|
Gia đình chuẩn bị đám tang cho ông Quế. |
Gia đình nạn nhân cho biết, ngày 11/2, ông Quế được người nhà đưa đến Bệnh viện ĐK huyện Hương Khê điều trị bệnh viêm phế quản.
Lúc người nhà đưa đi điều trị ông Quế đang ở trong tình trạng, ho, tức ngực khó thở.
Tại bệnh viện bệnh nhân được chẩn đoán là bị viêm phế quản cấp. Sau một tuần điều trị bệnh tình của ông Quế đã có dấu hiệu phục hồi.
Đến sáng (17/2), ông Quế được chỉ định tiêm tiếp một liều thuốc kháng sinh Cefotaxim 1g.
Khi vừa khi tiêm được 3 phút thì ông Quế có những biểu hiện như tức ngực, khó thở, tím tái rồi sau đó đã tử vong.
“Trong mấy ngày nằm điều trị mỗi lần tiêm vào bố tôi đều kêu đau ngực, đau lưng. Trước khi xảy ra sự việc, gia đình tôi đã đem tình hình của bố tôi sau mỗi lần tiêm phản ánh với một điều dưỡng để xin kiểm tra lại nhưng không được đồng ý.
Sau đó, cô điều dưỡng này lại tiêm cho bố tôi một mũi kháng sinh. Khi vừa rút mũi tiêm ra thì bố tôi lại bị ho, khó thở, toàn thân tím tái và sau đó thì tử vong”, chị Trịnh Thị Hiền, con dâu ông Quế phản ánh.
Ngay khi xảy ra sự việc các bác sỹ của bệnh viện đã tiến hành sơ cứu cho ông Quế chừng 30 phút, nhưng tình thế đã không còn cứu vãn.
Cũng theo người nhà nạn nhân, nếu việc tiêm cho ông Quế được các bác sỹ tiến hành thử thuốc trước khi tiêm thì đã không xẩy ra sự việc trên.
Bác sỹ Nguyễn Duy Bình, phó Giám đốc Bệnh viện ĐK huyện Hương Khê cho biết: “Điều dưỡng trực tiếp tiêm cho ông Quế là Nguyễn Thị Hoài Thu. Sau khi tiêm xong thấy bệnh nhân có những biểu hiện tức ngực, khó thở tím tái, phán đoán bệnh nhân này bị sốc phản vệ nên điều dưỡng này tiếp tục tiêm cho bệnh nhân một liều Adrenalin 1mg. Ngay khi sự việc xảy ra đội ngũ y bác sỹ đã tích cực sơ cứu nhưng bệnh nhân đã tử vong”.
BVĐK huyện Hương Khê nơi xảy ra sự việc.
Khi PV đặt câu hỏi, khi thấy bệnh nhân có những biểu hiện tức ngực, khó thở, tím tái ngay sau khi tiêm, vì nghi là do bị sốc phản vệ nên điều dưỡng lại tiêm thêm cho bệnh nhận một liều Adrenalin 1mg thì có đúng không thì ông Bình cho biết: Việc điều dưỡng phát hiện bệnh nhân bị sốc phản vệ và xử lý như thế là nhanh và kịp thời.
Xử lí nhanh, kịp thời nhưng bệnh nhân vẫn chết thì ông Bình cho rằng, do bệnh nhân bị sốc phản vệ quá nặng?
Trước đó 1 ngày, bệnh nhân Nguyễn Thị Luyệt (86 tuổi) trú xóm Phú Thượng, xã Kỳ Phú, Kỳ Anh) cũng đã tử vong tại Bệnh viện ĐK huyện Kỳ Anh sau khi được các bác sỹ ở đây tiêm thuốc.
Người nhà bà Luyệt cho biết: Tối 15/2, bà có biểu hiện đau đầu, nôn mửa nên sáng 16/2 chúng tôi đưa đến nhập viện ĐK huyện Kỳ Anh. Lúc đến viện bà vẫn tỉnh táo đi bộ cầu thang được và còn ăn, uống trò chuyện bình thường.
Sau khi một cô y tá đo áp huyết xong và cho uống 1 viên thuốc gọi là giảm áp huyết rồi tiêm 1 mũi nhưng bị vỡ ven nên liên tục lấy lại ven khác và tiêm hết xi lanh thuốc.
Khi vừa tiêm xong bà Luyệt lên cơn nấc rồi tử vong.
Giải thích về cái chết của bệnh nhân Luyệt ông Thái Phong Vũ – Phó giám đốc bệnh viện Kỳ Anh cũng cho rằng, bệnh nhân chết có thể là do bị nhồi máu cơ tim nên mới đột ngột như thế.
Lê Thông/ theo Tầm nhìn