Người đương thời

Sơn Quang: Tấm gương vượt khó làm giàu ngay trên chính quê hương

Hương Sơn là địa phương có phong trào thanh niên “lập thân, lập nghiệp” phát triển mạnh và đã xuất hiện nhiều mô hình đoàn viên, thanh niên vượt khó làm giàu ngay trên quê hương như Đoàn viên Lê Anh Tuấn ở xã Sơn Quang.

Anh Tuấn đang trao đổi với phóng viên

Lê Anh Tuấn năm nay 32 tuổi là bí thư chi đoàn thôn 6; Phó Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Sơn Quang (Hương Sơn – Hà Tĩnh). Năm 2000 sau khi tốt nghiệp THPT anh xin vào làm cán bộ quản lý thiết bị của trường THPT bán công ở thành phố Bà Rịa- Vũng Tàu, do chưa có bằng cấp, công việc cho thu nhập thấp không đủ sống anh đã xin thôi việc, sau đó anh đã thi vào học tại trường Trung cấp điện. Sau 2 năm học tập, ra trường anh xin vào làm ở Công Ty điện lực YBRoăng. Tại đây anh đã yêu chị Hồ Thị Thủy, quê ở Quỳnh Lưu- Nghệ An, hai người đã kết hôn nên nghĩa vợ chồng. Một lần đi làm đường điện cho một xã ở tỉnh Đắc Lắc Tuấn thấy ở đây nhiều gia đình trở nên giàu có nhờ làm kinh tế với mô hình tổng hợp, qua nghiên cứu thấy vùng đất này điều kiện thổ nhưỡng na ná giống ở quê mình. Đêm về anh bàn với vợ về quê làm kinh tế. Bước đầu vợ phân vân, không biết có thành công hay không trong khi nghề nghiệp hiện tại tương đối ổn định thu nhập cũng khá. Sau nhiều lần thuyết phục, được vợ anh đồng ý. Tháng 6/2007 vợ chồng anh dắt nhau về quê anh lập nghiệp. Về quê hương, bước đầu vợ chồng anh cũng gặp rất nhiều khó khăn: thiếu vốn, thiếu kiến thức, nhất là KHKT nhưng bằng sự quyết tâm của hai vợ chồng trẻ “cái khó không ló cái khôn”, vợ chồng anh đã miệt mài học hỏi và tìm cách là ăn. Từ hai bàn tay trắng anh chị đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình kinh tế tổng hợp. Đến nay, gia đình anh đã có đàn hươu 18 con (06 con đã có lộc nhung để bán ), 350 con gà; 06 con bò, hai ao cá mỗi ao rộng từ 300-450m2, một vườn rừng 3,5ha đủ các loại cây ăn trái, cây lấy gỗ cho thu nhập cao và ổn định, hàng năm trừ các chi phí anh đã thu về hơn 100 triệu đồng. Để quản lý, duy trì hoạt động mô hình kinh tế này ngoài hai vợ chồng làm, anh còn thuê thêm hai lao động mỗi tháng trả tiền công 4 triệu đồng/người. Nhận thấy trên địa bàn xã nhân dân có nhu cầu: giống, phân bón, anh đã xin phép xã cho thành lập HTX Dịch vụ nông nghiệp do 5 thành viên là những đoàn viên thanh niên trong xã cùng đảm nhận, sau 5 năm hoạt động HTX này đã mang lại hiệu quả thiết thực, được nhân dân tín nhiệm .

Mô hình kinh tế của Đoàn viên Lê Anh Tuấn là tấm gương về ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm làm giàu không chỉ bằng những con đường phải vào được các trường Đại học và phải đi đâu xa mà chính là biết làm giàu ngay trên chính quê hương mình.

Lê Hoài Nhơn/ Hương Sơn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP