Trong nước

10 phát ngôn ấn tượng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

“Thủ tướng và Chính phủ sẽ tập trung sức đẩy mạnh cải cách toàn diện nền hành chính quốc gia theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền và thực hiện dân chủ; xây dựng hệ thống hành chính, trước hết là Chính phủ, trong sạch vững mạnh, sâu sát và gắn bó với dân, hết lòng phục vụ nhân dân” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong lễ nhậm chức ngày 27/6/2006.

hatinh

 Thủ tướng phát biểu tại phiên chất vấn trực tiếp ngày 24/11/2010 của Quốc hội về trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ khi để xảy ra nhiều sai phạm tại tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin.

Thủ tướng phát biểu tại phiên chất vấn trực tiếp ngày 24/11/2010 của Quốc hội về trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ khi để xảy ra nhiều sai phạm tại tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin.

 Sau khi được Quốc hội khóa XIII tín nhiệm bầu tiếp tục giữ cương vị người đứng đầu Chính phủ, ngày 31/07/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài viết nêu nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016 gây tiếng vang với khái niệm Nhà nước kiến tạo phát triển.

Sau khi được Quốc hội khóa XIII tín nhiệm bầu tiếp tục giữ cương vị người đứng đầu Chính phủ, ngày 31/07/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài viết nêu nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016 gây tiếng vang với khái niệm Nhà nước kiến tạo phát triển.

 “Xảy ra chuyện như Vinashin, cuối cùng Thủ tướng đứng ra nhận trách nhiệm. Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ trong buổi thảo luận đánh giá 10 năm đổi mới, phát triển DNNN ngày 8/12/2011.

“Xảy ra chuyện như Vinashin, cuối cùng Thủ tướng đứng ra nhận trách nhiệm. Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ trong buổi thảo luận đánh giá 10 năm đổi mới, phát triển DNNN ngày 8/12/2011.

 Trả lời chất vấn của đại biểu Dương Trung Quốc tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII ngày 14/11/2012, Thủ tướng nói: “Đối với tôi còn 3 ngày nữa là tròn 51 năm, tôi theo đảng hoạt động cách mạng, chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của đảng, trong 51 năm qua tôi không xin với đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác. Mặt khác, tôi cũng không từ chối, không thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà đảng, nhà nước giao phó cho tôi…”.

Trả lời chất vấn của đại biểu Dương Trung Quốc tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII ngày 14/11/2012, Thủ tướng nói:Đối với tôi còn 3 ngày nữa là tròn 51 năm, tôi theo đảng hoạt động cách mạng, chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của đảng, trong 51 năm qua tôi không xin với đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác. Mặt khác, tôi cũng không từ chối, không thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà đảng, nhà nước giao phó cho tôi…”.

 “Năm 1956 Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo Trường Sa. Đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam Cộng hòa” - Thủ tướng trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII ngày 25/11/2011.

Năm 1956 Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo Trường Sa. Đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam Cộng hòa” – Thủ tướng trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII ngày 25/11/2011.

 Ngày 19/2/2014, tại hội nghị bàn về quy chế phối hợp giữa Mặt trận tổ quốc và Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, cũng không bao giờ quên công lao của những đồng chí, đồng bào mình chiến đấu hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979.

Ngày 19/2/2014, tại hội nghị bàn về quy chế phối hợp giữa Mặt trận tổ quốc và Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, cũng không bao giờ quên công lao của những đồng chí, đồng bào mình chiến đấu hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979″.

 “Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn AP và Reuters về tình hình Biển Đông cũng như các biện pháp giải quyết của Việt Nam trong chuyến thăm Philippines vào cuối tháng 5/2014.

“Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn AP và Reuters về tình hình Biển Đông cũng như các biện pháp giải quyết của Việt Nam trong chuyến thăm Philippines vào cuối tháng 5/2014.

 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với các học giả Đức về các thách thức mà VN đang phải đối mặt, trong cuộc trò chuyện tại Viện Koerber (Berlin, CHLB Đức) ngày 15/10/2014. “Chúng tôi tin rằng nhân quyền, tự do, dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược và là đòi hỏi khách quan của xã hội loài người. Việt Nam không phải ngoại lệ, không đứng ngoài xu thế này, Thủ tướng nói.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với các học giả Đức về các thách thức mà VN đang phải đối mặt, trong cuộc trò chuyện tại Viện Koerber (Berlin, CHLB Đức) ngày 15/10/2014. “Chúng tôi tin rằng nhân quyền, tự do, dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược và là đòi hỏi khách quan của xã hội loài người. Việt Nam không phải ngoại lệ, không đứng ngoài xu thế này”, Thủ tướng nói.

 Trong phiên họp thường kỳ Chính phủ cuối cùng của mình sáng 26/3/2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi lời chia tay đến các thành viên Chính phủ. Tính tới 6/4, ông làm Thủ tướng được 9 năm 10 tháng, làm Phó thủ tướng 2 nhiệm kỳ. Phiên họp thường kỳ Chính phủ sắp tới, ông và 19 người nữa không có mặt.

Trong phiên họp thường kỳ Chính phủ cuối cùng của mình sáng 26/3/2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi lời chia tay đến các thành viên Chính phủ. Tính tới 6/4, ông làm Thủ tướng được 9 năm 10 tháng, làm Phó thủ tướng 2 nhiệm kỳ. Phiên họp thường kỳ Chính phủ sắp tới, ông và 19 người nữa không có mặt.

theo zing.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP