Người đương thời

Những bông hoa tiêu biểu trong ngành giáo dục kỳ Anh

Với truyền thống của một vùng quê nghèo  hiếu học có nhiều tập thể cá nhân là những bông hoa tiêu biểu của ngành giáo dục Tỉnh nhà,   tin rằng, giáo dục kỳ Anh sẽ giành được nhiều thành tích cao hơn nữa trong sự nghiệp trồng người.

Những năm qua, nhiều thế hệ cán bộ quản lý, giáo viên ở Kỳ Anh đã cống hiến sức lực trí tuệ của mình để góp phần đưa sự nghiệp giáo dục đào tạo không ngừng đạt được được những thành tích đáng tự hào. Trong ngày 20/11 năm nay, nhiều tấm gương sáng lại được tiếp tục vinh danh vào bảng vàng truyền thống của vùng “đất nghèo nuôi chữ”


Thầy giáo Nguyễn Văn Hải
Tốt nghiệp cử nhân giáo dục tiểu học, thầy giáo trẻ Nguyễn Văn Hải  đã rời quê hương là xã Kỳ Đồng lên vùng núi Kỳ Thượng công tác. Đến năm 2005, được sự điều động của tổ chức, thầy chuyển về trường tiểu học Kỳ Lâm giảng dạy. Đây là một trong những ngôi trường miền núi xa xôi, điều kiện dạy học còn khó khăn, thiếu thốn, trình độ của các em còn hạn chế. Làm thế nào để đưa chất lượng  giáo dục miền núi tiến kịp miền xuôi- đó là nỗi trăn trở của  bao người, trong đó có thầy giáo  Hải. Từ suy nghĩ đó, kể từ khi về nhận công tác tại trường thầy đã không quản ngại khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện sống để dành tâm huyết cho công việc của mình. Với sự dìu dắt của thầy,  từ năm 2008 đến nay, nhiều em học sinh của trường đã dành giải cao trong các cuộc thi giải toán trên mạng. Cá nhân thầy đã đạt nhiều danh hiệu cao quí  và đạt giải nhất trong hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh năm học  2011-2012.

Thầy giáo Lâm Anh Đức
Tại trường Trung  học cơ sở Thư Thọ  mặc dù việc sáp nhập  ban đầu còn gặp nhiều khó khăn do phụ huynh chưa đồng thuận . Nhưng với sự chỉ đạo sát đúng giữa 2 địa phương cùng ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên, đặc biệt là phải kể đến công lao to lớn của người đứng mũi chịu sào, đó là thầy giáo Lâm Anh Đức- hiệu trưởng nhà trường. Để thực hiện thành công đề án sát nhập trường học, Trường THCS  Thư Thọ đã khắc phục những khó khăn trước mắt, đề ra những mục tiêu trong sự nghiệp giáo dục. Trong đó, nhà trường tập trung thực hiện tốt việc “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,  tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh  của nhà trường. Đến nay, sau một thời gian  sáp nhập, từ một trường xếp tốp cuối của huyện về chất lượng đại trà nay chất lượng đại trà đã có chuyển biến tích cực, trong kỳ thi tuyển vào THPT năm học 2013-2014, đơn vị Thư Thọ được xếp thứ 2/26 trường trong huyện. Nhà trường có 30 học sinh  được công nhận là học sinh giỏi huyện. Cá nhân thầy giáo Lâm Anh Đức được công nhận là chiến sỹ thi đua cấp tỉnh và được UBND tỉnh tặng bằng khen.

Thầy giáo Phạm Duy Dương
  Khi đến trường tiểu học Kỳ Sơn –  ngôi trường  ở vùng núi xa xôi của huyện Kỳ Anh, nhưng những năm qua, trường luôn là điểm sáng của phong trào giáo dục tỉnh nhà. Mọi người ai cũng biết đến công ơn của thầy giáo Phạm Duy Dương-   hiệu trưởng nhà trường. Để công tác quản lý đạt hiệu quả cao, bản thân thầy Phạm Duy Dương đã triển khai hiệu quả cuộc vận động:  “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trường đã có nhiều biện pháp để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Nhờ vậy, những năm qua, trường tiểu học Kỳ Sơn đã nhiều học sinh giỏi tỉnh và huyện, hiệu quả đào tạo đạt 98%, chất lượng khá giỏi đạt gần 80%. Đặc biệt, năm học 2012-2013, trường đã xây dựng được mô hình “ thư viện xanh” đầu tiên trong toàn tỉnh.  Với những kết qủa đạt được, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và là lá cờ đầu bậc tiểu học toàn tỉnh năm học 2008-2009, trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh và được UBND tỉnh tặng bằng khen. Thầy Phạm Duy Dương đã nhận nhiều danh hiệu cao quí của UBND tỉnh trao tặng.

Cô giáo Nguyễn Thị hồng Vân trong giờ dạy
Với cô giáo Nguyễn Thị Hồng Vân ở trường mầm non xã Kỳ Bắc thì việc dạy dỗ  trẻ  mầm non không chỉ đơn giản là trông trẻ. Mà đó còn là một công việc vô cùng ý nghĩa, bởi chính cách giáo dục của nhà trường góp phần hình thành nên nhân cách của trẻ . Để thực hiện mục tiêu của mình, chị đã đưa những kiến thức sư phạm đã học kết hợp với kinh nghiệm bản thân để có chương trình giáo dục trẻ phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Với lứa tuổi mầm non, để nói trẻ nghe, trẻ mến không chỉ đòi hỏi trình độ chuyên môn, mà còn đòi hỏi phương pháp cũng như lòng yêu thương thật sự. Bởi việc lên lớp của giáo viên mầm non không đơn thuần là truyền thụ kiến thức mà họ còn có một nhiệm vụ không kém phần quan trọng đó là nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Hiểu được đặc thù riêng của công việc mà mình đang đảm nhận nên cô giáo Vân đã biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa chăm sóc và dạy dỗ với tình yêu thương của một người mẹ.

Cô giáo Bùi Thị Liên và các em học sinh trong giờ lên lớp
      Đối với  cô giáo Bùi Thị Liên – hiệu trưởng trường mầm non kỳ Tân  luôn thực hiện đúng lời chủ tịch HCM đã dạy: trách nhiệm của người thầy “không phải là gõ đầu trẻ để kiếm cơm” mà phải chăm lo, dạy dỗ, đào tạo các em thành người công dân tốt, người lao động tốt, người cán bộ tốt, có lòng yêu nước nồng nàn, có đạo đức trong sáng, có tri thức và sức khỏe để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh. Vì thế, ngay từ bậc học đầu tiên của cuộc đời mỗi con người, mỗi thầy, cô giáo phải làm gì để dành những gì tốt nhất cho các cháu…” Với suy nghĩ trên, trong suốt 25 năm gắn bó với các cháu mầm non, chị đã nỗ lực hết sức, đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp trồng người của huyện nhà. Từ năm 1999 đến nay, chị là hiệu trưởng ở trường mầm non Kỳ Khang và hiện là hiệu trưởng trường mầm non xã Kỳ Tân. Tuy hoạt đông ở một môi trưởng thuận lợi, nhưng với trọng trách lớn lao là xây dựng trường kỳ Tân đạt chuẩn để góp phần cùng địa phương phấn đấu về đích nông thôn mới vào năm 2013. Cô đã cùng với ban giám hiệu đã đưa ra nhiều giải pháp để thi đua “ dạy tốt, học tốt”. Nhờ vậy, trong 5 năm trở lại đây, nhà trường đã đạt các danh hiệu tập thể lao đông xuất sắc, bằng khen của thủ tướng chính phủ năm học 2011-2012. Bản thân cô Bùi Thị Liên vinh dự được công nhận được nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và bằng khen của UBND tỉnh.

Thầy giáo Nguyễn Hữu Sum-Trưởng phòng GD-ĐT
             Mỗi người một nhiệm vụ, đảm nhận những trọng trách khác nhau, nhưng tựu chung lại họ đều gặp nhau ở một điểm chung đó là tình yêu nghề, mến trẻ, là sự công hiến không mệt mỏi đối vì sự nghiệp trồng người. Và họ chính là những nhân tố điển hình, nhằm thức đẩy phòng trào “dạy tốt học tốt” “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành giáo dục huyện Kỳ Anh  phát triển.  Thầy giáo Nguyễn Hữu Sum – trưởng phòng giáo dục huyện Kỳ Anh cho biết thêm: “ Chất lượng giáo dục là vấn đề mang tính thời sự hiện nay được toàn xã hội quan tâm. Để nâng cao chất lượng giáo dục thì điều đầu tiên và mang tính quyết định đó là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. ý thức được điều đó, ngành giáo dục huyện nhà trong những năm qua đã tập trnug chăm lo, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Với một huyện có đội ngũ giáo viên đông trên 2700 người. Ngành giáo dục đã xây dựng các chuyên đề về bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt, coi trọng việc tự học của giáo viên. Thông qua các cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”.

Tác giả bài viết: Nga Thúy Dung

(Ky Anh)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP