Khám phá

Kho báu hàng trăm thùng vàng của vua Hàm Nghi

"Kho báu này ước chừng 950 thùng, trong đó có 400 thùng đựng đầy vàng và 150 thùng đựng đầy bạc, số còn lại là các đồ đá quý nhất trong nước".


Đó là kho báu mà theo truyền miệng là chôn giấu ở một địa điểm bí mật sau ngày kinh đô Huế thất thủ vào 5/7/1885.

Mới đây, người ta trưng ra bằng chứng về một nhà truyền giáo người Pháp là Henri de Pirey, đã viết trên tạp chí B.A.V.H (Bulletin des amis du vieux Hué -1914) rằng khi rút khỏi kinh thành Huế, vua Hàm Nghi đã chuyển kho báu của hoàng cung đến phía Bắc.


Kho báu này ước chừng 950 thùng, trong đó có 400 thùng đựng đầy vàng và 150 thùng đựng đầy bạc, số còn lại là các đồ đá quý nhất trong nước, nhưng vì cuộc chiến nên nhà vua chỉ mang theo 100 thùng.


Tuy nhiên, lại có thông tin cho rằng trong suốt 3 tuần lễ sau ngày vua Hàm Nghi ra đi, phần lớn kho báu trong hoàng cung đã lọt vào tay người Pháp. Cuộc thất thoát kho báu của các vua triều Nguyễn kéo dài 2 tháng sau ngày kinh đô Huế bị thất thủ bởi người Pháp vào tháng 7/1885 đã gây tai tiếng hơn cả cuộc cướp phá lâu dài của hoàng đế nhà Thanh ở Bắc Kinh.


Sau này vua Đồng Khánh nhiều lần đòi lại kho báu đã bị người Pháp lấy đi như biên bản ngày 21/3/1888 của Pháp đã ghi:”Trở lại chuyện đã bàn trước đây, hoàng thượng (vua Đồng Khánh) nhắc rằng các vật phẩm quý giá của hoàng gia bị thất thoát sau biến cố ngày 5.7 và chắc chắn hiện giờ đang nằm trên đất Pháp, giá trị nhất là chuỗi kim cương kết lại từ đời vua Gia Long cho đến đời vua Tự Đức, cùng một bảo kiếm nạm ngọc quý truyền lại từ đời vua Gia Long”.


Một trong những vật ấn tượng trong kho báu hoàng cung là con vui bằng vàng đúc rất tinh xảo, đã bị 2 người Pháp có trọng trách tranh giành về riêng mình. Để rồi cuối cùng con voi vàng (Kim Tượng) là báu vật truyền đời kia bị chặt ra làm hai chia cho hai đại diện thực dân Pháp mỗi người một nửa.


Theo tài liệu trên, sau ngày vua Hàm Nghi đi đày, hoàng cung còn giữ lại nhiều bảo vật vô giá như những bửu tỷ bằng vàng khối có cái nặng đến 18kg, ngọc điệp nhà Nguyễn, những chiếc độc bình lớn bằng men lam Huế (bluers de Hue), các tủ chạm cẩn xà cừ, các ché lớn thời Minh và các ché màu lục nhạt (cédalon), các đĩa lớn đường kính 55cm màu hồ thủy đẹp tuyệt vời… Vẫn còn nhiều lời đồn đại về kho báu bí mật của vua Hàm Nghi, về cả những giếng chôn vàng khiến người ta không khỏi tò mò, quan tâm.


Năm ngày 18/4/2007, Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Bình đã nhận được Công văn số 709 của UBND tỉnh Quảng Bình giao cho Sở kh ẩn trương nghiên cứu các tư liệu lịch sử có liên quan để xác minh cụ thể việc có hay không sự kiện vua Hàm Nghi trên đường ra Bắc có dừng chân ở thành Nhà Ngo, Uẩn Áo, Quy Hậu (Liên Thuỷ- Lệ Thuỷ).


Trước đó, nguồn tin từ ông Lê Ổn, 80 tuổi, thương binh, đại tá quân đội về hưu, hiện sống tại phường Bắc Nghĩa, TP Đồng Hới cho rằng có bốn giếng giấu vàng có độ sâu khoảng 8m và năm 15 tuổi ông đã tận mắt thấy một giếng ở làng Uẩn Áo, xã Liên Thủy. Theo các cụ của ông truyền lại chính là các giếng giấu vàng của vua Hàm Nghi sau khi vua đem quân tới trú trong khu vực thành Nhà Ngo (thành Chăm) để chuẩn bị đi tiếp lên vùng núi Tuyên Hóa.

VNN

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP