Cậu bé tội nghiệp gần như muốn quỵ ngã khi nhìn thấy mẹ yếu ớt, đôi mắt lim dim mở rồi nhắm lại. Cậu cố đút cháo cho mẹ, nhưng thìa cháo vừa chớm môi, mẹ đã nấc, sặc, lại gục xuống thành giường. Mỗi lần như thế cậu bé lại đưa bàn tay bé nhỏ vuốt nhẹ lên ngực mẹ. Cậu cưng nựng mẹ cố nuốt tí cháo bởi cậu biết sự sống của mẹ đã quá mong manh.
Từ ngày lọt lòng mẹ, đôi chân của chị Nguyễn Thị Thảo bị liệt hoàn toàn. Từ đó, cuộc sống của người phụ nữ đáng thương ấy đều chỉ có thể phụ thuộc vào người thân và hàng xóm với những bữa rau, thìa cháo sống qua ngày.
Cả bố lẫn mẹ lần lượt ra đi, để lại chị em Dòng bơ vơ giữa cuộc đời. Nhưng bằng nghị lực và khát vọng vươn lên, hai chị em mồ côi đã nỗ lực học tập để những mong có một tương lai tươi sáng…
Liên quan đến vụ Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Hà Tĩnh từ chối tiếp nhận đối tượng bị chứng bệnh tâm thần kinh, không nơi nương tựa, Bí thư Tỉnh ủy cho biết, việc từ chối này là trái với chính sách cảu Đảng,Nhà nước và sẽ chỉ đạo Giám đốc Sở LĐTB-XH tỉnh khẩn trương giải quyết vụ việc, tiếp nhận, chăm sóc ngay bệnh nhân.
Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội tỉnh nói lãnh Sở LĐ-TB-XH tỉnh này không biết thực trạng thiếu thốn của đơn vị, còn lãnh đạo cấp trên lại nói quyết định giao bệnh nhân tâm thần cô đơn về cho đơn vị này là hoàn toàn đúng. Và nếu cuộc tranh cãi không có hồi kết thì cuộc sống cơ cực của bệnh nhân tâm thần không nơi nương tựa sẽ còn kéo dài…
Có ba đứa con bị tàn tật, lại một mình bà nuôi mẹ 104 tuổi, cuộc sống khó khăn khiến người đàn bà 70 tuổi càng vốn đã gầy gò, nhỏ bé lại càng trông khắc khổ hơn. Đó là hoàn cảnh gia đình bà Trần Thị Sâm (xã Cẩm Nam, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh).
Do ảnh hưởng của trận mưa lớn kéo dài, hiện tỉnh Quảng Ninh đang phải gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Cuộc sống của họ vẫn từng ngày, từng giờ đối diện cảnh màn trời, chiếu đất.
“22 năm rồi nó vẫn nằm đó, dù nghèo đói đến đâu chúng tôi vẫn không muốn xa rời con, tôi biết nó đã không may nắm như con người ta nhưng ít nhất nó vẫn là con có cha có mẹ các chú à!”. Đó là những lời tâm sự chứa đầy nước mắt của Ông Đậu Hai và bà Phan Thị Liên ở thôn Hồng Nhất xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh trong hơn hai mơi năm nuôi dưỡng đứa con út bị dị tật bẩm sinh, Đậu Thị Tật sinh năm 1993.
Người con trai đang khỏe mạnh bỗng nổi cơn co giật rồi thường nổi điên đập phá, tự xé quần áo… khiến người cha già điêu đứng. Thương con, nhưng ông buộc phải xây một căn buồng nhỏ, “giam” con lại để chế ngự những cơn điên của con.
Ông Vận bị sứt môi bẩm sinh và mắc căn bệnh thần kinh co giật khiến sức khỏe ông cứ yếu dần. Lúc nào, người đàn ông ấy cũng nghĩ rằng mình sẽ phải sống một cuộc đời cô độc.
Nguyện vọng của ông đến cuối đời chỉ mong được vào trại dưỡng lão hoặc làng xóm xây cho cái bàn thờ ở góc vườn, để khi ông qua đời còn có chỗ “nhờ” xóm làng hương khói vào dịp ngày giổ tết.
Những người dân ở thôn Thái Hòa, xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh có lẽ chẳng ai lạ cảnh một người phụ nữ nhem nhuốc dắt đứa con trai gầy gò đen nhẻm ăn xin khắp khu chợ. Thi thoảng nổi điên, người mẹ lại cởi truồng chạy khắp nơi, xóm làng ai nấy chỉ biết vừa thương xót vừa thở dài.
“Không biết rồi đây khi tôi mất đi, vợ và con trai tôi sẽ thế nào nữa” – đó là lời tâm sự đầy nước mắt của cụ ông Nguyễn Hữu Đào (76 tuổi, trú tại xóm Liên Quý, xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh), suốt hơn 20 năm qua vẫn lầm lũi chăm sóc vợ và con trai bị tâm thần.
Đó là lời tâm sự nghẹn ngào của cụ Đinh Nho Mẫu ở xóm 4, xã Hương Lâm, huyện Hương Khê khi năm nay đã 87 tuổi nhưng vẫn là lao động chính. Cụ phải làm việc quần quật, chạy vạy khắp nơi để nuôi cô con gái ngây dại cùng 2 đứa cháu.
Ngày 31/12/2013, UBND huyện Hương Khê đã ban hành Quyết định số 7241/QĐ-UBND, về việc trợ cấp xã hội hàng tháng cho người khuyết tật đối với chị Nguyễn Thị Minh, SN 1985, trú tại xóm 11, xã Hà Linh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Quyết định ghi rõ mức độ khuyết tật hạng – nặng, thời gian hưởng từ ngày 1/9/2013, số tiền là 270 ngàn đồng/tháng. Tuy nhiên, đến nay chị Minh vẫn chưa nhận được số tiền nói trên, thậm chí không hề biết mình đã có quyết định được hưởng trợ cấp nên vẫn tiếp tục làm hồ sơ để xin được hưởng.
Thiếu thốn tình yêu thương của mẹ từ nhỏ, giờ đây người cha cũng đã trút hơi thở cuối cùng, để lại 2 anh em cùng người bà nội đã gần 80 tuổi. Không có tiền, người anh trai đã nhiều lần xin bà nội nghỉ học để kiếm tiền cho người em gái được đến trường.
“Xin ông trời đừng lấy đi mẹ của cháu. Từ nhỏ đến lớn cháu chưa biết mặt cha nay cháu xin ông trời đừng lấy đi mẹ của cháu”, đó là câu nói mà Phạm Thị Hoài Thương nhắc mãi khi gặp chúng tôi.
Những ngày vừa qua trên mạng xã hội đăng tải, chia sẻ hình ảnh một bé trai mới 12 tuổi tên là Hồ Diên Quý bỏ nhà lang thang cơ nhỡ được tài xế xe khách tuyến Hà Tĩnh – Hải Phòng cưu mang.
Vừa qua, Huyện đoàn phối hợp với dự án Nhà chống lũ tổ chức thành công lễ khánh thành và bàn giao 11 nhà chống lũ năm 2015 tại 2 xã Liên Minh và Đức Tùng.
Đã bước vào tuổi 90, lưng khom đầu bạc, đáng ra phải được hưởng cái phúc con cháu trông nom, báo đáp công sinh thành thì ngược lại cái khổ vẫn đeo bám cụ Trần Thị Lu, trú tại Thôn 4 (Xuân Phổ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) khi cụ phải một mình vật lộn nuôi 2 con tâm thần.
Ba mẹ con già yếu sống nương tựa vào nhau Mẹ già yếu, con tâm thần Chúng tôi tìm đến gia đình cụ Lu vào một buổi trưa gió Lào nóng nực. Ngôi nhà xập xệ, những mảnh tường loang lổ, chai nhựa nằm lăn lóc, 2 đầu giường, 2 mảnh đời không may mắn đang trằn trọc lật qua lật lại hi vọng có thể chống chọi lại cái nóng khắc nghiệt của mùa hè. Ngoài vườn, cụ Lu đang loay hoay nhặt nhạnh hay đào bới thứ gì đó. Giữa trưa mùa hạ, bóng người mẹ già như nhòa đi. Thấy có người đến, cụ lom khom chạy vào nhà, có lẽ cụ nghĩ ai đến cho thứ gì đó, khuôn mặt nhăn nheo rạng rõ hơn mọi ngày. Cụ Lu có 2 người con, 1 trai 1 gái, nhưng thật không may, cả hai người con của cụ đều mắc bệnh tâm thần. Người anh là Hoàng Minh Tấn – 63 tuổi, còn em gái chị Hoàng Thị Xuân cũng đã 61 tuổi. Bị tâm thần từ bé, mỗi lần lên cơn, các con của cụ lại hành động bất thường, khi thì hò hét, chửi bới ầm ĩ, khi lại đập phá đồ đạc. Những ngày nắng nóng, anh Tấn lại lên cơn liên tục, anh thường ra giếng dội nước vào người nhiều lần. Sợ con bị cảm, hay sẩy chân ngã xuống giếng cụ luôn phải canh chừng, vì vậy, nhiều khi anh Tấn thấy khó chịu xô ngã cụ rồi đuổi đánh cụ, phải nhờ hàng xóm can ngăn cụ mới được cứu. Cô con gái bệnh nhẹ hơn thì bị mù 2 mắt, suốt ngày ngơ ngơ ngẩn ngẩn, chẳng thể giúp được gì, cụ đành phải trở thành đôi mắt của con, đi đâu cũng phải đưa đi, tắm rửa giặt giũ, vệ sinh cá nhân cụ cũng phải làm giúp con. Có lần cụ bị con trai ném đồ vào người chảy máu, bầm dập, cụ khóc, những giọt nước mắt rơi lặng lẽ, không phải vì bị đánh mà vì xót thương cho số phận những đứa con dại dột, có lớn nhưng chẳng có khôn, cụ thương con, xót con, tự trách mình chẳng thể chữa bệnh cho con. Cứ thế, 50 năm nay cụ chưa có một ngày vui. Nỗi lòng người mẹ Cụ Lu tranh thủ cuốc đất trồng rau Từ ngày chồng mất, mọi gánh nặng dồn lên đôi vai người mẹ già chưa đến 30 kg ấy. Đã già yếu lại phải nuôi 2 đứa con tật nguyền, cụ Lu cũng đành ngậm đắng nuốt cay, ráng sống được ngày nào hay ngày ấy, mọi hy vọng, mọi sự cố gắng đều giành cho con. Quần quật từ sáng tới tối, những lúc con đỡ lên cơn hay nằm ngủ, cụ lại tranh thủ đi nhặt củi, trồng luống rau, nhặt nhạnh vài thứ người ta bỏ đi như chai lọ, hay quần áo, thứ gì dùng được thì dùng, không được thì bán đồng nát kiếm ít tiền mua mớ rau. Lúc còn có sức khỏe cụ còn làm ruộng làm vườn, còn có cái ăn, giờ sức yếu, lại bệnh tật, chẳng thể làm được gì, chi phí sinh hoạt chỉ dựa vào 540 ngàn đồng trợ cấp của nhà nước. Chỉ đủ ăn thôi đã rất khó khăn, chứ đừng nói đến tiến thuốc thang chữa bệnh. Hàng xóm xung quanh, ai cũng thương cụ, nhưng cảnh nghèo cũng chỉ thỉnh thoảng giúp được cho cụ nắm gạo, mớ rau. Cụ tâm sự: “Khổ lắm chú ơi!Tui cũng già rồi, làm không được bao nhiêu nhưng mà tui còn sống còn đỡ, chứ tui đi rồi không biết 2 đứa con tui phải làm răng!”. Nhìn 2 đứa con đang ngủ, đôi mắt người mẹ già nhòe đi. Có cảm giác như bao nhiêu lo lắng là bấy nhiêu vết nhăn hằn sâu chằng chịt trên khuôn mặt người mẹ. Thương con nhưng lực bất tòng tâm, ở vào cái tuổi gần đất xa trời, cụ chỉ ước mong sao khi mình nhắm mắt xuôi tay, con mình được chăm sóc, có nơi để nương tựa. 3 con người già yếu nương tựa vào nhau mà sống lay lắt qua ngày, không biết ngày mai… Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ: Cụ Trần Thị Lu, thôn 4, xã Xuân Phổ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Để cạnh tranh thị phần, các hãng ô tô và đại lý tại Việt Nam tiếp tục tung ra loạt chương trình ưu đãi, giảm giá cho nhiều mẫu xe trong tháng 5. Theo đó, có mẫu giảm tới hơn 200 triệu đồng.
Mới đây, một đoạn video ghi lại khoảnh khắc tập luyện của một hot girl phòng gym đang trở thành tâm điểm chú ý trên MXH, đặc biệt là trong cộng đồng game thủ.
Sau ngày đàm phán thứ hai tại Geneva, quan chức Mỹ-Trung cho biết hai bên đã được 'tiến triển đáng kể' trong bầu không khí 'thẳng thắn, sâu sắc và mang tính xây dựng.'
Ngày 11/5, người phụ nữ mang thai ở tháng thứ 8 thai kỳ không may rơi xuống giêng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình. CBCS phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Tây Ninh khẩn trương đến hiện trường, nhanh chóng xuống giếng cứu sống nạn nhân.
Quốc hội khóa XV bước sang tuần làm việc thứ hai tại Kỳ họp thứ 9 với việc xem xét nhiều nội dung rất quan trọng, trong đó có đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ; sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013.
Theo Tờ trình đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 mà Bộ Nội vụ vừa công bố, cả nước có 34 tỉnh, thành phố với diện tích và quy mô dân số như sau
Bước đầu nghi can H.M.T. khai nhận do ghen tuông nên phóng hỏa vào căn nhà trọ của bà T. khiến bà T. tử vong tại chỗ, người đàn ông đang sửa chữa phòng trọ cho bà T. tử vong trong bệnh viện và con trai bà T. bị bỏng nặng đang cấp cứu trong bệnh viện…
Ngày 11/5, Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 cho biết, danh sách Top 25 Hoa hậu Việt Nam 2024 được công bố trong chương trình Truyền hình thực tế Hoa hậu Việt Nam 2024.