Hình ảnh đăng tải phản ánh hoạt động tiếp dân tại trụ sở UBND tỉnh Nam Định rất lộn xộn, ồn ào.
Dù người dân đến liên hệ làm việc đông nhưng cán bộ vẫn thản nhiên ngồi sử dụng điện thoại, không treo bảng tên đúng quy định.
Tại bộ phận tiếp dân được chắn kính, chỉ để lại một lỗ nhỏ đủ để đưa hồ sơ, tài liệu. Do đó có nhiều người đã phải chui qua lỗ này để làm việc với cán bộ ngồi phía trong.
Người dân chui qua lỗ kính để làm việc với cán bộ tiếp dân |
Người dân đến làm việc tại bộ phận tiếp dân rất đông |
Cán bộ dùng điện thoại trong lúc tiếp dân |
Chánh VP tỉnh Nam Định: Đã báo cáo lãnh đạo để xử lý
Sáng nay, trao đổi với VietNamNet, Chánh văn phòng UBND tỉnh Nam Định Trần Kha cho biết, đã xem clip và nắm được sự việc.
Theo ông Kha, sự việc diễn ra vào ngày 10/4 do một người phụ nữ quay lại. Nội dung mà người phụ nữ nói trong clip là không đúng sự thật, từ lời lẽ đến nội dung đăng tải có ý đồ xấu, nhằm mục đích vu khống.
Việc người đăng tải clip có những lời nói có hàm ý vu khống, bôi xấu hình ảnh cán bộ đã được tổng hợp lại và làm báo cáo gửi lãnh đạo tỉnh để chỉ đạo xử lý, ông Kha nói.
Người dân chen chúc trước ô cửa tiếp nhận hồ sơ |
Cũng trong sáng nay, bà Trần Thị Thu Thủy (SN 1983, trú tại Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội) người quay clip xác nhận: Tôi là người quay clip, chụp ảnh về việc dân phải chui qua lỗ kính để làm việc tại bộ phận tiếp dân tỉnh Nam Định. Vào thời điểm đó, tôi đến để khiếu kiện về chính sách thu phí tại trạm BOT Mỹ Lộc.
Những người dân “chui đầu qua lỗ” là người địa phương mà vô tình tôi gặp chứ không hề có chủ ý và động cơ bôi nhọ như chính quyền tỉnh Nam Định thông tin.
Trưởng Ban tiếp công dân Trung ương: Không có quy định về việc kê bàn ghế, ngăn vách kính tại nơi tiếp công dân Liên quan đến clip “dân chui qua lỗ để làm việc với cán bộ” ghi lại cảnh tượng lộn xộn, ồn ào tại phòng tiếp dân của UBND tỉnh Nam Định, ông Nguyễn Hồng Điệp – Trưởng Ban tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) cho biết, thực tế từ trước đến nay, trong các văn bản đều nhấn mạnh yêu cầu cần phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi đến làm việc tại cơ quan công quyền, chứ không có quy định nào về việc kê bàn ghế, vách kính ngăn ra sao tại nơi tiếp công dân. Còn nội quy tiếp dân hiện nay thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND ở địa phương. "Không có quy chuẩn về việc kê bàn ghế như thế nào, quan trọng nhất là làm sao để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân đến làm việc”, ông Nguyễn Hồng Điệp cho biết. Theo VOV |
Tác giả: Hoài Anh
Nguồn tin: Báo VietNamNet