“Vợ ơi, anh mong em quay về”

“Chẳng có gì có thể sánh bằng gia đình mình đâu em ạ. Anh mong em hiểu được và về với chồng con…”- Đó là những dòng tin nhắn đẫm nước mắt của người cha trẻ gặp nạn vĩnh viễn mất đi đôi tay nhắn nhủ, cầu xin người vợ ở phương xa quay về chăm sóc đứa con thơ đang ngày đêm quằn quại nhớ mẹ, thèm khát tình mẫu tử.

Nghi Xuân: Lễ trao học bổng “vì em hiếu học’

Ngày 2/11, tại UBND huyện Nghi Xuân, Viettel Hà Tĩnh – Chi nhánh Tập đoàn Viễn thông quân đội tại Nghi Xuân đã phối hợp với Hội Khuyến học huyện tổ chức lễ trao học bổng “Vì em hiếu học” năm 2016 cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi trên địa bàn huyện.

Phóng sự: Nghi Xuân điểm đến của các nhà đầu tư

Thời gian qua, Nghi Xuân luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các sở, ngành cấp tỉnh, sự đồng hành và nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp, cộng đồng Doanh nghiệp, các nhà đầu tư, cán bộ và nhân dân huyện nhà, hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đạt được kết quả bước đầu quan trọng [1]

Nghi Xuân tặng gần 12 nghìn suất quà tết Bính Thân

Nhân dịp đón tết Bính Thân Các cơ quan, tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội huyện Nghi Xuân đã tặng  gần 12 nghìn  suất quà tặng các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em tàn tât, trẻ em đặc biệt khó khăn trên địa bàn với tổng số tiền trên 2 tỷ đồng.

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Chăm lo cho người nghèo

UBMTTQ huyện Nghi Xuân vừa tổ chức kỳ họp thứ VI, khóa XVIII (nhiệm kỳ 2014-2019) tổng kết công tác Mặt trận năm 2015, triển khai chương trình phối hợp thống nhất hành động năm 2016.

Phim tài liệu: Nghi Xuân quê tôi!

Nghi Xuân khi xưa thuộc phủ Đức Quang (gồm cả Hương Sơn, Can Lộc, Đức Thọ, Thanh Chương, Nghi Lộc) được xem là vùng “địa linh nhân kiệt” của Xứ Nghệ. Trong thời kì phong kiến, Nghi Xuân có 21 vị đỗ đại khoa (Tiến sĩ) với những dòng họ nổi tiếng khoa bảng như: Nguyễn Tiên Điền, Ngụy Khắc, Trần, Phan, Uông, Đậu… và các làng giàu truyền thống văn hoá như: Tiên Điền, Uy Viễn, Cương Gián, Cổ Đạm, Tả Ao, Phan Xá…

Nghi Xuân: Lãnh đạo huyện chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam

Nhân kỷ niệm 70 năm nền giáo dục Cách mạng Việt Nam và 33 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 -20/11/2015. Chiều ngày 19/11, các đồng chí Trần Báu Hà, tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy; Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch UBND huyện; Phan Thị Kim Oanh, phó chủ tịch HĐND huyện; Phạm Tiến Hưng, phó chủ tịch UBND huyện cùng các đồng chí trong ban thường vụ huyện ủy đã đến tặng hoa chúc mừng cán bộ, nhân viên phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, các nhà giáo Ưu tú ; các trường học trên địa bàn.

Nghi Xuân liên hoan nghệ thuật quần chúng năm 2015

Đến dự khai mạc hội diễn có đại diện lãnh đạo sở VHTT tỉnh Hà Tĩnh; Đồng chí Trần Báu Hà, tỉnh ủy viên, bí thư huyện ủy; Nguyễn Văn Hiếu, phó bí thư thường trực huyện ủy; Nguyễn Hải Nam, chủ tịch UBND huyện cùng lãnh đạo thường trực huyện ủy, HĐND,UBND, UBMTTQ huyện; Lãnh đạo đảng ủy, chính quyền 19 xã, thị trấn.

Nghi Xuân nỗ lực thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra

Sáng 29/9, Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với BTV huyện ủy Nghi Xuân để nghe và cho ý kiến về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị thời gian qua, định hướng nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Nghi Xuân chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới

Đã gần 1 tuần nay, hơn 600 em học sinh và giáo viên trường THCS Nguyễn Trãi luôn hăng luyện tập các nghi thức để chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới 2015- 2016. Không khí rộn ràng, háo hức đón chào năm học mới  hiện rõ trên từng khuôn mặt của các em học sinh nơi đây. Với vị thế của một trường điểm, bước vào năm học mới năm nay, THCS Nguyễn Trãi đã chuẩn bị sẵn cho mình một kế hoạch, chương trình dạy và học cần thiết để hướng đến mục tiêu dành kết quả cao nhất trong học tập.

Nghi Xuân: Người CCB được mọi người tin yêu

Đó là ông Nguyễn Mạnh Lừng, sinh năm 1948 – nguyên Chủ tịch Hội CCB xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân – Hà Tĩnh.  Là người lính từng anh dũng xông pha trong các trận chiến năm xưa góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trở về đời thường tham gia công tác tại địa phương, ông vùi đầu vào công việc, coi đó là điểm tựa, là lẽ sống của cuộc đời mình. 

Mô hình kinh tế quy mô lớn, tạo đà để Nghi Xuân phát triển

Mặc dù có những khó khăn trong sản xuất  nông nghiệp nhưng không thể nói là Nghi Xuân không có những thế mạnh trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới. Những mô hình kinh tế quy mô lớn đã, đang xuất hiện chính là điểm tựa để huyện Nghi Xuân bứt phá đi lên.

Nghi Xuân hoàn tất công tác chuẩn bị đại hội Đảng bộ lần thứ XXI

Trước thềm chuẩn bị cho đại hội huyện Đảng bộ Nghi xuân lần thứ XXI nhiệm kỳ 2015-2020, phóng viên chúng tôi đã có cuộc trao đối với ông Trần Báu Hà TUV, Bí thư huyện uỷ xung quang công tác chuẩn bị cho đại hội huyên Đảng bộ sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

Xác định khâu đột phá để Nghi Xuân phát triển nhanh, bền vững

6 tháng đầu năm, tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của huyện Nghi Xuân đạt 744 tỷ đồng (tăng 10,37% so với cùng kỳ năm 2014). Toàn huyện đã xây dựng được 333 mô hình sản xuất kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập mới. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tiếp tục có bước phát triển; giá trị sản xuất ước đạt gần 620 tỷ đồng (tăng 17,05% so với cùng kỳ); thu ngân sách đạt khá.

Nghi Xuân: Xót xa cảnh mẹ già 90 nuôi 2 con tâm thần

Đã bước vào tuổi 90, lưng khom đầu bạc, đáng ra phải được hưởng cái phúc con cháu trông nom, báo đáp công sinh thành thì ngược lại cái khổ vẫn đeo bám cụ Trần Thị Lu, trú tại Thôn 4 (Xuân Phổ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) khi cụ phải một mình vật lộn nuôi 2 con tâm thần.

Ba mẹ con già yếu sống nương tựa vào nhau Mẹ già yếu, con tâm thần Chúng tôi tìm đến gia đình cụ Lu vào một buổi trưa gió Lào nóng nực. Ngôi nhà xập xệ, những mảnh tường loang lổ, chai nhựa nằm lăn lóc, 2 đầu giường, 2 mảnh đời không may mắn đang trằn trọc lật qua lật lại hi vọng có thể chống chọi lại cái nóng khắc nghiệt của mùa hè. Ngoài vườn, cụ Lu đang loay hoay nhặt nhạnh hay đào bới thứ gì đó. Giữa trưa mùa hạ, bóng người mẹ già như nhòa đi. Thấy có người đến, cụ lom khom chạy vào nhà, có lẽ cụ nghĩ ai đến cho thứ gì đó, khuôn mặt nhăn nheo rạng rõ hơn mọi ngày. Cụ Lu có 2 người con, 1 trai 1 gái, nhưng thật không may, cả hai người con của cụ đều mắc bệnh tâm thần. Người anh là Hoàng Minh Tấn – 63 tuổi, còn em gái chị Hoàng Thị Xuân cũng đã 61 tuổi. Bị tâm thần từ bé, mỗi lần lên cơn, các con của cụ lại hành động bất thường, khi thì hò hét, chửi bới ầm ĩ, khi lại đập phá đồ đạc. Những ngày nắng nóng, anh Tấn lại lên cơn liên tục, anh thường ra giếng dội nước vào người nhiều lần. Sợ con bị cảm, hay sẩy chân ngã xuống giếng cụ luôn phải canh chừng, vì vậy, nhiều khi anh Tấn thấy khó chịu xô ngã cụ rồi đuổi đánh cụ, phải nhờ hàng xóm can ngăn cụ mới được cứu. Cô con gái bệnh nhẹ hơn thì bị mù 2 mắt, suốt ngày ngơ ngơ ngẩn ngẩn, chẳng thể giúp được gì, cụ đành phải trở thành đôi mắt của con, đi đâu cũng phải đưa đi, tắm rửa giặt giũ, vệ sinh cá nhân cụ cũng phải làm giúp con. Có lần cụ bị con trai ném đồ vào người chảy máu, bầm dập, cụ khóc, những giọt nước mắt rơi lặng lẽ, không phải vì bị đánh mà vì xót thương cho số phận những đứa con dại dột, có lớn nhưng chẳng có khôn, cụ thương con, xót con, tự trách mình chẳng thể chữa bệnh cho con. Cứ thế, 50 năm nay cụ chưa có một ngày vui. Nỗi lòng người mẹ Cụ Lu tranh thủ cuốc đất trồng rau Từ ngày chồng mất, mọi gánh nặng dồn lên đôi vai người mẹ già chưa đến 30 kg ấy. Đã già yếu lại phải nuôi 2 đứa con tật nguyền, cụ Lu cũng đành ngậm đắng nuốt cay, ráng sống được ngày nào hay ngày ấy, mọi hy vọng, mọi sự cố gắng đều giành cho con. Quần quật từ sáng tới tối, những lúc con đỡ lên cơn hay nằm ngủ, cụ lại tranh thủ đi nhặt củi, trồng luống rau, nhặt nhạnh vài thứ người ta bỏ đi như chai lọ, hay quần áo, thứ gì dùng được thì dùng, không được thì bán đồng nát kiếm ít tiền mua mớ rau. Lúc còn có sức khỏe cụ còn làm ruộng làm vườn, còn có cái ăn, giờ sức yếu, lại bệnh tật, chẳng thể làm được gì, chi phí sinh hoạt chỉ dựa vào 540 ngàn đồng trợ cấp của nhà nước. Chỉ đủ ăn thôi đã rất khó khăn, chứ đừng nói đến tiến thuốc thang chữa bệnh. Hàng xóm xung quanh, ai cũng thương cụ, nhưng cảnh nghèo cũng chỉ thỉnh thoảng giúp được cho cụ nắm gạo, mớ rau. Cụ tâm sự: “Khổ lắm chú ơi!Tui cũng già rồi, làm không được bao nhiêu nhưng mà tui còn sống còn đỡ, chứ tui đi rồi không biết 2 đứa con tui phải làm răng!”. Nhìn 2 đứa con đang ngủ, đôi mắt người mẹ già nhòe đi. Có cảm giác như bao nhiêu lo lắng là bấy nhiêu vết nhăn hằn sâu chằng chịt trên khuôn mặt người mẹ. Thương con nhưng lực bất tòng tâm, ở vào cái tuổi gần đất xa trời, cụ chỉ ước mong sao khi mình nhắm mắt xuôi tay, con mình được chăm sóc, có nơi để nương tựa. 3 con người già yếu nương tựa vào nhau mà sống lay lắt qua ngày, không biết ngày mai… Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ: Cụ Trần Thị Lu, thôn 4, xã Xuân Phổ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Nghi xuân: Đảng bộ Thống Nhất tổ chức Đại hội lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015-2020

Trong 2 ngày 6- 7/6/2015,  Đảng bộ Thống Nhất đã tổ chức Đại hội lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Đến dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Hà Văn Châu- Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ Tỉnh, nguyên Bí thư huyện ủy, chủ tịch HĐND huyện, Đ/c Đặng Văn Tính- phó Ban Nội chính tỉnh ủy, nguyên phó bí thư huyện ủy, chủ tịch UBND huyện, đ/c Trần Báu Hà- TUV- Bí thư huyện ủy, đ/c Nguyễn Văn Hiếu, phó bí thư thường trực huyện ủy, đ/c Nguyễn Hải Nam, UVBTV huyện ủy, phó chủ tịch UBND huyện và 180 đảng viên của Đảng bộ.

Nghi Xuân: Đào móng làm nhà, “gặp” lô đồ cổ quý hiếm

Theo ông Hồ Bách Khoa – Trưởng ban quản lý Khu di tích quốc gia đặc biệt Nguyễn Du (xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, một gia đình tại huyện Nghi Xuân, trong lúc đào móng xây dựng nhà, đã phát hiện một nhóm hiện vật cổ thời nhà Lê, nằm dưới lòng đất chừng 50-60cm.

TOP