Xoay quanh những chuyện ly kỳ đó, phóng viên báo Gia Đình Việt Nam đã trực tiếp về xã Phù Lưu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) tìm hiểu.
Hòn đá không rõ nguồn gốcNhắc về hòn đá quý, anh Hoàng Văn Thảo, một người con sinh ra ở xã Phù Lưu, nay công tác trong ngành quân đội ở Hà Nội lúc nào cũng tự hào. Anh Thảo bảo, đây là hòn đá thần kỳ “độc nhất vô nhị” mà chỉ riêng ở Phù Lưu mới có được. Đã bao đời nay, dân làng chúng tôi xem hòn đá như một báu vật không thể thiếu. Và, tôi dám chắc một điều, có lẽ cả nước này, chẳng có hòn đá nào sánh được bằng nó. Lần theo lời giới thiệu, chúng tôi vượt đường xa về xã Phù Lưu. Thấy người lạ, lại thêm vẻ mặt tò mò, không ít người dân nhanh miệng lên tiếng: “Đến xem đá thần chứ gì? Nó nằm ở ruộng Đình thuộc xóm Mỹ Hòa ấy. Lạ lắm đấy, dù thời gian có thế nào đi nữa thì hòn đá cũng biết tìm đường về. Có lần người ta thấy hòn đá quý đã ăn trộm thế rồi cũng không biết vì sao, mấy hôm sau lại thấy hòn đá quay về chỗ cũ. Các chú muốn biết rõ sự tích hòn đá thì phải gặp các cụ cao niên trong làng”.Ông Hoàng Sâm, một người dân ở xã Phù Lưu dẫn đường để chúng tôi đến gặp các cụ cao niên. Khi biết phóng viên về tìm hiểu hòn đá quý, hầu như tất cả các cụ cao niên trong làng tập trung rất đông để tiếp chuyện. Không ai bảo ai, câu chuyện ly kỳ về hòn đá cứ thế được các cụ nối tiếp kể ra vanh vách. Theo các cụ cao niên trong làng, đến nay không ai xác định được hòn đá đó có từ bao giờ. Ông Phạm Văn Thảo, một lão niên trong làng, cho biết: “Lúc bé, mỗi lần được mẹ bế ra đồng, tôi đã thấy hòn đá nằm sừng sững ở ruộng Đình. Cạnh hòn đá có một cái miếu thờ nhỏ và 1 cây xanh rất to. Nhưng giờ chỉ còn một mình hòn đá. Trước đây hòn đá to hơn giờ nhiều. Trải qua bao năm tháng người dân dùng chữa bệnh nên hòn đã bị bào mòn và trở thành bé nhỏ như bây giờ. Dù vậy, dân làng chúng tôi vẫn thường gọi đó là hòn đá quý. Có người thì gọi đây là đá thần”. Nguồn gốc của hòn đá quý đến giờ chưa ai xác định được, nhưng theo phỏng đoán của các cụ cao niên trong làng thì hòn đá có thể đã tồn tại hàng trăm năm.
Người dân nạo bột đá quý cho phóng viên xem
Hòn đá quý được người dân não nhiều tạo thành gốc cạnhLy kỳ chữa tưa lưỡi, sưng vúVới người dân làng Phù Lưu, nếu như hòn đá này bình thường như bao tảng đá khác thì sự tồn tại dù bao lâu đi chăng nữa thì chẳng có nghĩa lý gì. Đằng này, với người dân làng Phù Lưu, đây lại là hòn đá quý mà không ở đâu có được. Sự quý giá của nó không chỉ thể hiên ở bề dày trầm tích trải qua bao đời mà sự thần kỳ xuất hiện ở hòn đá này chính là chữa được bệnh tưa lưỡi trẻ con và sưng vú cho phụ nữ. Trong y học, bệnh tưa lưỡi là một loại viêm miệng do nấm Candida albicans ở trẻ còn bú, nhất là ở trẻ đẻ non, đẻ yếu và ở trẻ bị bệnh mạn tính làm giảm sức đề kháng. Biểu hiện bệnh thường thấy trên niêm mạc lưỡi, trong má, lợi có những chấm trắng, dần lan rộng thành những mảng trắng. Những mảng này dần dần ngả màu vàng rồi bong đi. Trẻ đau miệng, chán ăn và bỏ bú. Bệnh tưa lưỡi, nếu dai dẳng có thể lan xuống thực quản, ruột, vào máu. “Trong dân gian có nhiều cách chữa bệnh tưa lưỡi cho trẻ và nay cũng có nhiều bài thuốc chữa trị bệnh này nhưng dân làng chúng tôi thấy không có cách nào bằng bột tán ra từ hòn đá này. Thần dược của hòn đá mang lại thì không kể xiết” – Ông Trần Trung, một cao niên trong làng cho hayTheo các cụ cao niên làng Phù Lưu thì từ ngày cha sinh mẹ đẻ đến giờ chẳng ai không biết đến hòn đá này. Hòn đá chẳng khác nào “vật cứu sinh” cho người dân trong làng. Và với làng này, chẳng có gia đình nào chưa một lần tìm đến hòn đá để chữa bệnh. Theo lý giải của các cao niên làng Phù Lưu, khi trẻ con bị tưa lưỡi hay phụ nữ bị sưng vú chỉ cần đứng trước hòn đá cầu xin bỏ lộc (thường từ 500 đến 1000 đồng – Pv) rồi lấy bất cứ vật gì nạo từ hòn đá ra thành từng tán bột nhỏ đưa về bôi vào vết thương sẽ khỏi. “Với cách chữa này cả làng chúng tôi đều tìm đến hòn đá và đã được chữa khỏi. Ngay trong làng có 3 thầy thuốc nhưng khi một ai đó muốn chữa bệnh tưa lưỡi, sưng vú các thầy thuốc cũng phải giới thiệu đến hòn đá quý xin… lộc chữa cho hiệu quả” – Nhiều người trong làng cho hay.Các cụ cao niên cho biết thêm: Khi thấy được công dụng của hòn đá, đã có không ít người đến ăn trộm đá đi. Tuy nhiên, dù đá có trộm đi đâu thì không lâu sau vẫn được đưa về trả lại chỗ cũ. “Có thể, người ta trộm hòn đá về gặp xúi quẩy, ăn làm không ra nên buộc phải đưa trả lại chỗ cũ. Và cũng có thể, hòn đá này chỉ linh thiêng ở mảnh đất Phù Lưu, khi đưa đi chỗ khác mất đi tác dụng” – Các cụ cao niên cho hay.
Cận cạnh về hòn đá quýDiện kiến “đá thần”Sau lời “quảng cáo” của người dân, chúng tôi được các cụ cao niên dẫn đường đi xem hòn đá… thần. Đó là một hòn đá màu đen, có hình bầu dục với nhiều góc cạnh. Chiều dài khoảng 50 cm, chiều ngang khoảng 40 cm và chiều cao khoảng 25cm. “Thời gian gần đây ngày nào cũng có người đến lấy bột đá về chữa tưa lưỡi, sưng vú. Ngày trước hòn đá rất to, nhưng trải qua bao năm tháng do người dân đến xin nên giờ hòn đá nhỏ lại và có nhiều lỗ khoét, sâu hõm” – Ông Lê Tử Hán (73 tuổi), nhà ngay cạnh hòn đá cho hay.Để kiểm chứng cách xin “thần dược” mà người dân thường làm, chúng tôi đã bỏ lộc và nhờ ông Hán nạo cho một ít. Ngay lập tức, ông Hán vào nhà lấy một con dao cứng rồi cứ thế ngồi nạo. Thật lạ, hòn đá cứng cáp là thế, nhưng con dao chỉ đưa qua đưa lại một cách nhẹ nhàng mà từng tán bột mịn có thể rơi xuống. Bột từ đá có màu trắng, vị hợi chát. Điều này, các cụ cao niên trong làng cũng chẳng thể lý giải nỗi. “Đến giờ, chúng tôi vẫn tự hỏi nhau, không biết ai là người đầu tiên đã phát hiện ra hòn đá thần kỳ này chữa được bệnh như thế. Quả thật, hiệu quả chữa bệnh từ hòn đá này mang lại quả là danh bất hư truyền” – Các cụ cao niên cho biết.Theo các cụ cao niên, đến thời điểm này, mọi người ở làng Phù Lưu đều có mong muốn làm sao cho hòn đá được bảo tồn, gìn giữ. “Chúng tôi cũng đã viết đơn đề xuất lên UBND xã để có phương án hỗ trợ, giúp đỡ. Điều mong muốn hơn, hy vọng một ngày nào đó các nhà khoa học sớm trực tiếp về nghiên cứu xem hòn đá đang chứa chất gì mà có thể chữa được bệnh tưa lưỡi trẻ con, sưng vú cho phụ nữ…” – Các cụ cao niên mong muốn.
Hoàng Vững
Gia Đình