Địa Chí Hà Tĩnh

Phóng sự tài liệu: Đất và Người Cương Gián

Đến Cương Gián hôm nay  ta vẫn nhận một hòn quê chân chất với đầy đủ đồng quê Bắc bộ với dòng sông và cánh đồng lúa xanh mướt được tưới tiêu quanh năm với đập Bô Cô sát lăng tổ cô, một làng chài truyền thống với đánh bắt cá đơn giản gần bờ nên cá biển đang tươi được đưa lên bờ phục du khách với cách tự nhiên nhất, đặc biệt là cá ve, cá trích….. nướng than hồng có một mùi thơm cực kỳ hấp dẫn.

HT24H

Cương Gián “đất cận thủy – cận sơn” thường được coi là nơi đắc địa… mà là nơi “có cảnh trí giãi bày”… lại vừa là nơi có tầng văn hóa truyền thống phong phú của người dân làng biển đã phản ánh rất rõ mọi mặt kinh tế, xã hội của làng Cương Gián qua các thời kì lịch sử. Nơi đây sớm có nền kinh tế phát triển hưng thịnh bao gồm các nghề khai thác biển và chế biến hải sản, đặc biệt là thương hiệu nước mắm Cương Gián được nhiều nơi biết đến. Cho đến nay làng Cương Gián nổi tiếng đến cả nước với một nghề xuất khẩu lao động với cả xã có 14000 nhân khẩu thì  2500 nhân khẩu đang làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quóc,Mỹ,úc châu âu .. với mỗi năm đưa ngoại tệ về cho xã là 100 tỷ đồng ( số liệu thông qua Ngân hàng Vietcombank). Nhưng có một điều mà nhân dân trong vùng và nhiều nơi chưa biết đến đó là làng quê nơi sinh của Cương qốc công Nguyễn Xí. Đây cũng là nơi sinh thành đồng tiến sĩ Nguyễn Bật Lãng và những công thần trẻ tuổi khác.

Đã có nhiều tài liệu gốc đề cập đến nhiều vấn đề của làng Cương Gián. Cuốn “Danh nhân Nghệ Tĩnh” (Tập 3 – Nxb Nghệ Tĩnh, Vinh, 1984) và cuốn “Nghệ Tĩnh ký” (Bùi Dương Lịch)

Có nhiều công trình nghiên cứu nói về phong cảnh, kiến trúc, đền thờ, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của Cương Gián như: “Nghi Xuân địa chí” (Đông Hồ Lê Văn Diễn); “Lễ hội dân gian ở Hà Tĩnh” (Thái Kim Đỉnh); “Địa chỉ văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh” (Nguyễn Đổng Chi, 1995); “Nghi Xuân di tích và danh thắng” (UBND huyện Nghi Xuân, 2005).

Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu lịch sử, văn hóa của làng Cương Gián như: “Cương Gián làng quê yêu dấu “ của một người con Họ Đặng sinh ra từ làng (KTS Đặng Văn Thảo, 2006); cuốn “Bàn về họ Nguyễn – Cương Gián và Nguyễn Xí sinh ra ở đâu?” (Nguyễn Đình Triển – nguyên Trưởng ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Nghệ An); “Gia phả đại tôn tiến sĩ Nguyễn Bật Lãng”; “Gia phả họ Hồ ở Cương Gián”;… các bài ký của giai nguyên tri phủ Quảng Trạch Hồ Sĩ Tạo;…

Về thăm làng Cương Gián hôm nay ta mới nhận ra một điều câu đất cận thủy – cận sơn đã vận vào thế làng, tạo ra một phố sát biển nhất, sầm uất nhất xứ Nghệ. Làng được dựa lưng vào dãy núi Hồng Lĩnh được xem là thế đất hiếm trong phong thủy hội tụ đủ các yếu tố địa linh và đặc biệt phía sau lưng của làng qua dãy núi có chùa Hương Tích Tự được mệnh danh” Hoan Châu đệ nhất danh Lam” được xây dựng từ thế kỷ 13 cùng thời với chùa Yên Tử ở Quảng Ninh và có trước chùa Hương Tích ở Hà Nội hàng trăm năm.

Phía Nam của xã giáp với xã Thịnh Lộc huyện Lộc Hà , phía bắc của xã giáp với làng Cổ Đạm còn phía Tây chân núi Hồng Lĩnh, phía Đông là biển nên tiếng là cả xã Cương Gián nhưng lại đầy đủ và trung tâm thì làng Ngư Tịnh đươc mệnh danh là phố trong làng nổi tiếng tại Việt Nam nhiều năm nay. Với bà con Đặng tộc về Cương gián hôm nay không chỉ với sự khám phá tò mò mà còn  được thăm lăng Vương phi Đặng Thị Thúy Hạnh tại chân núi Hồng Lĩnh, lăng Vương Phi tạo ra một đường thẳng hướng ra biển với Chùa Hương Tích – Lăng Vương Phi – làng Ngư Tịnh . Đến bây giờ tôi vẫn chưa tìm ra được cơ duyên nào đưa đến cho đất Cương Gián một bí hiểm địa linh đó. Lăng Vương Phi tại chân núi Hồng Lĩnh là thế đất cực hiếm, được xây dựng với một kiến trúc đương đại nhưng giữ được nét hồn của nhà thờ và đặc biệt chưa có có ngôi đền hoặc nhà thờ nào tại Việt Nam có 2 bức tượng bằng đá cổ  cao 1,8m phía trên vai trở lên là đàn ông và từ ngực trở xuống là đàn bà và lại còn mang bầu…

Tổng hợp

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP