Người đương thời

Nghi Xuân: Người CCB được mọi người tin yêu

Đó là ông Nguyễn Mạnh Lừng, sinh năm 1948 – nguyên Chủ tịch Hội CCB xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân – Hà Tĩnh.  Là người lính từng anh dũng xông pha trong các trận chiến năm xưa góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trở về đời thường tham gia công tác tại địa phương, ông vùi đầu vào công việc, coi đó là điểm tựa, là lẽ sống của cuộc đời mình. 

hatinh24h hatinh24h 01

Trải qua nhiều chức vụ và đơn vị, cơ quan công tác khác nhau, song ở cương vị nào ông Nguyễn Mạnh Lừng cũng đều phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Sau hơn 20 năm phục vụ Quân Đội với quân hàm Trung Tá và nhiều phần thưởng cao quí của Đảng, Nhà nước, trao tặng, ông Nguyễn Mạnh Lừng nghỉ theo chế độ trở về quê hương. Đến năm 1994, Ông cùng gia đình chuyển vào vùng đất hoang vu ở ven biển thôn Lâm Phú. Tại vùng đất mới, ngoài việc phát triển kinh tế gia đình ông còn nhiệt tình tham gia các hoạt động ở thôn, phục vụ nhân dân. Với đức tính ngay thẳng, chính trực, không vụ lợi, ông liên tục nhân dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn, bí thư chi bộ .

Trong quá trình tham gia hoạt động, ông Lừng tích cực tuyên truyền, vận động người dân thi đua lao động sản xuất, xây dựng gia đình văn hóa, đồng thời vận động người dân quyên góp, ủng hộ những gia đình khó khăn, giúp họ vươn lên thoát nghèo. Với nhiều thành tích nổi bật trong quá trình hoạt động vì cộng đồng, từ năm 2000  đến 2012, ông Nguyễn Mạnh Lừng được Đảng Uỷ, chính quyền và nhân tín nhiệm bầu giữ chức chủ tịch UBMTTQ, Chủ tịch Hội CCB xã Xuân Liên.

            Khi giữ vai trò Chủ tịch Hội CCB xã, ông Nguyễn Mạnh Lừng tự nhủ với bản thân là phải luôn nỗ lực phấn đấu hết mình trong công việc, xây dựng cơ sở hội ngày càng vững mạnh để không phụ lòng đồng chí, đồng đội đã ngã xuống vì tự do độc lập của dân tộc. Ông từng trăn trở rất nhiều bởi cuộc sống người lính khi trở về đời thường gặp rất nhiều khó khăn. Để tạo điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, trong nhiều năm liền, Ông cùng gia đình đã bỏ hàng trăm triệu đồng để mua sắm hai vàng lưới Rùng, lưới Rê để giúp những hội viên khó khăn tham gia khai thác nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra Ông còn cùng nhiều hội viên khác tham gia đấu thầu diện tích rừng phòng hộ ven biển trên 15 ha để chăm sóc, bảo vệ… Từ đó, đời sống của hội viên cựu chiến binh trong thôn được nâng lên, tỷ lệ gia đình hội viên khá giàu chiếm trên 70%; số gia đình hội viên nghèo giảm chỉ còn 6 hộ.

Để triển khai các chương trình hoạt động xuống cơ sở, ông cùng với các đồng chí trong Ban Chấp hành Hội luôn bám sát vào tình hình thực tiễn, sâu sát nắm bắt tâm tư nguyện vọng của hội viên để từ đó xây dựng phong trào thiết thực mang lại lợi ích cho cộng đồng. Đặc biệt là học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tình nhân ái, nghĩa đồng bào không chỉ gương mẫu đi đầu, vận động cán bộ hội viên tích cực đóng góp công sức, tiền của để xây dựng các công trình dân sinh, hỗ trợ người nghèo.

Ngoài việc triển khai thực hiện tốt các chương trình trọng tâm, ông Lừng còn chủ động tham mưu cho Đảng ủy, chính quyền địa phương xây dựng nhiều mô hình hiệu quả. Điển hình như thành lập duy trì hoạt động câu lạc bộ sản xuất, kinh doanh; Xây dựng con đường tự quản về trật tự an toàn giao thông thôn Lâm Phú nhằm giảm đến mức thấp nhất các vụ tai nạn giao thông xảy ra. Riêng gia đình ông trong năm 2014 đã chuyển nhượng gần 2 ha đất đấu thầu để cho doanh nghiệp thực hiện dự án nuôi trồng cá mú, cá bơn góp phần thực hiên nhiệm vụ xây dựng NTM của địa phương.

Gần đến tuổi 70, không cho bản thân nghỉ ngơi vừa làm công tác xã hội, vừa chăm lo phát triển kinh tế gia đình, Ông luôn tâm niệm lao động, sản xuất chính là niềm vui tuổi già, còn sức khỏe thì vẫn tiếp tục cống hiến công sức của mình để phục vụ cho quê hương, gia đình và xã hội.

                                                                                                                                                                                       Hồng Quang/ Nghi Xuân

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP