>> Hà Tĩnh: Sà lan đâm gãy đôi cầu rồi chìm nghỉm
>> Hà Tĩnh: Hơn 500 hộ dân vùng “rốn lũ” phải đi cầu hỏng
Kinh hoàng với những “hung thần” kênh rạch!
Cứ đến thời điểm thủy triều lên là lúc các cửa cống nối sông La với các kênh rạch vào vùng nội đồng ở các huyện như Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh, Can Lộc, Thạch Hà… (Hà Tĩnh) được mở. Thời điểm này là lúc hàng chục chiếc sà lan sau khi đã “ăn” đầy cát trên các sông nối đuôi nhau đến “ nhả hàng” cho các bãi.
Những “hung thần” đường thủy |
Đến “nhả hàng” cho các bãi cát, đội ngũ sà lan từ sông La vào chủ yếu đi trên các kênh như: Kênh trục Sông Nghèn, Kênh 19-5, Kênh Nhà Lê…Do đi vào khu vực “nội địa” phải phụ thuộc vào con nước và “lụy” trạm thủy nông ở các cống này mở cho nên trước giờ “khai cống” (đặc biệt là cống Trung Lương ( TX Hồng Lĩnh), cống Đức Xá (Đức Thọ) đội sà lan này đã tập kết ở đây lên đến gần cả trăm chiếc.
Điều đáng nói là số sà lan từ sông La xuôi về các kênh rạch trên địa bàn Hà Tĩnh hầu hết đều không được đăng kí, đăng kiểm. Còn đội ngũ điều khiển các “hung thần” đường thủy đó cũng không được học qua 1 khóa đào tạo. Cứ ngang nhiên chở, ngang nhiên luồn lách trên các kênh rạch. Khi tai nạn xảy ra, cơ quan chức năng vào cuộc mới vỡ nhẽ mọi chuyện. Vụ sà lan đâm gãy cầu Cơn Độ, ở xã Thuận Lộc hôm 12/3 là một minh chứng.
Người lái tàu cát đâm sập cầu là Ngô Văn Hiệp (SN 1975, trú tại xã Đức Quang, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) hiện chưa có bằng lái. Tàu chở cát chưa đăng kiểm nói trên là của ông Nguyễn Minh Tuyến (SN 1967, trú tại xã Đức Tùng, huyện Đức Thọ). Thời điểm xảy ra tai nạn, trên tàu chở khoảng 60 – 65 m3 cát.
Là địa phương có 2 cây cầu từng bị sà lan chở cát đâm sập, ông Lương – Chủ tịch UBND xã Đức Trung ( Đức Thọ) cho biết, tình trạng sà lan chở cát di chuyển trên các kênh rạch gây hậu quả rất lớn, như đâm gãy cầu, gây sạt lở, mất an toàn cho những hộ dân sống dọc 2 bênh bờ kênh.
Ông Lương cũng cho biết tại xã Đức Trung, sà lan chở cát đã đâm sập 2 cầu dân sinh. Và cả 2 lần sập cầu đó địa phương đều phải tự khắc phục nên hậu quả phải gánh chịu là rất lớn. Những chiếc sà lan này hoạt động ban ngày vốn đã nguy hiểm vào ban đêm thì không thể bàn.
Cầu Cơn Độ, xã Thuận Lộc đi sà lan đâm sập hôm 12/3. Kinh phí làm lại cho chiếc cầu này phải mất 20 tỷ đồng. |
Ông Nguyễn Huy Khuyến – PCT xã Thuận Lộc (địa phương mới bị sà lan đâm sập cầu hôm 12/3) phản ánh: “ Sau khi cầu Cơn Độ bị sà lan đập sập địa phương đã chịu ảnh hưởng rất nặng nề về cuộc sống dân sinh, đặc biệt là trong sản xuất và việc đi lại học tập của học sinh”.
Theo thông tin từ Sở GTVT Hà Tĩnh thì kinh phí cho việc khắc phục tạm thời đối với cầu Cơn Độ phải mất 800 triệu đồng. Còn đầu tư xây mới phải mất xấp xỉ 19,2 tỷ đồng và phải tiến hành xây dựng trong 6 tháng.
Như vậy từ sự lộng hành của những chiếc sà lan không phép, sự buông lỏng của các cơ quan chức năng một đống tiền đã bị nhấn chìm dưới dòng kênh.
Rất khó xử lí
Để tìm hiểu hơn về việc này chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Phúc Tiến – Trưởng Phòng CSGT đường thủy, Công an Hà Tĩnh.
Đại tá Nguyễn Phúc Tiến – Trưởng Phòng CSGT Đường thủy Hà Tĩnh. |
Theo ông Tiến, cái khó thứ nhất là đội ngũ sà lan trái phép là những người dân làm ăn theo kiểu chụp giật. Khi bị bắt sẵn sàng nộp phạt rồi sau đó lại tiếp tục hoạt động. Bị đuổi ở chỗ này thì đánh sà lan đến chỗ khác. Ngoài ra, đội ngũ khai thác cát lậu trên những sà lan không phép đều có lực lượng canh phòng cho nên thuyền của CSGT đường thủy đi đến đâu là chúng đều biết.
Còn vấn đề thu giữ phương tiện là việc không thể, do hiện nay chưa có bến bãi neo đậu nên có bắt về cũng không biết để đâu. Ngoài ra, sự chồng chéo về chế tài xử phạt cũng gây ra không ít khó khăn.
Ông Tiến cho biết đã có trường hợp khi Phòng CSGT Đường thủy bắt sà lan chở cát trái phép nhưng không thể xử phạt được vì liên quan đến hóa đơn chứng từ nên phải gọi quản lý thị trường. Khi gọi quản lý thì trường thì họ lại yêu cầu phối hợp với thanh tra khoáng sản nên nên các bên cứ kéo nhau nên không thể xử lý được.
Khi PV đề cập đến vấn đề tăng cường tuần tra trên các sông và kênh rạch thì vị trưởng phòng này cho biết là thế không được vì rất tốn kinh phí cho việc xăng dầu.
Chen chúc nhau ra vào cống. | ||
Hoạt động mọi lúc, mọi nơi | ||
Nhiều sà lan hoạt đông trên các kênh rạch trên địa bàn Hà Tĩnh đều không phép. |
Lê Tâm – Hà Vũ