Điểm nóng Thế giới

Báo Washington Post: Putin đánh tụt uy tín Obama và nước Mỹ về 0

 

Báo Washington Post: Putin đánh tụt uy tín Obama và nước Mỹ về 0

Tổng thống Mỹ Obama đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất trong nhiệm kì tổng thống của mình với nhiệm vụ tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Câu trả lời của ông Obama sẽ sẽ quyết định số phận của hai nhiệm kì tại vị trên chiếc ghế Tổng thống của ông, cũng như là quyết định tương lai vị thế của Ukraine, Nga và Mỹ trên thế giới. Nếu chính quyền của ông Putin thoát án trừng phạt vì hành vi tiến chiếm quốc gia hàng xóm, thì uy tín của nước Mỹ, vốn đã bị ảnh hưởng từ sự kiện Syria, sẽ tụt về số không. Các nước đồng minh sẽ quay lưng lại Mỹ, khủng bố khắp nơi sẽ không còn sợ Mỹ và cả thế giới sẽ trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều.

Bài viết đăng trên Washington Post nhận định những việc mà ông Obama cần làm ngay lập tức, một số thì cần sự hợp tác của các đồng minh Châu Âu và NATO, phần còn lại phải tự thân vận động. Những việc đó bao gồm:

–  Lệnh trừng phạt với các ngân hàng Nga và các tổ chức tài chính.

–  Mở rộng phạm vi áp dụng của Đạo luật Magnitsky lên các quan chức điện Kremlin, bao gồm ông Putin.

–  Chấm dứt các cuộc đàm phán về thương mại với Nga

–  Triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với NATO nhằm trấn an các đồng minh NATO có chung đường biên giới với Ukraine và bất đầu huy động để đối mặt với các kịch bản có thể xảy ra.

–  Điều tàu chiến Mỹ đến Biển Đen để đề phòng.

–  Kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ lên án hành vi xâm lược của Nga đối với nước láng giềng Ukraine, mặc dù Nga sẽ sử dụng quyền phủ quýt.

–  Cùng các quốc gia G8 trục xuất Nga và công bố hủy chuyến thăm Sochi của ông Obama, vốn là đại điểm dự kiến tổ chức cuộc họp G8 vào tháng sáu năm nay.

Ngoài ra cũng có những giải pháp khác cho chính quyền của ông Obama: ví dụ như điều binh đến phía Tây Ukraine và thủ đô Kiev; một số khác cho rằng Mỹ cần ngay lập tức đề nghị quyền làm thành viên NATO với Ukraine. Nước Mỹ cần nhắm tới những giải pháp thực tế, những giải pháp không gây chia rẽ NATO. Nhưng ông Obama cũng không nên điện báo cho Tổng thống Putin những giới hạn của Mỹ trong việc phản ứng trước động thái của Nga, cũng như những hành động vô nghĩa mà ông (Obama) và Ngoại trưởng John Kerry đã thực hiện đối với vấn đề vũ khí quân sự của chính quyền Syria của ông Bassar al-Allsad.

Ukraine, quốc gia 46 triệu dân, bị kẹp giữa NATO, EU và Nga. Vào năm 1994, Mỹ, Ukraine, Nga và Anh quốc đã ký Biên bản Budapest như một phần thỏa thỏa thuận để Ukraine từ bỏ kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân với Nga. Theo thỏa thuận, các nước ký tên có trách nhiệm tôn trọng độc lập và lãnh thổ Ukraine, bảo vệ Ukraine khỏi các hành vi xâm lấn và tránh đặt áp lực kinh tế lên Ukraine. Mỹ và Anh có tranh nhiệm phải phản ứng, và hy vọng rằng đồng minh NATO cũng sẽ làm điều tương tự.

Cũng như những vấn đề ngoại giao khác, ông Obama đã đứng ngoài câu chuyện quá lâu trước khi phát biểu về tình hình ngày một trầm trọng ở Ukraine lần đầu tiên vào 10 ngày trước, sau khi chính quyền Ukraine cho đàn áp người biểu tình ở Kiev. Ông Obama đã cảnh báo các quan chức Ukraine “không được đi quá giới hạn”, một cụm từ đã mất đi ý nghĩa kể từ khi ông cảnh báo chính quyền Assad không được “vượt đèn đỏ” về vấn đề vũ khí hóa học – vốn chẳng được chính quyền ở Syria khi đó nghe theo.

Cũng theo tờ Washington Post, suốt hàng năm trời, ông Putin không có một chút coi trọng người đồng cấp Mỹ, cũng như chẳng ngại ngần bày tỏ thái độ xem thường đối với các nước phương Tây nói chung và nước Mỹ nói riêng. Chính sách tái thiết của Obama chỉ là cái cớ để đổ lỗi cho chuyện đang xảy ra ở Ukraine, sau khi bỏ qua cho ông Putin tội vi phạm nhân quyền, cũng như là các chính sách hiếu chiến nhằm vào người hàng xóm của Nga và việc ủng hộ cho một chế độ sát nhân như ở Syria.
Tổng thống Putin chưa một lần thấy Mỹ có bất cứ hành động rõ ràng nhằm ngăn chặn hay trừng phạt Nga, chẳng hạn như các biện pháp trừng phạt thương mại đối với các nước làng giềng của Nga vì hành vi vi phạm cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới.

Chuyện thường thấy là ông Obama cùng đội ngũ của mình đều đã nhắm mắt làm ngơ. Hậu quả là người Nga tiến quân tiến chiếm Ukraine. Ít nhất, người Mỹ có thể ngừng lắng nghe những kẻ trong chính quyền Obama và cộng đồng chuyên gia phân tích, những người cho rằng Nga có vai trò trong việc quyết định tương lai của Ukraine, hoặc những người ủng hộ lời hứa “Phần Lan hóa” Ukraine của Mỹ với Nga rằng Ukraine sẽ không bao giờ là thành viên của NATO. Động thái của Putin ở Ukraine hẳn đã làm rõ một điều rằng chừng nào Putin còn tại vị, nước Nga vẫn sẽ là mối đe dọa đối với quyền lợi của Mỹ.

Thành Luân (Theo The Washington Post)

Tác giả bản tiếng Anh của bài viết, David J. Kramer là chủ tịch của Freedom House và là nguyên phó trợ lý ngoại trưởng phụ trách vấn đề Nga và Ukraine dưới thời Tổng thống George W. Bush.
(Biến động ở Ukraine)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP