6 56 31.6
5 Xã Xuân Hải 12 2 10
6 Xã Xuân Yên 34,3 10 24.3
7 Xã Xuân Liên 53,5 15 38.5
8 Xã Cương Gián 87 76 11
9 Xã Xuân Giang 23 23 0
10 Xã Tiên Điền 4 4 0
Tổng cộng 845,4 472 373.4

2.5. Một số dự án khác

– Các dự án tiểu thủ công nghiệp tại các xã Xuân Lĩnh, Cổ Đạm, Cương Gián, Xuân Phổ, Xuân Liên, Xuân Đan, Xuân Viên, Xuân Giang, Xuân Hồng, Xuân Lam, Xuân Trường với diện tích 317ha;

– Trồng lạc giống liên kết trên địa bàn xã Cổ Đạm, Xuân Mỹ, Xuân Viên với diện tích quy hoạch 200ha;

– Trồng rau cao cấp tại các khu vực: Khu vực Đồng Bãi ven Sông Lam, xã Xuân Hồng, Xuân Lam và Xuân Viên với diện tích quy hoạch 100ha; Khu du lịch Biển xã Xuân Hội với diện tích quy hoạch 150ha; Khu sinh thái ven chân núi Hồng Lĩnh với diện tích quy hoạch 114,5ha…

Với tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, với sự hấp dẫn của một vùng quê văn hoá, sự đón nhận nhiệt tình và sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà cùng với những chính sách hợp lý về thu hút đầu tư của tỉnh Hà Tĩnh và huyện Nghi Xuân… Rất mong được đón các nhà đầu tư về với Nghi Xuân, để cùng huyện nhà phát huy các tiềm năng, lợi thế và là cơ hội đầu tư, phát triển và hiệu quả của các nhà đầu tư./.

Nơi nhận:

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh ;

– BQL dự án SRDP;

– TT Huyện uỷ, TT HĐND huyện;

– Chủ tịch, các PCT UBND huyện;

– Các Đ/c UVBTV Huyện uỷ;

– Các nhà đầu tư;

– L­ưu: VT, TCKH;

– Gửi: Văn bản giấy và điện tử.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Đã ký

Nguyễn Hải Nam


[1] Các doanh nghiệp, Hợp tác xã được quan tâm phát triển. Đến nay, toàn huyện có 245 Doanh nghiệp; 93 hợp tác xã, 98 tổ hợp tác. UBND huyện đã chủ động xây dựng các dự án, giới thiệu địa điểm xin ý kiến thẩm định trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án đầu tư trên địa bàn như: Dự án sản xuất rau củ quả công nghệ cao trên đất cát xã Cổ Đạm (6,6ha); Trang trại sản xuất tôm giống của Công ty cổ phần Thủy sản Thông Thuận – Hà Tĩnh ở xã Cương Gián (3tỷ con tôm giống/năm); Dự án nuôi cá Mú và cá Bơn ứng dụng công nghệ cao tại xã Xuân Liên của Công ty cổ phần sản xuất và nuôi trồng thủy sản Hoàng Dương – Hà Tĩnh (8 ha); Dự án nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm trên cát tại xã Xuân Phổ của Hợp tác xã Nuôi trồng và chế biến hải sản xuất khẩu Hoàng Thông (9,5 ha)… và nhiều dự án khác đã và đang tham gia đầu tư tại huyện, từ năm 2013 đến nay (2016) tổng vốn đầu tư các dự án trên 850 tỷ đồng.Trong đó: Tỉnh chấp thuận đầu tư 14 dự án, tổng diện tích 103ha, tổng mức đầu tư trên 700 tỷ đồng; UBND huyện đã chấp thuận chủ trương đầu tư theo thẩm quyền 20 dự án với tổng diện tích 55ha, tổng mức đầu tư trên 150 tỷ đồng…

(theo Thông tin điện tử Nghi Xuân)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP