Được báo tin nhận chiếc chân giả mới miễn phí, ông Hữu suốt đêm không ngủ, háo hức chờ đến sáng để nhận "món quà" quý. Còn bà Am thì mãi không thấy cuộc gọi đến nên cứ lo lắng đoàn bỏ quên mình hay sao.
Hơn một tháng qua, bữa ăn hằng ngày của cựu chiến binh Trần Trọng Tuất ở thôn Mỹ Hương, xã Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đều phải nhờ vào sự hỗ trợ của các y, bác sĩ và người nhà các bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Nội, can thiệp tim mạch-hô hấp, Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức), bởi ông đang phải chắt chiu dành dụm từng đồng và vay mượn để chữa bệnh cho con trai.
Trận mưa nặng hạt do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 khiến không khí trong ngôi nhà cấp 4 của cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Phương, ở thôn 4, xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) càng thêm ảm đạm.
UBND xã Kỳ Thọ thu hồi 480m² đất trồng cây lâu năm của gia đình ông Đài nhưng không bồi thường. Không những thế, hơn 1.000m² đất đã được cấp GCNQSDĐ cũng bị mang ra phân lô bán cho nhiều người, khi phát hiện ra thì chính quyền xã cho rằng phần đất trước đây cấp cho ông Đài là do 'ghi nhầm' vị trí.
Năm 1951, ông Trần Minh Tân (tên khai sinh Trần Y Độ, SN 1930, nguyên quán: thôn Gia Ngại 1, xã Long Đan (nay là Thạch Long), Thạch Hà, Hà Tĩnh) nhập ngũ và trực tiếp tham gia nhiều chiến dịch lớn, trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Ông Nguyễn Mạnh Lừng (70 tuổi, ngụ thôn Lâm Phú, xã Xuân Liên, H.Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã trồng phi lao chắn sóng bảo vệ dân làng và phục hồi nghề đánh bắt truyền thống.
Là miễn phí, là tri ân, nhưng chỉ kiểm đếm, thống kê tại 1 xã có các hội viên hội CCB đi tham quan quê Bác, doanh nghiệp tổ chức chuyến đi cũng đã thu lợi hàng chục triệu đồng từ bán sản phẩm.
Mỗi khi có sự việc liên quan đến an ninh trật tự và các sự việc khác ở bất kỳ thời điểm nào, người cần hỗ trợ sẽ đánh hồi kẻng tại vị trí được trang bị. Ngay sau khi nghe tiếng kẻng, nhân dân trong thôn sẽ mang theo các phương tiện cần thiết để vây bắt tội phạm.
Sửa xe miễn phí hay tặng hàng chục chiếc xe đạp cho những học sinh nghèo, việc làm đó của cựu chiến binh Trần Trung Thực đã khiến nhiều người cảm phục. Những đứa trẻ nơi vùng quê xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thường gọi ông bằng hai từ thân thương là “ông bụt”.
Ngày 4/10, gia đình bác Nguyễn Thị Thịnh (thôn Lưu, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân), vợ của cựu chiến binh Nguyễn Xuân Trường và bà của cháu Nguyễn Văn Trọng nhân vật trong bài viết: “Tương lai mịt mờ của cậu bé 2 tuổi không có bố, mẹ tâm thần”, đã chính thức khởi công xây dựng ngôi nhà nhân ái.
Một thời kinh tế khó khăn, con cái bệnh tật thường xuyên phải đi viện khiến vợ chồng ông Cảnh kiệt quệ cả tinh thần lẫn vật chất. “Nhiều lần ôm con đi viện mà trong tay không còn cắc tiền lẻ nào, vợ chồng tôi lại phải chạy đi vay mượn khắp xóm. Hết chạy chữa cho đứa này rồi lại đến đứa khác nên rất cơ cực”, ông Cảnh ngậm ngùi.
9 khu chuồng trại bị bão đánh tan hoang, thiệt hại bước đầu ước tính hơn 1 tỉ đồng đã đẩy một cựu chiến binh ở xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) rơi vào cảnh quẫn bách.
Là một CCB bị thương trong chiến tranh, cuộc sống còn khó khăn nhưng ông gom góp từng đồng từ nghề sửa xe đạp để mua những chiếc xe đạp cũ về tu sửa và gửi tặng cho 5 học sinh nghèo trong ngày lễ khai giảng.
Ông Bùi Chiến Thắng - Chủ tịch UBND phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh) cho biết, đến nay ông vẫn không đồng tình với bản án nên mới kéo dài việc lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận đất cho ông Chức.
Đều đặn mỗi tháng 2 lần, vào ngày Rằm và mùng Một (Âm lịch), ông Phạm Minh Tâm, cựu chiến binh (CCB) ở phường Hưng Dũng (thành phố Vinh, Nghệ An) ra Nghĩa trang Dăm Mụ Nuôi thắp hương cho cán bộ, chiến sĩ (CBCS) miền Nam tập kết.
Trong không khí toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tích cực tổ chức các hoạt động thiết thực kỷ niệm 69 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2016), chiều 16/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gặp mặt thân mật các đại biểu cựu chiến binh Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, doanh nhân cựu chiến binh tiêu biểu cả nước tham dự chương trình “Tri ân đồng đội – Vang mãi khúc quân hành” diễn ra vào tối 16/7 tại Hà Nội.
“Ngày ấy, nhà ai cũng nghèo, cũng khổ lắm nhưng tôi luôn tin là chỉ cần mình cố gắng làm lụng chăm chỉ, thì chẳng mấy chốc sẽ khá thôi… Mình là thương binh nhưng nghĩ lại mình vẫn may mắn hơn rất nhiều đồng đội khác. Nỗi đau chiến tranh không thể trốn tránh được, nhưng tôi không vì thế mà chịu cảnh đói nghèo, các con không có tương lai…”- ông Cường chia sẻ.
Về xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh hỏi gia đình ông Lê Xuân Hường ai cũng biết. Bà con biết vì quý mến ông Hường không chỉ là tính tận tụi trong công việc, gương mẫu trong cuộc sống mà còn ở phẩm chất của một gia đình có lòng yêu nước và truyền thống cách mạng khá nổi bật ở địa phương. Sinh năm 1938 – năm nay ông đã bước vào tuổi 78, ông Hường còn khỏe mạnh, đầu óc tinh anh và hoạt bát trong mọi sinh hoạt. Là con trai thứ 6 của gia đình, có cha đẻ là Đảng viên – lão thành cách mạng thời kỳ 30 – 31 của Đảng, Lê Xuân Hường là một trong số rất ít thanh niên của xã Tân Lộc tốt nghiệp khoa Kế Toán, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội những năm đầu năm 1960. Cầm tấm bằng đại học loại khá trong tay, Lê Xuân Hường hoàn toàn có cơ hội để kiếm cho mình một việc làm ở Hà Nội. Nhưng ông đã tình nguyện về quê công tác, gắn bó với ruộng đồng quê hương. Năm 1961 Lê Xuân Hường được bầu làm Phó chủ nhiệm, kiêm Kế toán trưởng Hợp tác xã nông nghiệp cấp cao Tân Lộc.
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII là sự kiện chính trị quan trọng, được mọi tầng lớp nhân dân quan tâm, trong đó cựu chiến binh và sinh viên trên địa bàn kỳ vọng Đại hội đề ra những quyết sách đúng đắn, đưa tỉnh nhà phát triển.
Những người lính sau khi hoàn thành nghĩa vị trở về địa phương hầu hết cuộc sống còn nhiều khó khăn. Với nghị lực của anh bộ đội Cụ Hồ, các anh đã phát huy bản lĩnh người lính, không ngừng học hỏi, đi lên chiến thắng đói nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc. Tiêu biểu trong phong trào này có anh Phạm Bá Định – hội viên CCB thôn Đông Thắng – xã Mai Phụ – huyện Lộc Hà.
Đó là ông Nguyễn Mạnh Lừng, sinh năm 1948 – nguyên Chủ tịch Hội CCB xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân – Hà Tĩnh. Là người lính từng anh dũng xông pha trong các trận chiến năm xưa góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trở về đời thường tham gia công tác tại địa phương, ông vùi đầu vào công việc, coi đó là điểm tựa, là lẽ sống của cuộc đời mình.
“22 năm rồi nó vẫn nằm đó, dù nghèo đói đến đâu chúng tôi vẫn không muốn xa rời con, tôi biết nó đã không may nắm như con người ta nhưng ít nhất nó vẫn là con có cha có mẹ các chú à!”. Đó là những lời tâm sự chứa đầy nước mắt của Ông Đậu Hai và bà Phan Thị Liên ở thôn Hồng Nhất xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh trong hơn hai mơi năm nuôi dưỡng đứa con út bị dị tật bẩm sinh, Đậu Thị Tật sinh năm 1993.